Nước ngoài có thể nắm trên 49% vốn tại công ty fintech Việt Nam
Đây là tỷ lệ dự kiến được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ sửa đổi trong dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012 hiện tại.
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông tin phản hồi về một số nội dung liên quan đến dự thảo nghị định thay thế Nghị định 101/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, trong thời gian qua, dự thảo mới đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận với các nội dung, tuy nhiên cũng có một số ý kiến phản hồi liên quan tới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các trung gian thanh toán.
Cụ thể, dự thảo đưa ra quy định tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại các hoạt động trung gian thanh toán (không phải tất cả công ty fintech) là 49%.
Một số ý kiến cho rằng, việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn góp này không phù hợp do dịch vụ trung gian thanh toán là loại hình mới, dựa trên nền tảng ứng dụng của công nghệ nên đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng.
Vì vậy, nếu hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực trung gian thanh toán nói riêng và fintech nói chung.
Thực tế, hiện nay đã có một số tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán lớn được cấp phép có tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trên 49%, nên việc dự thảo giới hạn tỷ lệ sở hữu này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Thị trường Việt Nam đang có khoảng 32 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với nhiều ví điện tử hoạt động. Ảnh minh họa: Lê Văn Trọng.
Sau khi đánh giá và phân tích tác động của chính sách này tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ trình Chính phủ không đưa tỷ lệ giới hạn (49%) vào dự thảo nghị định.
Nếu dự thảo nghị định được phê duyệt, nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ số vốn cao hơn 49% tại các công ty fintech trong lĩnh vực thanh toán của Việt Nam.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng cho biết một trong những chính sách mới được đề cập trong dự thảo nghị định này là hoạt động đại lý thanh toán.
Theo đó, với mô hình giao đại lý, ngân hàng sẽ được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiền mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ…
Chính sách này sẽ giúp nhiều người dân có thể tiếp cận dịch vụ tài chính hơn, đặc biệt là nhóm người dân chưa có tài khoản ngân hàng, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, những người dân ở vùng sâu, vùng xa…
Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà không phải mở rộng mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thị trường trong nước đang có 32 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép hoạt động. Trong đó có nhiều doanh nghiệp fintech cũng như chủ sở hữu các ví điện tử lớn trên thị trường hiện nay.
Theo Zing.vn
Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh cơ chế Sandbox trong lĩnh vực Fintech và thử nghiệm Mobile Money trong năm 2020
Trong hai Nghị quyết 01 và 02 vừa được Chính phủ ban hành đầu năm 2020 đều đặt ra nhiệm vụ đối với việc sớm ban hành cơ chế chính sách để thử nghiệm dịch vụ công nghệ tài chính và cho các nhà mạng thử nghiệm cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Theo Nghị quyết 01 về giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chính phủ yêu cầu phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đặc biệt với những lĩnh vực có rủi ro tài chính cao. Đồng thời trong năm 2020 phải ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) với hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại Nghị quyết 02 để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cưu, đê xuât Thu tương Chinh phu ban hanh Quyêt đinh vê viêc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money), thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới trong khi chưa có quy định của pháp luật để kịp thời bảo đảm công tác quản lý, nhất là đối với các hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Chính phủ yêu cầu các công việc này hoàn thành trong quý IV/2020.
Chính phủ cũng yêu cầu phải tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới và hoàn thành trong quý IV/2020.
Mới đây, Thống đốc NHNN vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020, trong đó yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt - một giải pháp trọng tâm trong Nghị quyết 02 của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ TT&TT và đang chờ Bộ Tư pháp cho phép để triển khai Mobile Money trong năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả. Các ngân hàng phải đổi mới và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số; tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng.
Các nhà mạng đang nóng lòng muốn triển khai dịch vụ Mobile Money.
Theo thống kê hiện nay hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, vì vậy Mobile Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Ngay sau khi được Ngân hàng nhà nước cấp phép cho các, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Mobile Money ngay lập tức, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết thêm, năm 2019, lĩnh vực thanh toán đã đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng cao cả về quy mô và giá trị, với nhiều phương tiện thanh toán mới hiện đại ra đời, an ninh, an toàn, bảo mật ngân hàng được coi trọng và cơ bản được đảm bảo.
NHNN cũng đã sửa đổi quy định mới về chính sách như quy định bổ sung về mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, NHNN đã nghiên cứu trình Chính phủ các quy định về thử nghiệm Mobile Money, cơ chế cho Fintech, tiền di động, thử nghiệm dịch vụ cho vay ngang hàng.
NHNN cũng đã xây dựng hạ tầng số tích hợp hệ sinh thái số trải rộng trong nhiều lĩnh vực, dịch vụ thanh toán điện tử, Mobile banking được kết nối để thanh toán dịch vụ công, dịch vụ giao thông, y tế, viễn thông, điện lực. Việc phát triển ngân hàng di động đã giúp cho dịch vụ Mobile Banking làm được nhiều dịch vụ hơn thanh toán tại quầy.
Đặc biệt, ông Dũng cũng chia sẻ "Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên ngân hàng hệ thống xương sống của ngành ngân hàng trong năm qua hoạt động ổn định, xử lý 380 nghìn tỷ VNĐ một ngày, tương đương 17 tỷ USD".
Đỗ Quyên
Theo doanhnghiepvn.vn
Hạn mức giao dịch 100 triệu/tháng với ví điện tử có cần thiết? Nhiều chuyên gia đồng tình với việc duy trì hạn mức giao dịch tối đa 100 triệu/tháng đối với một ví điện tử. Nếu nhu cầu của khách tăng lên, các doanh nghiệp có thể đề xuất thêm. Từ ngày 1/1, Thông tư 23/2019 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán chính thức có hiệu...