Nước Nga bảo vệ các nguyên thủ quốc gia thế nào?
Sỹ quan Valeri Velichco là người đứng đầu Câu lạc bộ cựu chiến binh của Cơ quan an ninh quốc gia Nga (KGB) đã kể về bí mật việc bảo vệ các nguyên thủ quốc gia. Theo đó, Ban 9 của KGB được thành lập dưới thời ông Andropov chuyên trách đảm nhiệm việc bảo vệ chính phủ và các vị khách cao cấp nước ngoài.
Chu tich Fidel Castro thăm nươc Nga
Tất cả các chuyến đi của các quan chức cao cấp nhất của nước Nga và nhưng chuyến viếng thăm của các chính khách nước ngoài trong đó có Reagan, Mitterrand, Bush, Fidel Castro và Arafat đều diễn ra dưới máy ngắm của các tay súng thiện xạ và dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của ban 9.
Khôi hai, phưc tap ngoai dư kiên
Theo lời kể của cựu đội trưởng ban 9 Velichko với báo “Sự thật thanh niên” thì trong công việc của ông đã xảy ra những chuyện khôi hài và ngoài dự kiến.
Khi Reagan hoặc Bush đi thăm chính thức nước Nga thì trên tất cả những mái nhà xung quanh sứ quán Mỹ đều có các tay súng thiện xạ trực sẵn. Trong thời gian ông Bush- cha ở thăm Moskva, các tay thiện xạ đã tia thấy một người đàn ông trong ngôi nhà bên cạnh đang nấp sau tấm mành che và xoay trong tay bộ cảm biến. Để tránh môt vụ scandal chính trị, cần phải ngăn chặn gấp hành động của kẻ gian. “Trong vòng 3 phút các chiến sỹ của tôi đã tìm ra căn phòng và ập vào – ông Velichko kể – và kẻ bị tình nghi là khủng bố đứng nép sau cửa sổ nhìn ra đường phố, trong tay là chiếc điều khiển truyền hình và anh ta cùng lúc đang bấm tanh tách vào các kênh. Trong suốt thời gian đó, tay súng đã chờ lệnh có nổ súng hay không”. Rất may là trong các tình huống như vậy thực tế không có nạn nhân, bơi ở Ban 9 người ta đã kiểm tra thông tin trước khi nổ súng.
Theo thừa nhận của ông Velichko thì trong thời gian làm công tác bảo vệ Gorbatrov ông không thích Nhà hát Lớn cho lắm. Như đã biết thì ông Tổng bí thư Gorbatrov và vợ là Raixa Makximovna rất thích đến nhà hát xem opera và múa balet đến mức mà Velichko buộc phải tổ chức giám sát thao tác kỹ thuật của nhà hát. “Mức độ kiểm tra là thế này – ông kể – Thí dụ như tôi đã bỏ đạn vào một nơi tình cờ (như tầng hầm hoặc gian áp mái) và nếu như người ta không tìm ra nó thì kết luận là chất lượng giám sát kém. Tại đây còn sử dụng cả chó nghiệp vụ, máy dò khí…. Nhà hát đã không được sửa chữa từ những năm 30. Chúng tôi đã phải tiến hành kiểm tra và hoá ra, tất cả các thiết bị đều tàn tạ. Vì vậy tôi đã viết một bản tuyên bố coi việc tiến hành các biện pháp với quy mô lớn là nguy hiểm do việc cũ nát của toà nhà. Thế nhưng Gorbatrov đã nhiệt tình phê là: được phép có ngoại lệ”.
Tông thông G.Bush thăm nươc Nga
Để không lộ bí mật quốc gia, các nguyên thủ Liên Xô thời trước đi công du nước ngoài có mang kèm theo chiếc xe Zil của mình. Theo lời kể của viên sỹ quan KGB, mọi chuyện bắt đầu từ chuyến thăm Mỹ của Nikita Khrutsov. Khi đó người Mỹ đã chuyển trước cho ông chiếc xe Cadillac để đi lại. Khi các cuộc thương lượng vừa mới kết thúc, Khrutsov ngồi vào xe với các bộ trưởng và kể về những người Mỹ ngu ngốc và ngày mai ông sẽ nắm họ trong tay, mà trong xe thì có gắn “máy nghe trộm”. Khi trinh sát của mình nói điều này, ông chỉ phẩy tay: “Rồi tôi sẽ cho họ biết tay!” Và thực tế là việc đem theo những chiếc xe riêng đi khắp thế giới vẫn rẻ chán, còn hơn là để những cuộc thương lượng quan trọng cấp quốc gia bị thất bại do sự rò rỉ tin tức.
Có nhiều vị nguyên thủ nước ngoài còn được các nhân viên bảo vệ của Ban 9 nhắc đến bởi tính khác thường của mình. Chẳng hạn như vệ sỹ người Moskva của tổng thống Phần Lan Urho Calev Kecconen mỗi sáng buộc phải chạy theo “thân chủ” của mình trên một chặng đường dài. Tất nhiên là anh ta phải chạy ngang hàng với vị nguyên thủ đo, nhưng để việc bảo vệ được tốt thì anh ta đã kiệt sức nên đành phải tìm một vệ sỹ là vận động viên về môn chạy.
Video đang HOT
Còn người đội trưởng đội bảo vệ của chủ tịch Cuba Fidel Castro đã kể chuyện vị nguyên thủ của Cuba đã bay đến Venezuela, nơi người ta mời ông đến phát biểu với cương vị chủ tịch nước. Khi đội bảo vệ yêu cầu Fidel hủy cuộc gặp với những kẻ chống đối còn ở lại Cuba thì Fidel tuyên bố: “Các anh muốn cho tôi chết trên giường sao? Tôi phải chết như một người cách mạng, ở trên trận chiến. Còn nhiệm vụ của các anh là để điều này xảy ra càng muộn càng tốt”. Người đội trưởng bảo vệ thú nhận: Ngay cả minh cũng không biết là Fidel bay trong chiếc phi cơ nào, ngồi trong chiếc xe nào, bởi vì Fidel chuyển từ xe này sang xe khác khi đi trong đường hầm. Mà như đã biết, đã có hơn 600 cuộc mưu sát được thực hiện nhằm vào Fidel mà việc bảo vệ thường ở trên không phận.
Theo lơi kê của ông Velichko thì công việc với ông chủ tịch Palestin Iaser Arafat mới thật sự là phức tạp, vì lý do bảo mật nên ông này không bao giờ bay đến đúng giờ.
Đôi bao vê tông thông Nga V.Putin
Bảo vệ tông thông va thu tương thê nao?
Hiện nay việc bảo vệ tổng thống LB Nga Putin và thủ tướng Medvedev là nhiệm vụ của FSO (Cơ quan bảo vệ của liên bang). Đi cùng với ông Putin từ Kremli đến Nhà Trắng là những người đã từng tháp tùng ông trong suốt những năm ông ở cương vị tổng thống và thủ tướng. Con các sỹ quan đã làm việc với thủ tướng Medvedev đã “kề cận” với ông ngay từ khi ông bước vào điện Kremli – điều này đã có từ trước khi ông giữ cương vị này. Lãnh đạo FCO của Nga là tướng quân đội Evgheni Murov, còn người đứng đầu cơ quan an ninh của tổng thống (trực thuộc FSO) là trung tướng Viktor Zolotov.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi nước Nga thông qua luật “Về bảo vệ nhà nước” và bắt đầu có hiệu lực từ mùa xuân năm 1996. Giám đốc cơ quan bảo vệ liên bang Nga, tướng quân đội là Evghenhi Murov, đã kể cho tờ báo “Sự thật thanh niên” chuyện về công việc của cơ quan và về sự nhạy bén của những người bảo vệ tổng thống.
Theo lời ông Murov thì “Những năm gần đây đã hình thành được một cơ quan liên bang có cơ cấu tối ưu phù hợp vơi thời nay, có những cán bộ được đào tạo chuyên môn cao và một cơ sở vật chất- kỹ thuật cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nhất”. Ngoài ra, đã sáng chế được những mẫu mới nhất về kỹ thuật quân sự và vũ khí chuyên dụng đặc biệt dành cho các cơ quan đảm trách về an ninh của các nguyên thủ quốc gia”. Murov cũng kể rằng, sau lời phát biểu của Dmitri Medvedev nhâm chức thu tương LB Nga, đội bảo vệ của ông vẫn giữ nguyên như trước. Đội “đã làm việc với ông từ thơi ông được bầu làm tổng thống và vơi cương vi đo ông đã ban hành sắc lệnh đặc biệt về đảm bảo cho hoạt động của minh” – giám đốc cơ quan Liên bang giải thích.
Đôi bao vê thu tương Nga D.Medvđev
Theo lời ông Murov, điều cơ bản cần quan tâm trong việc đào tạo nhân viên của cơ quan này là việc rèn luyện thể lực. “Các sỹ quan của FSO ngay cả khi lam viêc quá tải vân phải tập trung sự chú ý cao độ cũng như phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Nghĩa vụ của FSO còn là đảm bảo an toàn cho “các vị khách nước ngoài cấp cao”. Để làm nhiệm vụ này đã có nhiều sỹ quan của cơ quan “thông thạo cac ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung”. Hơn thế, điều này không chỉ cần thiết đối với những người bao vê cho cac chuyến đi thăm của các nhà lãnh đạo ra nước ngoài mà còn cần đối với những nhân viên phụ trách việc thông tin giữa các quốc gia được gọi là “đường dây nóng”…
Theo Bích Nguyên
Pháp luật Việt Nam
Cựu du học sinh Việt Nam kể chuyện đi chặt mía với Lãnh tụ Cuba Fidel
Ông Nguyễn Xuân Thử nhớ lại kỷ niệm khi là du học sinh Việt Nam ở Cuba từng được gặp lãnh tụ Fidel Castro.
"Khi nghe tin nhà lãnh tụ, người hùng Mỹ Latinh, nhân vật huyền thoại Fidel Castro ra đi mà trái tim tôi vô cùng đau xót. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc đó bằng lời..."- KTS Nguyễn Xuân Thử, cựu du học sinh Cuba những năm 1960 (cựu sinh viên khóa 1, ĐH Kiến Trúc Hà Nội, 1961-1966) chia sẻ. "Đến bây giờ, tôi vẫn chưa quên được cảm giác đau nhói đó. Và điều ân hận nhất là tôi biết tin cụ ra đi quá muộn".
KTS Nguyễn Xuân Thử, cựu du học sinh Cuba
Ông Thử nghẹn ngào: "Tôi rất buồn, hôm cụ Fidel Castro mất là gia đình có việc nên không xem được tivi, nghe đài. Đến hôm sau khi mở báo mạng mới biết ông Fidel đã mất. Lúc đó tôi cảm thấy mình có lỗi rất lớn với Fidel Castro. Tôi mở báo mạng, tìm đọc các bài viết về ông, về đất nước Cuba thân yêu. Đặc biệt là cảm giác của người dân Việt Nam và thế giới khi đón nhận thông tin này như thế nào".
"Chưa có dân tộc nào yêu quý Việt Nam chân thành như Cuba. Với nhân dân Cuba, họ coi những người Việt Nam là những anh hùng thực sự. Trong mắt các du học sinh Việt Nam tại Cuba những năm 1960 thì Cuba là một dân tộc anh hùng, giàu lòng nhân ái và văn minh..."- ông Thử nhớ lại.
Ông Nguyễn Xuân Thử sang thực tập sinh tại Cuba vào năm 1969, trong đoàn có 10 người của Bộ Kiến trúc. 3 năm sau, ông Thử về nước. Năm nay gần 80 tuổi nhưng ông Nguyễn Xuân Thử vẫn nhớ như in những hình ảnh và kỷ niệm của ông đối với đất nước Cuba anh em.
Hồi tưởng lại kỷ niệm xưa, ông Nguyễn Xuân Thử kể: "Một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi là khoảng cuối năm 1969, đầu năm 1970, Cuba phấn đấu 10 triệu tấn đường, 1 trong những mô hình phát triển kinh tế lớn của Cuba thời bấy giờ.
Lãnh tụ Fidel Castro trong một buổi chặt mía năm 1969. (Ảnh: SPUTNIK)
Việt Nam cũng thể hiện sự ủng hộ Cuba bằng việc hưởng ứng Ngày Việt Nam trên đồng mía. Tất cả cán bộ ĐSQ, thực tập sinh, sinh viên Việt Nam đều đi chặt mía. Đáp lại tình cảm nồng ấm đó, chỉ có cán bộ ĐSQ và thực tập sinh, sinh viên Việt Nam được chặt mía cùng khu vực với Bộ Chính trị của Cuba.
Ông Fidel Castro mặc quân phục cũng đi chặt mía cùng với chúng tôi. Mỗi người dân Cuba chặt bao nhiêu mía thì Fidel Castro cũng chặt khối lượng mía như thế, thậm chí còn nhiều hơn.
Chúng tôi chặt đến 11h trưa thì nghỉ. Sau đó, ông Fidel Castro mời tất cả ĐSQ với các chuyên gia Việt Nam ngồi lại nói chuyện. Mọi người quây quần xung quanh nghe ông Fidel nói. Chúng tôi cảm nhận được những tình cảm gần gũi, thân tình, ấm áp từ một lãnh tụ dành riêng cho những người Việt Nam xa quê".
KTS Nguyễn Xuân Thử đang tìm lại những hình ảnh hồi ở Cuba
Kỷ niệm thứ 2 đối với ông Thử là được nghe lãnh tụ Fidel Castrol nói chuyện ở Quảng trường Cách mạng. Ông Fidel đã nói chuyện 6 tiếng đồng hồ mà không cần văn bản. Câu chuyện của ông nói chủ yếu về cách mạng Cuba, cách mạng thế giới và đặc biệt là nói đến Việt Nam. "Tôi còn nhớ, đi đến đâu, ông Fidel Castrol cũng nói: "Vì Việt Nam - Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
"Chúng tôi chỉ là nghiên cứu sinh, thực tập sinh nhưng khi về vùng sâu, vùng xa thấy họ đón tiếp trọng thị quá. Chúng tôi về thăm trường mà học sinh đứng hai bên đường cầm cờ Việt Nam và cờ Cuba vẫy chào."- ông Thử kể.
KTS Nguyễn Xuân Thử: Fidel Castro là một vị lãnh tụ rất đặc biệt
Đối với ông Thử, Fidel Castro là một vị lãnh tụ rất đặc biệt, ông chưa bao giờ quên cảm nhận đặc biệt khi được gặp vị lãnh tụ trên cánh đồng mía một cách rất gần gũi.
Ông nói: "Tình cảm của nhân dân Cuba đối với lãnh tụ Fidel Castro giống như nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Hình ảnh người dân Cuba khóc thương ông Fidel Castrol gợi cho tôi nhớ lại người dân nước mình khóc Bác Hồ mất. Đây là lần thứ 2, trái tim của tôi lại nhỏ máu".
(Theo VOV)
Cuba tiễn lãnh tụ Fidel Castro về nơi an nghỉ Ngày 30.11 (giờ địa phương, tức 1.12, giờ Việt Nam), đoàn xe tang chở di cốt của lãnh tụ Fidel Castro rời thủ đô Havana bắt đầu hành trình đến thành phố Santiago de Cuba. Xe chở di cốt lãnh tụ Fidel Castro Sau lễ tưởng niệm chính thức tại quảng trường Cách mạng với sự tham dự của 60 đoàn khách quốc...