Nước nghèo châu Á khó đạt miễn dịch cộng đồng

Theo dõi VGT trên

Con đường đánh bại Covid-19 bằng vaccine của các nước đang phát triển tại châu Á – Thái Bình Dương gặp nhiều thách thức, theo Liên Hợp Quốc.

Nước nghèo châu Á khó đạt miễn dịch cộng đồng - Hình 1

Hầu hết chuyên gia đồng thuận rằng Covid-19 sẽ bị đánh bại khi các nước đạt được miễn dịch cộng đồng. Phần lớn người dân có kháng thể thông qua mắc bệnh tự nhiên hoặc được tiêm chủng bằng vaccine. Bà Armida Salsiah Alisjahbana, thư ký của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc về châu Á – Thái Bình Dương, cho rằng khoảng 60% đến 70% dân số cần được tiêm vaccine để đạt được trạng thái này.

“Tôi nghĩ đó là một thách thức lớn. Nhìn vào số liệu hiện nay, tiến độ tiêm chủng ở khu vực này còn thấp, ngoại trừ số ít các nước phát triển”, Alisjahbana phát biểu trong Hội nghị chuyên đề về Phát triển Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hôm 17/3.

Theo bà Alisjahbana, mặc dù một số nước đã đặt hàng hoặc có sẵn vaccine Covid-19, quá trình tiêm chủng vẫn diễn ra chậm chạp. Khó khăn đặt ra với các nước đang phát triển là thời điểm nhận được vaccine, nguồn tài chính hạn chế và cở sở hạ tầng phục vụ hậu cần còn yếu kém. Công tác đảm bảo phân phối vaccine công bằng cũng là một thử thách các nước phải đối mặt.

Các nước giàu đã mua một lượng lớn vaccine, khiến những nước nghèo hơn bị tụt lại phía sau. Nhiều quốc gia trong số đó không có tiền để mua đủ số liều cần thiết. Theo Viện Y tế Toàn cầu Đại học Duke, các quốc gia phát triển chiếm 16% dân số thế giới, gồm Canada, Mỹ và Anh, đang tích trữ 60% nguồn cung vaccine toàn cầu để sử dụng cho người dân nước mình. Số vaccine họ đặt mua còn vượt gấp nhiều lần dân số.

Trong khi đó, tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo đặt mục tiêu tiêm chủng cho 182 triệu dân trên 19 tuổi vào cuối năm 2021. Đến nay, nước này mới nhận 11,7 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua cơ chế Covax. Gần một triệu liều vaccine đã được triển khai tại Philippines – con số ít ỏi trong tổng 161 triệu liều mà chính phủ dự định mua để tiêm cho 50-70 triệu người trong năm 2021. Tại Việt Nam, hơn 20.000 người đã tiêm vaccine Covid-19, tính đến ngày 17/3. Chính phủ dự kiến nhận 150 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm nay và đầu năm 2022.

Cơ chế Covax được thành lập với mục tiêu đưa vaccine Covid-19 đến các nước nghèo, nhưng theo bà Alisjahbana, nguồn cung hiện giờ vẫn hạn chế. Bà cho biết sản xuất đang được đẩy nhanh và Tổ chức Y tế Thế giới đang xem xét, phê duyệt nhiều loại vaccine khác. Bà bày tỏ hy vọng chương trình tiêm chủng sẽ tăng tốc ở các nước đang phát triển trong nửa cuối năm 2021 và tăng hơn nữa vào năm 2022.

Video đang HOT

Bà Alisjahbana nhận định nếu các quốc gia thúc đẩy tiêm chủng cho nhóm có nguy cơ cao và nhân viên của các ngành thiết yếu, các nền kinh tế và biên giới có thể mở cửa. “Các hoạt động kinh tế, bao gồm du lịch, vận chuyển hàng hóa sẽ được tiếp tục”, bà cho hay.

Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 110 triệu

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 17/2 (theo giờ Hà Nội), thế giới đã ghi nhận 110.137.899 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.432.192 ca tử vong. 84.963.641 bệnh nhân đã phục hồi.

Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 110 triệu - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ vẫn là nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch bệnh với 28.384.461 ca nhiễm và 500.038 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 10.937.320 ca nhiễm và 155.949 ca tử vong; Brazil đứng thứ ba với 9.921.981 ca nhiễm và 240.983 ca tử vong.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật đến hết ngày 16/2, toàn thế giới trong tuần qua ghi nhận 2,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, giảm 16% so với tuần trước đó. Số ca tử vong cũng giảm 10% xuống còn 81.000 ca. Tại 5 trong số 6 khu vực giám sát, WHO ghi nhận mức giảm hai chữ số về số ca nhiễm mới, ngoại trừ khu vực Đông Địa Trung Hải ghi nhận số ca mắc mới tăng 7%. Cụ thể, tại châu Phi và Tây Thái Bình Dương, số ca nhiễm mới giảm 20% trong tuần trước, châu Âu giảm 18%, châu Mỹ giảm 16% và Đông Nam Á giảm 13%.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca nhiễm mới trên toàn cầu đã giảm gần một nửa so với mức hơn 5 triệu ca trong tuần từ ngày 4/1 và đây cũng là tuần thứ năm liên tiếp số ca nhiễm trên thế giới giảm liên tục. Con số này cho thấy hiệu quả của các biện pháp y tế cộng đồng.

Cũng theo thống kê của WHO, biến thể của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên phát hiện tại Anh đã xuất hiện tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 8 nước/vùng lãnh thổ so với tuần trước đó. Biến thể phát hiện tại Nam Phi đến nay đã xuất hiện tại 46 quốc gia và biến thể phát hiện tại Brazil đã xuất hiện tại 21 nước.

Tại châu Âu, Anh trở thành nước đầu tiên trên thế giới cho phép các tình nguyện viên phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu y tế. Trong cuộc thử nghiệm sắp bắt đầu trong vòng 1 tháng tới, 90 tình nguyện viên khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 18-30, sẽ được phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong môi trường an toàn và có kiểm soát để các nhà nghiên cứu có thêm hiểu biết về cách thức virus này lây lan cho con người.

Nhằm đảm bảo thử nghiệm an toàn, virus được sử dụng cho các tình nguyện viên không phải là biến thể mới mà là loại xuất hiện ở Anh kể từ tháng 3/2020. Ban đầu nghiên cứu sẽ có nhiệm vụ tìm ra lượng virus nhỏ nhất có thể khiến con người phơi nhiễm. Sau đó các tình nguyện viên có thể được tiêm vaccine trước khi phơi nhiễm với virus. Các tình nguyện viên cũng sẽ được nhận tiền vì tham gia nghiên cứu.

Còn Slovakia đã tăng cường kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh trong bối cảnh nước này đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Theo đó, bất kỳ ai nhập cảnh vào nước này đều phải thực hiện tự cách ly 14 ngày ngay khi đến và một số cửa khẩu ít người qua lại sẽ được đóng cửa hoàn toàn. Biện pháp này được áp đặt nhằm ngăn chặn các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan. Quy định này không áp đặt với những lao động xuyên biên giới nhưng họ cần phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính không quá 72 giờ trước khi đến.

Slovakia đã ghi nhận trung bình 23 ca tử vong trên 100.000 người trong vòng 14 ngày qua, tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao thứ 2 thế giới sau Bồ Đào Nha. Còn tính kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại Slovakia, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trung bình ở mức 111 ca/100.000 người, đứng thứ 16 trên thế giới và thứ 10 ở châu Âu.

Trong khi đó, Chính phủ Thụy Điển, đất nước được cho là có cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong công tác ứng phó với đại dịch, thông báo đang lên kế hoạch áp dụng luật mới về phòng dịch như đóng cửa các phòng tập gym, nhà hàng và tiệm làm tóc trước nguy cơ xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ 3.

Tháng trước, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một đạo luật trao cho chính phủ các quyền mới để thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19. Thụy Điển chưa bao giờ áp đặt lệnh phong tỏa như các nước khác ở châu Âu đã làm mà chỉ tin tưởng vào các biện pháp phòng dịch hầu như không mang tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, nước này cũng đã dần dần thắt chặt các biện pháp phòng dịch kể từ tháng 11/2020, trong đó có lệnh cấm bán rượu sau 20h hàng ngày và cấm tập trung quá 8 người nơi công cộng. Thụy Điển cũng giới hạn số người được phép có mặt cùng lúc tại các trung tâm thể thao, bể bơi, trung tâm mua sắm, đồng thời khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào giờ cao điểm.

Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của châu lục này cho biết tính đến ngày 17/2, số ca nhiễm ở châu Phi đã lên tới 3.768.572 ca và số ca tử vong là 99.367 ca. Tổng cộng 3.317.207 bệnh nhân đã phục hồi.

Khu vực Nam Phi chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch bệnh tính về số ca nhiễm, tiếp đến là khu vực Bắc Phi. Trong khi đó những nước châu Phi chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm có Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia. Nam Phi cũng là nước có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất ở châu Phi, với 48.313 ca.

Tại châu Á, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 17/2 cho biết nước này có thêm 621 ca nhiễm mới, cao nhất trong hơn một tháng qua, làm dấy lên những lo ngại nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các quy tắc giãn cách xã hội trên quy mô toàn quốc. Theo KDCA, hàng loạt vụ lây nhiễm tập thể tại các cơ sở tôn giáo, bệnh viện và nhà máy công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng ca nhiễm mới tăng trở lại và điều này cũng đặt ra những thách thức mới đối với công tác phòng dịch, đặc biệt sau khi xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó, các thành phố lớn của Australia và New Zealand đã dỡ bỏ yêu cầu ở nhà đối với hàng triệu người dân sau khi lệnh phong tỏa nhanh ngăn chặn thành công sự bùng phát lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Theo đó, khoảng 6 triệu người ở thành phố Melbourne, bang Victoria của Australia được phép ra khỏi nhà, các cơ sở kinh doanh được mở cửa trở lại và một số khán giả được vào sân theo dõi những trận thi đấu cuối cùng của Giải Quần vợt Australia Mở rộng 2021. Tuy nhiên, Thủ hiến Andrews cũng cảnh báo không loại trừ khả năng một lần nữa phải sử dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nếu thấy cần thiết.

Tại thành phố Auckland của New Zealand, gần 2 triệu người cũng được hưởng các quyền tự do tương tự sau khi Thủ tướng Jacinda Ardern tuyên bố lệnh đóng cửa kéo dài 3 ngày đã giúp ngăn chặn được đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất tại thành phố này trong gần 6 tháng qua. Tuy nhiên, bà Ardern cũng cảnh báo sẵn sàng đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn nữa nếu cần thiết.

Còn Sri Lanka đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đối với các du khách đến từ Anh. Tuy nhiên, những người này vẫn phải cách ly 14 ngày và tiến hành xét nghiệm PCR sau khi tới Sri Lanka.

Nhật Bản đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, bắt đầu với các nhân viên viên y tế trước khi mở rộng chủng ngừa cho người cao tuổi và những đối tượng có bệnh lý nền. Theo kế hoạch, chương trình tiêm chủng giai đoạn đầu sẽ được tiến hành đối với 40.000 nhân viên y tế tại 100 bệnh viện trên toàn Nhật Bản. Mục đích là ưu tiên đảm bảo an toàn cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và đánh giá mức độ an toàn của vaccine trước khi phổ cập tiêm chủng toàn dân. Sau khi kết thúc tiêm chủng giai đoạn đầu, kể từ giữa tháng 3, Nhật Bản sẽ tiến hành tiêm chủng cho khoảng 3,7 triệu nhân viên y tế còn lại trên toàn quốc và từ đầu tháng 4 sẽ bắt đầu tiêm chủng cho 36 triệu trường hợp là người trên 65 tuổi.

Indonesia cũng đã khởi động giai đoạn 2 của chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí ngừa bệnh COVID-19. Theo kế hoạch, Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 38,5 triệu người trong giai đoạn 2. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến hết tháng 5, bao gồm các đợt tiêm chủng tại các khu chợ, trung tâm thương mại trên khắp thủ đô Jakarta và các địa phương khác trên 2 hòn đảo Java và Bali, trước khi mở rộng sang các tỉnh thành khác.

Bên cạnh đó, Indonesia đã ban hành quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 và cho phép khu vực tư nhân tham gia chương trình tiêm chủng nhằm nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1
05:48:15 18/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024
Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập
19:58:17 17/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người đơn thân ở Hàn Quốc phải làm thêm

17:46:28 18/11/2024
Cuộc khảo sát này, được thực hiện trực tuyến đối với 2.000 hộ gia đình đơn thân, trong độ tuổi từ 25 đến 59, cư trú tại thủ đô và vùng thủ đô Seoul hoặc các thành phố lớn khác ở Hàn Quốc.

Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ

17:44:24 18/11/2024
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.

Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga

17:42:16 18/11/2024
"Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự để chuẩn bị cho bất kỳ giải pháp đàm phán nào", cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia nói thêm.

Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử

17:24:39 18/11/2024
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền

17:23:15 18/11/2024
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Tổng thống Mỹ J.Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon

16:20:54 18/11/2024
Ông Biden cũng nhấn mạnh cam kết đối với việc bảo tồn khu vực rừng Amazon. Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang hướng tới chi 11 tỷ USD vào quỹ tài trợ khí hậu quốc tế trong năm nay, tăng gấp 6 lần so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ.

Nhật Bản, Peru nhất trí đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu

16:19:00 18/11/2024
Peru là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất đồng, trong khi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với kim loại công nghiệp quan trọng này.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng

14:27:43 18/11/2024
Nhờ thế mạnh hàng hóa giá rẻ thu hút người tiêu dùng, Temu thừa thắng xông lên chinh phục thêm nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Đông Nam Á, trang mua sắm trực tuyến này gặp phải nhiều rào cản.

Có thể bạn quan tâm

Sốc với suất cơm 68k có 3 miếng thịt và 1 quả trứng

Netizen

19:17:34 18/11/2024
Choáng váng với sự đắt đỏ của suất cơm đặt trên mạng, vị thực khách chụp ảnh rồi đăng lên một hội nhóm review đồ ăn, thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.

Loạt tài sản 'khủng' thu giữ ở vụ Vạn Thịnh Phát: 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD

Pháp luật

19:14:25 18/11/2024
Cục Thi hành án dân sự (THADS) vừa có văn bản gửi TAND Cấp cao tại TPHCM cung cấp thông tin về việc tiếp nhận vật chứng và số tiền khắc phục của các đương sự trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.