Nước Mỹ và nỗi ám ảnh từ bóng ma giá dầu
Không chỉ thất bại và buộc phải giảm sản lượng khai thác thông qua việc các hãng dầu đá phiến phải giảm hoạt động, nước Mỹ còn đang đối mặt với những hệ lụy không hề nhỏ từ cuộc chiến giá dầu cay đắng này.
Kinh tế Mỹ trong quý 4.2014 sụt giảm nghiêm trọng từ bóng ma giá dầu, và giờ đây nước Mỹ lại đang phải đối mặt với một trong những bóng ma mà nó sợ hãi nhất: đình công.
“Thắng làm vua, thua làm giặc”, câu thành ngữ này đang trở nên đúng hơn bao giờ hết đối với nước Mỹ, những người vừa phải chấp nhận thất bại trong cuộc chiến giá dầu căng thẳng với OPEC. Không chỉ thất bại và buộc phải giảm sản lượng khai thác thông qua việc các hãng dầu đá phiến phải giảm hoạt động, nước Mỹ còn đang đối mặt với những hệ lụy không hề nhỏ từ cuộc chiến giá dầu cay đắng này.
Kinh tế Mỹ trong quý 4.2014 sụt giảm nghiêm trọng từ bóng ma giá dầu, và giờ đây nước Mỹ lại đang phải đối mặt với một trong những bóng ma mà nó sợ hãi nhất: đình công.
Các chuyên gia và học giả Mỹ sẽ còn phải nói rất lâu nữa về vấn đề giá dầu đã tác động ra sao đến kinh tế nước Mỹ trong thời gian qua. Đã có lúc nó là chiếc đòn bẩy thần kỳ đưa kinh tế Mỹ hồi phục với tốc độ tên lửa, khi đạt mức tăng trưởng cao ngất ngưởng là 4,6% và 5% trong quý 2 và quý 3.2014; nhưng khi giá dầu giảm mạnh sau khi OPEC tuyên chiến, ngành dầu lửa lại đang là hòn đá tảng buộc vào chân người Mỹ đang chìm dần dưới mặt nước.
Kinh tế Mỹ sụt giảm tăng trưởng bất ngờ trong quý 4.2014 khi chỉ đạt 2,6%, nhưng có vẻ như hệ lụy mà nền kinh tế số một thế giới phải chịu đựng vẫn chưa dừng lại tại đó.
Theo đó, một cuộc đình công lớn nhất trong vòng vài năm trở lại đây đã diễn ra ở một số nhà máy lọc dầu trên toàn nước Mỹ. Theo đó, công nhân tại các nhà máy đang chiếm khoảng 10% công suất lọc dầu của Mỹ đã tuyên bố đình công kể từ ngày 1.02.2015 để phản đối chính sách lương bổng mà các ông chủ trả cho mình.
The United Steelworkers Union, công đoàn lao động đại diện cho công nhân ở 200 nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn gas và nhà máy hóa chất đã phát động các thành viên của mình ngừng hoạt động để phản đối hợp đồng lao động mới sau khi những cuộc thương lượng với hai ông lớn trong ngành là Exxon Mobil và Chevron về năm yêu cầu của công đoàn đã đổ bể.
Đây được xem là cuộc đình công lớn nhất trong ngành dầu ở Mỹ kể từ năm 1980, nguyên nhân chủ yếu được lý giải là do việc thắt chặt chi tiêu của các tập đoàn năng lượng do giá dầu thế giới sụt giảm và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Làn sóng bị cắt giảm lương và thất nghiệp trong ngành dầu ở Mỹ tăng mạnh sau khi nước này thất bại trước OPEC trong cuộc chiến giá dầu.
Các giàn khoan ở Mỹ hoặc là ngưng không khoan thêm các giếng mới, hoặc là giảm sản lượng khai thác, dẫn đến lượng công nhân mất việc ngày càng tăng. Giờ đây, đến lượt công nhân trong các nhà máy lọc dầu lãnh đủ do lượng dầu thô khai thác ngày càng giảm dẫn đến lượng dầu cần lọc cũng giảm đi trông thấy.
Video đang HOT
Vụ đình công này đang được giới phân tích đánh giá là một tai họa mới cho ngành dầu lửa Mỹ vốn đã quá ảm đạm trong thời gian vừa qua. Công suất của các nhà máy nơi công nhân đình công có thể lên tới 1,82 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày, và ngày càng có nhiều nhà máy khác đang hưởng ứng vụ đình công này bằng cách làm tương tự khiến một số đại gia khác như Shell cũng bắt đầu lo lắng.
Tình hình hiện tại đang đe dọa một cuộc đình công quy mô diễn ra trên quy mô toàn bộ ngành dầu lửa, có thể khiến kinh tế Mỹ và ngành dầu nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giới chức Mỹ nói chung luôn rất e ngại hiện tượng đình công, khi nó luôn đem lại những hậu quả lớn nhưng lại luôn rất khó giải quyết.
Các chuyên gia cho rằng đây là một hệ lụy tất yếu từ sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến giá dầu. Trước khi giá dầu sụt giảm thì mức giá cao có lúc lên tới trên 100 USD/thùng đã khiến ngành dầu trở thành lĩnh vực béo bở ăn nên làm ra nhất nước Mỹ, doanh thu cao và thu nhập công nhân cao khiến cho dầu lửa trở thành đòn bẩy vực dậy cả nền kinh tế Mỹ.
Nhưng khi giá dầu giảm, chính phủ Mỹ đã không có những động thái rõ rệt cần thiết để hỗ trợ ngành công nghiệp được coi là chiếc đòn bẩy của nền kinh tế này, dẫn đến việc hàng loạt các hãng dầu đá phiến Mỹ phải giảm sản lượng hoặc ngưng hoạt động. Sự sụt giảm trầm trọng doanh thu đã khiến các công ty hoặc là sa thải bớt công nhân, hoặc là giảm lương khá mạnh, sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa trước khi dầu giảm giá và sau khi dầu giảm giá đã khiến người lao động bị sốc, và họ chọn đình công như một giải pháp để thay đổi tình hình.
Tuy vậy, lại có những người đang tươi tỉnh hơn bao giờ hết khi chứng kiến dầu giảm giá ở Mỹ, đó là các nhà buôn dầu độc lập vốn tập trung khá nhiều ở nước này. Các nhà buôn này luôn mua dự trữ rất nhiều dầu khi giá dầu chạm đáy, và lập tức tung ra kiếm lời khi giá đã tăng trở lại.
Khi giá dầu suy giảm vào năm 2008, những nhà buôn dầu lớn nhất thế giới đã thu lợi nhuận lên tới cả tỷ USD từ việc dự trữ và ăn chênh lệch này. Ở thời điểm hiện tại, lượng dầu được các nhà buôn độc lập này tích trữ ở Oklahoma đã tăng hơn 85% kể từ tháng 8.2014, lên tới 33 triệu thùng, và họ chỉ chờ khi giá dầu nhích lên là lập tức bán ra ngay lập tức để kiếm lời.
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
Putin hô, Medvedev ứng: Nước Nga về đâu?
Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây. Tuy nhiên, nó cũng khiến không ít người lo ngại nếu cả đoàn tàu chệch bánh.
Tung hứng ăn ý
Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev hôm 20/9 đưa ra lời cảnh cáo với Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, các nhà sản xuất của EU sẽ mất hết vị thế từng có tại thị trường Nga sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ.
Theo tờ RT, lý do được Thủ tướng Nga đưa ra là thị trường sẽ được các DN trong và ngoài nước khác chiếm hết. Nga và phương Tây sớm hay muộn cũng sẽ phải giải quyết các khúc mắc bởi không thể mãi trừng phạt nhau. Nhưng khi quan hệ bình thường trở lại thì các DN châu Âu sẽ không thể quay trở lại thị trường Nga như cũ và đây là cái giá mà EU phải trả.
Theo ông Medvedev, cấm vận sẽ làm EU sẽ mất sạch thị phần tại Nga. Đồng thời, nhà lãnh đạo này cho biết, Moscow sẽ ưu tiên đối với các đối tác Mỹ Latinh và châu Á giúp đỡ Nga trong lúc khó khăn, ngầm hứa hẹn các cam kết dài hạn trong hợp tác thương mại với Nga.
Trước đó, hôm 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã vi phạm các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cho biết Nga không có ý định trả đũa và khẳng định các lệnh trừng phạt đó sẽ khiến Nga tự vực dậy nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Sự kết hợp hoàn hảo cả phát ngôn và hành động giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev cho thấy cặp đôi này vẫn cùng nắm tay trong cuộc đối đầu với Phương Tây.
Trả lời Reuters, ông Putin cho biết Nga sẽ nghĩ tới những lợi ích của nền kinh tế với trọng tâm là phát triển và bảo vệ các nhà sản xuất và thị trường trong nước trước những sự cạnh tranh không công bằng.
Có thể thấy, tuyên bố của Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev trong vài ngày qua tiếp tục rất "ăn ý" với Tổng thống Putin. Gần đây, các tuyên bố này dường như không còn gắn với hàng loạt các biện pháp trừng phạt mà các nhà lãnh đạo Nga liên tục đưa ra trước đó, mà thay vào đó là các cảnh báo về hậu quả của các đòn trừng phạt đáng tiếc này.
Trước đó, ngay sau khi đón nhận thông tin phương Tây chính tiếp tục ấp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới, cùng với những cảnh báo trả đũa, ông Putin cho biết, nước Nga sẽ hướng theo con đường kinh tế tự chủ. Lệnh trừng phạt của phương Tây thậm chí còn giúp Nga tăng khả năng tự cung tự cấp.
Trợ lý Tổng thống Nga Andrei Belousov bên lề hành lang một hội thảo kinh tế khi đó cho biết, có rất nhiều lĩnh vực phi nông sản thực phẩm mà mức độ lệ thuộc của phương Tây vào nó lớn hơn phía Liên bang Nga rất nhiều. Các mặt hàng được nêu ra như ôtô nhập khẩu, nhất là ô tô đã qua sử dụng và các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như quần áo...
Putin và Medvedev đưa nước Nga về đâu?
Phản ứng cũng gần như tức thời trước gói trừng phạt số 2 mà phương Tây đưa ra, Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev khi đó đã đề cập tới các biện pháp trả đũa trong đó có tuyên bố cho rằng: nếu cấm vận nhắm vào ngành năng lượng và tài chính, Nga sẽ phản ứng tương xứng và nhấn mạnh sẽ chỉ có hãng bay của "các nước bạn bè với Nga" được bay qua không phận nước này.
Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt "khá bất thường" của Mỹ và EU.
Trong khoảng thời gian EU đang cân nhắc thời điểm áp dụng gói trừng phạt mới, Tổng thống Vladimir Putin hôm 10/9 cho biết, Nga phải duy trì răn đe hạt nhân để đối phó với những mối đe dọa an ninh đang gia tăng. Ông Putin cũng đã nhắc nhở các đối tác phương Tây rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân.
Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng không ngần ngại cảnh báo cho rằng, Mỹ và EU cần tính tới những lợi ích của một cường quốc hạt nhân như Nga.
Theo trang Channel News Asia, ông Medvedev nhấn mạnh, Nga sở hữu phần lãnh thổ rộng lớn nhất. Họ có năng lực hạt nhân, có gần 150 triệu dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào...
Hàng loạt các biện pháp trả đũa đã được các nhà lãnh đạo Nga đề cập dồn dập trong khoảng 2 tuần qua, từ cấm nhập khẩu ôtô, quần áo, ngừng sử dụng USD, thậm chí là cấm sử dụng không phận Nga... Những lời đe dọa liên quan tới dầu khí, tới mùa đông lạnh giá và thậm chí là những lời bóng gió về năng lực hạt nhân... đều đã được nhắc tới.
Tuy nhiên, có một thực tế là, trừng phạt là điều mà không chỉ châu Âu mà Nga cũng không hề mong muốn.
Những tín hiệu phát đi từ ông Putin và ông Medvedev gần đây đều cho thấy, Nga đang rất thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp trả đũa. Nền kinh tế Nga đã phát triển khá mạnh mẽ trong thập kỷ qua, thị trường rộng lớn, tài nguyên dồi dào... Tuy nhiên, trong một thế giới hiện nay khi mà các nền kinh tế quan hệ mật thiết với nhau để phát triển thì Nga rõ ràng không muốn tự tách mình ra.
Những phát biểu gần nhất của ông Putin cho thấy, Nga bất bình với những quyết định trừng phạt "khá bất thường" của Mỹ và EU. Ông Putin cũng tính tới các biện pháp trả đũa nhưng khẳng định những biện pháp này sẽ có lợi cho Nga, không hủy hoại Nga.
Thủ tướng Medvedev cuối tuần qua cho biết, Nga luôn nhìn về cả phương Tây và phương Đông. Theo đó, trong những năm tới, Nga sẽ thiết lập hợp tác với chặt chẽ với khu vực châu Á, nhưng đồng thời Nga không định rời bỏ truyền thống và tiếp tục nhìn cả về phương Tây lẫn phương Đông.
Theo vị thủ tướng này, Nga thúc đẩy ngành công nghiệp và nông nghiệp nội địa và hướng về châu Á nhưng không muốn tách khỏi nền kinh tế toàn cầu đồng thời cảnh báo mọi nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập và phớt lờ Moscow là không thể.
Theo Văn Minh
Vietnamnet
Trừng phạt mới của EU với Nga: Có hiệu lực vào hôm nay Các lệnh trừng phạt mới của EU với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có hiệu lực vào ngày hôm nay 12/9, theo đó 5 ngân hàng nhà nước lớn của Nga không được vay vốn và các công ty dầu khí, quân sự của Nga bị giới hạn làm ăn với EU. Lệnh ngừng bắn mong manh ở đông Ukraine...