Nước ‘ngậm’ dầu, người dân uống… Styren
Nước sạch sông Đà nhiễm styren (có trong dầu thải) đang khiến nhiều hộ dân Thủ đô lo lắng cho sức khỏe con em mình.
Điều này không phải không có cơ sở, vì nếu phơi nhiễm cấp tính ở nồng độ cao Styren có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng; đau đầu, suy nhược; chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi; buồn nôn, đau bụng, viêm da, hen suyễn… Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh não, tổn thương gan…
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội lấy mẫu nước tại hộ gia đình ngày 19/10.
Styren hiếm khi ảnh hưởng cấp tính đến sức khoẻ
Theo TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe Môi trường, Đại học Y tế công cộng, Styren tồn tại trong môi trường sống xung quanh như: Có trong nước, không khí, đất, trong khói thuốc lá, khí thải ô tô xe máy, trong thực phẩm… Styren là một chất độc hại nên cũng thuộc danh sách 109 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế (QCVN 01:2009/BYT).
Theo Quy chuẩn này, giới hạn cho phép của Ctyren là 20 g/lít nước. Điều đó đồng nghĩa khi nước có nồng độ Styren vượt quy chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3,65 lần thì không được cấp cho người dân sử dụng cho mục đích ăn uống.
Bùn có dầu và mùi khét được vét lên sau đợt thau bể nước ngầm tại một khu chung cư ở Hà Nội. ZIng.vn
“Việc phơi nhiễm với Styren trong nước ở ngưỡng nồng độ trên nghĩa là từ 26 g/lít đến 73 g/lít trong thời gian ngắn thì hiếm khi biểu hiện ảnh hưởng sức khoẻ tiêu cực cấp tính. Ảnh hưởng sức khoẻ sẽ xảy ra nếu tiếp tục sử dụng nguồn nước có mức độ ô nhiễm như thế này trong thời gian dài”, TS. Trần Thị Tuyết Hạnh cho biết. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh cho rằng, về nguy cơ nhiễm Styren cần đánh giá toàn diện vì phơi nhiễm với styren trong nước uống chỉ là một nguồn. Người dân ở các quận bị ảnh hưởng trên địa bàn Hà Nội còn bị phơi nhiễm với hóa chất này từ khói thuốc lá, không khí bị ô nhiễm, thực phẩm (đặc biệt các thực phẩm đựng trong hộp nhựa polystyrene)…
Theo Tổ chức Y tế thế giới mức tiêu thụ hàng ngày chịu đựng được đối với Ctyren là 7,7g/kg cơ thể/ngày. Nghĩa là nếu bạn nặng khoảng 50 kg thì mỗi ngày cơ thể bạn có thể chịu đựng được tối đa 385 g styren. Phơi nhiễm cao hơn mức này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ. Mỗi ngày trung bình mỗi người lớn ăn uống khoảng 2 lít nước, như vậy phơi nhiễm với khoảng 52 g đến 146 g styren trong 2 lít nước. Lượng Styren này chiếm khoảng 14% đến 38% tổng lượng styren mà cơ thể bạn có thể chịu đựng được mỗi ngày.
“Với nồng độ Styren trong nước máy theo báo cáo thì tôi nghĩ hiếm khi xảy ra ảnh hưởng cấp tính ngay tức thì với những người không hút thuốc lá. Nhưng phơi nhiễm lâu dài thì sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khoẻ mãn tính”, TS. Hạnh nhấn mạnh.
Styren cũng có trong thuốc lá
Theo TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, Styren là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, gần như không tan trong nước và là một Hidrocacbon thơm không no. Styren ở trong nước rất dễ nhận thấy vì chỉ với một hàm lượng nhỏ khoảng 0,07g/lít đã thấy mùi.
Chất styren cũng có trong thuốc lá với hàm lượng rất cao, thường khoảng 20-48 g/1 điếu thuốc. Điều đó có nghĩa với nồng độ ghi nhận trong nước cấp như hiện nay thì mức phơi nhiễm với styren trong 2 lít nước uống là 52 đến 146 g, tương đương với lượng Styren có trong khoảng 3 đến 7 điếu thuốc lá. Hiện nay, tỷ lệ nam giới ở Việt Nam hút thuốc lá khá cao, khoảng 45,3% nên tổng mức phơi nhiễm với Styren từ thuốc lá, không khí và thêm từ nguồn nước máy ô nhiễm sẽ có thể vượt mức cơ thể có thể chịu đựng được và có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khoẻ.
Phơi nhiễm mãn tính với styren gây ung thư phổi ở chuột nhắt và ung thư vú ở chuột. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy công nhân sản xuất styren có tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư bạnh cầu cao hơn nhóm chứng. Bên cạnh đó có một số bằng chứng gợi ý về phơi nhiễm với styren và ung thư tuyến tuỵ, ung thư thực quản.
Video đang HOT
Khi ăn uống, hít thở vào, chất này dễ dàng hấp thụ vào máu và sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể, chủ yếu qua đường nước tiểu. Chuyên gia dẫn chứng nghiên cứu trên chuột cho thấy sau khi phơi nhiễm với styren thì khoảng hơn 90% được thải ra ngoài qua đường nước tiểu trong vòng 24 giờ. Ngoài ra khoảng 2% liều phơi nhiễm được tìm thấy trong phân.
Đối với nguồn nước sông Đà nhiễm Styren, TS. Hạnh cho rằng, trước mắt người dân ở các quận đang sử dụng nguồn nước do Nhà máy Nước sạch sông Đà cấp thì tạm thời tìm nguồn nước khác thay thế để ăn, uống cho đến khi cơ quan chức năng khẳng định nguồn nước đã đảm bảo an toàn. Đồng thời, súc rửa các bể chứa nước trước khi có nguồn nước sạch đảm bảo an toàn. Tắm giặt và vệ sinh thì ít nguy cơ hơn vì nồng độ Styren mặc dù vượt quy chuẩn cho phép nhưng không quá cao, tuy nhiên mùi nước bị nhiễm Styren thường khó chịu.
Để hạn chế Styren hiện nay các thiết bị lọc nước ở hộ gia đình có sử dụng than hoạt tính cũng giúp xử lý nước nhiễm styren. Ngoài ra, để giảm thiểu phơi nhiễm với Styren thì cũng cần giảm/bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng các đồ dùng làm từ Styren như hộp xốp, đĩa đựng thức ăn, ly uống cà phê, cốc nước một lần. Tránh đựng đồ nóng trong những hộp đựng thức ăn nhựa…, TS. Hạnh khuyến cáo.
Styren có thể gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ cấp tính và mãn tính. Nếu phơi nhiễm cấp tính ở nồng độ cao có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng. đau đầu, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, viêm da, hen suyễn… Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh não, tổn thương gan, ảnh hưởng đến chức năng thận, hệ thần kinh trung ương, thính giác và thị giác kém…
Chỉ tiêu Styren trong các mẫu nước đạt chuẩn
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, ngày 18 và 19-10, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy mẫu nước tại các vị trí theo hệ thống cung cấp và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tiến hành phân tích mẫu nước. Ngày 18/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã lấy 4 mẫu nước của nhà máy nước Sông Đà tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Bình Yên, Thạch Thất; Trạm điều tiết Tây Mỗ; Họng 1.200 Big C; Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã lấy 15 mẫu nước tại hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của Cty nước sạch Sông Đà thuộc 5 quận huyện: Quận Thanh Xuân (phường Phương Liệt, Thanh Xuân Trung); quận Hoàng Mai (phường Đại Kim); quận Cầu Giấy (phường Mai Dịch, Trung Hòa); quận Nam Từ Liêm (phường Mễ Trì, Đại Mỗ) và huyện Hoài Đức (xã Di Trạch, Vân Côn); Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Ngày 19/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP đã lấy 4 mẫu nước của Nhà máy sông Đà tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Yên Bình-Thạch Thất; Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ; tại Họng Kiểm soát 1.200 Big C…
Tại chung cư, hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của Cty nước sạch Sông Đà, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP đã lấy tại 4 quận huyện: Thanh Xuân (Thanh Xuân Trung); Cầu Giấy (Trung Hòa, Mai Dịch); Nam Từ Liêm (Phương Canh, Mễ Trì, Đại Mỗ) và Hoài Đức (Di Trạch, Đức Thượng, Vân Côn).
Kết quả cho thấy, tổng số 38/38 mẫu được lấy trong 2 ngày kể trên được Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam xét nghiệm đều đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Những ngày tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy mẫu nước trong các ngày tiếp theo và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam , Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường-Bộ Y tế lấy mẫu nước của Nhà máy nước Sông Đà và các hộ dân để phân tích đánh giá chất lượng nước sinh hoạt.
Mẫu nước 15 hộ dân 4 quận huyện sử dụng nước nhà máy Sông Đà đạt quy chuẩn về styren
Ngày 20/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội-Sở Y tế Hà Nội đã trực tiếp lấy mẫu nước tại các vị trí theo hệ thống cung cấp và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tiến hành phân tích mẫu nước.
Kết quả cả 4/4 mẫu tại nhà máy và 21/21 mẫu đạt tại hộ gia đình, chung cư đều đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Như vậy, trong các ngày 18, 19 và 20/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP đã lấy tổng số 61 mẫu. Kết quả phân tích do Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam thực hiện cho thấy cả 61/61 mẫu ở các địa điểm, thời gian khác nhau đều đạt quy chuẩn.
Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục lấy mẫu nước trong các ngày tiếp theo và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường-Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường-Bộ Y tế lấy mẫu nước của Nhà máy nước Sông Đà và các hộ dân để phân tích đánh giá chất lượng nước sinh hoạt.
Phong Châu
Theo ngaynay
Xét nghiệm hàm lượng Styren: Không nói lên được chất lượng nước của Nhà máy nước sạch sông Đà
Theo ý kiến của một số chuyên gia hóa học, việc xét nghiệm hàm lượng Styren không nói lên được chất lượng nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin nhanh về kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch của nhà máy nước Sông Đà. Đây là kết quả xét nghiệm đợt 4 kể từ sau khi sự cố này xảy ra.
Hệ thống xử lý nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Dầu thải không phải nguyên nhân gây ra styren?
Theo đó, cơ quan chức năng trên lấy 4 mẫu nước của nhà máy vào ngày 19/10 tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Yên Bình - Thạch Thất; Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ; tại Họng Kiểm soát 1.200 Big C; Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Kết quả 4/4 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT (kết quả của Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cung cấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy và chuyển mẫu).
Bên cạnh đó, 15 mẫu nước được lấy vào ngày 19/10 tại chung cư, hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của công ty nước sạch Sông Đà thuộc 4 quận huyện: Thanh Xuân (Thanh Xuân Trung), Cầu Giấy (Trung Hòa, Mai Dịch), Nam Từ Liêm (Phương Canh, Mễ Trì, Đại Mỗ) và Hoài Đức (Di Trạch, Đức Thượng, Vân Côn); Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Kết quả, 15/15 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT (kết quả của Viện Công nghệ Môi trường- Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cung cấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy và chuyển mẫu).
Trước đó, kết quả xét nghiệm mẫu nước ngày 14/10 cho thấy 107/107 chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Vì thế, ngày 17/10, Nhà máy nước Sông Đà đã cấp nước trở lại song các chuyên gia khuyến cáo nước chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, về kết quả này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc xét nghiệm hàm lượng Styren không có ý nghĩa trong việc kết luận nước sông Đà có bảo đảm chất lượng hay không.
Ông Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chỉ tiêu Styren không phản ánh chất lượng nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Chuyên gia này phân tích, nước của Công ty sông Đà dùng để sản xuất nước sạch cung cấp cho hàng triệu người dân Hà Nội là nước mặt. Với nước mặt, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt không phải là Styren mà chính là hàm lượng các chất hữu cơ như Clo hữu cơ, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bên cạnh đó, dầu thải cũng không phải nguyên nhân gây ra chất Styren.
Ông Trần Hồng Côn, tất cả các hợp chất Clo hữu cơ đều độc hại. Tuy nhiên, nhìn vào quy trình xử lý nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà hầu như chưa thấy DN này có quy trình xử lý các hợp chất hữu cơ.
"Sở dĩ tôi đưa ra ý kiến này là vì, với dầu thải đổ xuống nguồn nước mà Công ty sông Đà còn không xử lý được, để đến khi người dân dùng phát hiện ra mùi, chứng tỏ quá trình xử lý hữu cơ không được áp dụng", ông Côn nhấn mạnh
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, nếu chưa làm tốt được công đoạn xử lý các hợp chất hữu cơ mà DN đã tiến hành Clo hóa (tức là đổ clo xuống để khử khuẩn nguồn nước- PV), sẽ sản sinh ra Clo hữu cơ đặc biệt nguy hiểm.
Về mức độ độc hại của Clo hữu cơ, chuyên gia này cho rằng, Clo hữu cơ là một trong những nhóm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Do độc tính cao và đặc biệt là khả năng tồn tại kéo dài gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc thứ phát cho người và gia súc qua thực phẩm nên một số hoá chất loại này như DDT, 666 hiện nay không còn được dùng.
Còn theo các chuyên gia y tế, người bị ngộ độc Clo hữu cơ sẽ cảm giác rát miệng, họng, nôn, đau bụng, run cơ, run giật, yếu cơ, giảm vận động, giảm động tác thể lực, rối loạn ý thức, vật vã, kích động, co giật, vàng da, gan to...
Quay trở lại vấn đề nguồn nước sông Đà bị đổ trộm dầu thải sẽ đối diện với nguy cơ nào, ông Côn cho rằng, dầu thải chứa nhiều hóa chất độc hại, nếu muốn biết chính xác chất này có tác động với nguôn nước ra sao cần phải tiến hành kiểm nghiệm, phân tích xem dầu thải này từ nguồn nào, từ đó mới biết chính xác các hóa chất có trong đó độc hại mức độ ra sao.
Chưa kể, theo chuyên gia này, nước mặt dùng để sản xuất nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà còn có nguy cơ chứa thủy ngân hữu cơ rất độc hại nếu không được DN xử lý qua quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ.
Tác hại khôn lường
Chung quan điểm với ông Côn, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc chính quyền Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế xét nghiệm hàm lượng Styren là việc làm không có ý nghĩa bởi Styren vốn đã tồn tại trong nước, không phải vì có dầu thải đổ xuống mà nước mới nhiễm Styren.
Muốn biết được chính xác chất lượng nước của sông Đà, theo PGS. TS. Thịnh, cần phải xét nghiệm xem trong dầu thải kia chứa các loại chất hóa học độc hại ra sao, bởi nhiều loại dầu thải khi đổ xuống nước có thể làm chết cá, vi sinh vật; khi đổ xuống đất làm cây trồng làm cây trồng khô héo và chết.
"Với độc tính như vậy, khi đổ dầu xuống nguồn nước để sản xuất nước sạch mà DN không xử lý được, đến bàn ăn, cốc nước của người dân đương nhiên tác hại khôn lường", ông Thịnh khẳng định.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc cần làm của cơ quan chức năng hiện nay không phải làm xét nghiệm hàm lượng Styren mà cần kiểm nghiệm toàn diện chất lượng nước của công ty sông Đà gồm các hợp chất hữu cơ, loại kim loại nặng như chì, thủy ngân hữu cơ, metan, asen...và các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
"Các cơ quan chức năng cũng cần rà soát kỹ càng quy trình xử lý nước của các DN cung cấp nước sạch hiện nay chứ nước sạch dùng trong đời sống, tránh tình trạng dễ dãi, hậu quả là người dân phải gánh chịu", ông Thịnh nói.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải: Cần giám sát thường xuyên, bảo vệ nguồn nước cấp Sự cố ô nhiễm dầu thải trong nước sinh hoạt ơ Ha Nôi vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Tiên si sức khỏe môi trường Trần Thị Tuyết Hạnh đã cung cấp thêm những thông tin về mức độ độc hại của các chất có trong dầu thải cũng như khuyến cáo cac giải pháp ứng phó với sự cố này. -...