Nước Pháp đối mặt hai cuộc chiến
Nước Pháp đang chứng kiến những diễn biến vô cùng phức tạp. Cả nước phải đương đầu với hai tình trạng khẩn cấp: an ninh và sức khỏe bị đe dọa bởi nguy cơ khủng bố và làn sóng thứ hai rất nguy hiểm của đại dịch Covid-19.
Đại lộ Champs-Élysées vắng bóng người trong ngày đầu thực hiện lệnh phong tỏa. Ảnh: Le Parisien.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Pháp cùng lúc phải đối mặt với hai cuộc chiến chống khủng bố và dịch bệnh, đe dọa tính mạng người dân. Cùng lúc, nước Pháp ở trong tình trạng phong tỏa để chống dịch Covid-19, đồng thời ở mức báo động cao nhất trước nguy cơ tiếp tục bị tiến công khủng bố.
Do dịch Covid-19 bùng phát mạnh và lây lan khắp cả nước có nguy cơ dẫn tới sự quá tải cho các bệnh viện như đợt đầu năm, Tổng thống Emmanuel Macron đã quyết định áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài từ ngày 30-10 tới 1-12. Làn sóng thứ hai của dịch bệnh bùng lên dữ dội chỉ sau một tháng. Các biện pháp hạn chế liên tục được bổ sung nhưng chưa đủ hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm và duy trì hoạt động kinh tế.
Nước Pháp hiện đứng đầu khu vực EU về chỉ số dịch bệnh với gần 1,3 triệu ca nhiễm, hơn 36 nghìn ca tử vong. Tình hình được dự báo sẽ rất căng thẳng tại các bệnh viện trong những ngày tới khi có hàng chục nghìn ca nhiễm mới và hàng nghìn ca nhập viện mỗi ngày. Không còn cách nào khác, người dân ở Pháp lại phải ở nhà để hạn chế tiếp xúc, tránh làm lây nhiễm hoặc bị lây nhiễm từ người khác có virus corona mà không biết. Nếu không sẽ có thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh như lời cảnh báo của Hội đồng Khoa học của chính phủ nươc nay.
Video đang HOT
Sáng 29-10, vào đúng lúc Thủ tướng Jean Castex đang trình Quốc hội kế hoạch xử lý khủng hoảng sức khỏe có nguy cơ mất kiểm soát, một vụ tiến công khủng bố bằng dao xảy ra ở TP Nice ở phía nam và ngay tại một nhà thờ Công giáo, làm ba người chết và một số khác bị thương. Vụ giết người dã man ở Nice được tiến hành với cách thức tương tự như vụ sát hại thầy giáo Samuel Paty ở ngoại ô Paris vào ngày 16-10.
Nước Pháp vẫn luôn là mục tiêu của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Từ đầu năm, các lực lượng an ninh Pháp đã phá vỡ một số âm mưu tiến công khủng bố được cho là do các phần tử Hồi giáo cực đoan lên kế hoạch. Dù vậy, kể từ tháng 9 vừa qua, ba vụ tấn công bằng dao đã xảy ra mà không thể có biện pháp ngăn ngừa.
Cũng trong tuần qua, khủng hoảng ngoại giao giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ rất căng thẳng kể từ khi Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định quyết tâm bảo vệ giá trị tự do ngôn luận mà nước Pháp theo đuổi và “nước Pháp sẽ không từ bỏ các bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed của người Hồi giáo”. Nước Pháp đang có nguy cơ rơi vào thế đối đầu nghiêm trọng với thế giới Hồi giáo và lợi ích bị đe dọa khi xuất hiện lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp ở một số nước.
Diễn biến vừa qua cho thấy Chính phủ Pháp liên tục phải đối mặt với những thách thức ở cả trong và ngoài nước. Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không chỉ là Tổng thống đưa ra những cải cách lớn mà cả xử lý khủng hoảng từ phong trào “áo vàng” cho tới dịch bệnh và khủng bố.
Tình trạng bị đe dọa “không thể tưởng tượng nổi” bởi dịch bệnh và lệnh phong tỏa, như nhiều người dân Pháp từng bày tỏ, đã “không thể tránh khỏi” sau mấy tháng hè “thả lỏng và sống chung” với virus. Người dân Pháp lại tiếp tục phải ở nhà, tránh xa các cuộc tiếp xúc hay tạm dừng thói quen sinh hoạt thường lệ trong vòng ít nhất một tháng. Còn với cuộc chiến chống khủng bố, tâm lý lo sợ bị đe dọa đến tính mạng lại gia tăng ở nhiều người, nhiều nơi. Bởi sự tiến công của khủng bố như thời gian vừa qua cũng thật khó để ngăn chặn hết hay vô hiệu kịp thời.
Tình hình hiện nay cho thấy nước Pháp chưa giành được thế chủ động trong cả hai cuộc chiến chống dịch bệnh và khủng bố. Các đảng phái cũng như người dân liên tục chỉ trích cách xử lý của chính phủ trong hai cuộc chiến này. Chưa có giải pháp triệt để. Vì vậy, còn nhiều thử thách và khó khăn trong thời gian tới, đòi hỏi quyết tâm, kiên nhẫn và đoàn kết của cả nước Pháp để có thể đón mừng năm mới an lành, sum vầy.
Hàng chục người tấn công đồn cảnh sát Pháp
Khoảng 40 người tối 10/10 mang theo gậy sắt và pháo hoa tấn công một đồn cảnh sát ở ngoại ô Paris, Pháp, song chưa rõ động cơ.
"Những kẻ tấn công bạo lực đêm qua nhằm vào đồn cảnh sát Champigny sử dụng cả pháo hoa và nhiều vật thể khác nhau. Không cảnh sát nào bị thương", cảnh sát Paris hôm nay cho biết trên Twitter.
Cảnh sát đăng một video ghi lại cảnh một cụm pháo hoa lớn bắn về phía đồn Champigny-sur-Marne, cách trung tâm Paris khoảng 15 km về phía đông nam. Những kẻ tấn công cố gắng xông vào đồn cảnh sát nhưng không thành công.
Chưa ai bị bắt nhưng hình ảnh tại hiện trường cho thấy nhiều cửa sổ của đồn cảnh sát bị vỡ và hàng loạt xe hơi bị hư hại.
Bên ngoài đồn cảnh sát Champigny-sur-Marne, cách trung tâm thủ đô Paris, Pháp, khoảng 15km về phía đông nam. Ảnh: W24News.
Đây là cuộc tấn công thứ ba trong vòng hai năm qua nhằm vào các đồn cảnh sát tại Pháp song chưa rõ động cơ. Đồn cảnh sát ở Champigny-sur-Marne nằm trong một khu dân cư khét tiếng với hoạt động buôn bán ma túy và được nhà chức trách coi là khu cần ưu tiên lập lại trật tự.
"Đó là cuộc tấn công có tổ chức của khoảng 40 người, những kẻ muốn gây chiến", Thị trưởng Champigny Laurent Jeanne nói với kênh BFM.
Jeanne nói thêm rằng đồn cảnh sát có thể bị tấn công trả đũa sau sự việc liên quan đến một người đi xe máy bị cảnh sát chặn lại vài ngày trước, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Một loạt sự việc gây mất an toàn công cộng đã xảy ra trên khắp nước Pháp kể từ sau khi các biện pháp phong tỏa nhằm chống Covid-19 được gõ bỏ hồi giữa tháng 5, khiến chính phủ phải đặt trong tình trạng cảnh báo cao độ, giữa lúc nền kinh tế đang suy thoái vì dịch bệnh.
Tổng thống Emmanuel Macron thường xuyên bị các đối thủ chỉ trích về vấn đề tội phạm và an toàn công cộng kể từ thời điểm ông nắm quyền hồi năm 2017. Các cuộc thăm dò dư luật cũng cho thấy công chúng cũng nhìn nhận chính phủ của ông thể hiện yếu kém nhất trước các vấn đề này.
Hành trình người nhập cư lậu vượt 'eo biển tử thần' tới Anh Sau khi cuốc bộ qua vô số quốc gia, chờ đợi hàng tuần trong các khu trại bẩn thỉu trên bờ biển Pháp, cuối cùng Walid cũng đến được Anh. Walid đã vượt qua cái được gọi là "tuyến đường tử thần" sau nhiều giờ mệt mỏi ngồi trên một con xuồng nhỏ vượt eo biển Manche, còn bạn anh, Falah, tiếp tục...