Nước Mỹ tưởng niệm 12 năm vụ khủng bố 11/9
Tổng thống Mỹ Obama, Phó Tổng thống Biden và các thành viên chính phủ đã tham dự lễ mặc niệm vào 8h46 phút ngày 11/9, đúng thời điểm chiếc máy bay bị cướp đầu tiên đâm vào tòa Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York cách đây 12 năm.
Tổng thống Obama tại lễ mặc niệm các nạn nhân.
Ngày 11/9, cả nước Mỹ đã tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể 3.000 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố cách đây 12 năm, 11/9/2001 – 11/9/2013, nhằm vào tòa tháp đôi thương mại ở New York và Lầu Năm Góc.
Buổi lễ được đánh dấu bằng lễ mặc niệm vào đúng thời điểm xảy ra vụ khủng bố cách đây 12 năm với sự tham gia của Tổng thống Obama và phu nhân, Phó Tổng thống Joe Biden và phu nhân, cùng các thành viên chính phủ.
Sau đó, Tổng thống Obama cùng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Martin Demsey đã tham dự lễ tưởng niệm hơn 100 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào Lầu Năm Góc.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Obama bày tỏ sự thương tiếc cho gần 3.000 người vô tội đã bị bỏ mạng cách đây hơn một thập kỷ, đồng thời tuyên bố sẽ bảo vệ nước Mỹ trước các nguy cơ khủng bố.
Tuy không đề cập trực tiếp tới Syria, nhưng ông Obama cho rằng việc sử dụng vũ lực đôi khi là cần thiết, cho dù “vũ lực đơn thuần không thể xây dựng được một thế giới theo ý muốn của Mỹ”.
Sau lệ tưởng niệm, Tổng thống Obama đã tham gia hoạt động quyên góp từ thiện tại thủ đô Washington và kêu gọi người dân Mỹ hãy tưởng nhớ các nạn nhân bằng việc giúp đỡ các công đồng mà mình đang sinh sống.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ cũng tới viếng 4 nhân viên ngoại giao Mỹ, gồm Đại sứ Christopher Stevens và 3 nhân viên dưới quyền, những người đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi, Libya, ngày 11/9 năm ngoái.
Trong khi đó, tại thành phố New York, gia đình và bạn bè của các nạn nhân đã tổ chức lễ truy điệu theo nghi thức đã trở thành truyền thống tại Đài tưởng niệm được xây dựng gần nơi tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới cũ. Tại buổi lễ, tên của các nạn nhân đã lần lượt được xướng.
Video đang HOT
Một buổi lễ tưởng niệm khác cũng được tổ chức ở thị trấn Shankville, bang Pennsylvania, nơi 33 hành khách và 7 nhân viên phi hành đoàn trên chuyến bay số 93 của hãng United Airlines bị thiệt mạng khi họ tìm cách giành quyền kiểm soát chiếc máy bay từ tay không tặc.
Nhiều lễ tưởng niệm khác cũng được tổ chức tại các trường học, gia đình các nạn nhân và các nơi công cộng ở nhiều thành phố của nước Mỹ.
An ninh đã được tăng cường tại nhiều địa điểm, công trình công cộng và cơ sở quan trọng trong và ngoài nước Mỹ trong dịp này. Thông báo của Nhà Trắng cho biết các biện pháp trên là cần thiết nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn vụ việc tương tự vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Benghazi.
Ngày 11/9 cách đây 12 năm, 19 kẻ khủng bố Hồi giáo đã đồng loạt cướp 4 chiếc máy bay dân sự đâm vào tòa nhà Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, Lầu Năm Góc và bang Pensylvania, làm gần 3.000 người thiệt mạng. Trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden và nhóm khủng bố al-Qaeda đã thừa nhận tiến hành vụ khủng bố kinh hoàng mà cho tới nay vẫn để lại nhiều di chứng cho nước Mỹ.
Vũ Anh
Theo Dantri
Đề xuất của Nga giúp Obama rút êm khỏi "canh bạc" Syria?
Không được đa số người dân ủng hộ và đối mặt với cuộc bỏ phiếu khó lường tại quốc hội về đề xuất tấn công Syria, Tổng thống Mỹ Obama có lẽ đã bất ngờ tìm được lối thoát êm cho "canh bạc" tại Syria sau sáng kiến từ Nga.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Sau khi thông qua một chính sách ngoại giao dữ dội với Syria, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nắm lấy một phao cứu sinh chính trị được đem đến bởi những người ít ai ngờ tới nhất - đối thủ Nga đầy lạnh lùng.
Đề nghị bất ngờ của Mátxcơva với đồng minh Damascus trong việc đặt vũ khí hóa học của nước này dưới sự giám sát quốc tế đã nhận được phản hồi lập tức từ Washington.
Thỏa thuận cuối cùng đạt được có thể còn gặp rất nhiều trở ngại - chưa kể đến việc triển khai hay xác thực nó. Mỹ cũng có thể hoài nghi về một chiêu "câu giờ" của Syria giữa lúc các tàu chiến Mỹ chỉ đang trực chờ khai hỏa cũng như động cơ thực sự của Nga trong việc này. Nhưng phản ứng nhanh chóng của Obama trước đề xuất trên đã hé lộ phần nào sự đơn độc về chính trị của ông chủ Nhà Trắng.
Sự ủng hộ dành cho hành động quân sự tại quốc hội đang dần tan biến, trong khi uy tín với tư cách chính khách của thế giới cũng đang bị hoài nghi.
Trong các cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai ông Obama đã ngợi khen kế hoạch của sơ khai của Nga là diễn biến "có tiềm năng tích cực", và rằng "nó có thể xảy ra, nếu đó là sự thật".
Trước đó, ông Obama đã dự định sử dụng khung giờ vàng trên các kênh truyền hình quốc gia ngày thứ Ba để kêu gọi người dân Mỹ đồng thuận với kế hoạch không kích của mình, nhằm trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria hôm 21/8 mà Washington khẳng định khiến 1.400 người thiệt mạng.
Ý tưởng về một cuộc can dự nữa của Mỹ vào "vạc dầu" Trung Đông là một đề tài khó thuyết phục với công chúng Mỹ, những người đã chán ngán chiến tranh, và cả nhiều nhà lãnh đạo của đồi Capitol. Trong khi đó kế hoạch của Nhà Trắng bị xem là mù mờ, thiếu rõ ràng.
Nhưng nay, khi ông Obama bước vào căn phòng phía Đông của Nhà Trắng, ông có thể ít nhất khẳng định đường hướng cho một chính sách từng bị xem là đầy xáo trộn. Nay họ có thể khẳng định rằng lời kêu gọi tấn công đơn độc của Obamba chính là chất xúc tác cho sự ra đời bản đề xuất của Nga.
Hy vọng về một sự đột phá xuất hiện vào đúng ngày khi rủi ro chính trị của vị Tổng thống Mỹ lên cao, bởi ngày một nhiều nghị sỹ, bao gồm cả một thành viên đảng Dân chủ lên tiếng phản đối hành động quân sự.
Tuần trước, Nhà Trắng dường như còn tin rằng Thượng viện sẽ hậu thuẫn ông Obama, nhưng cuối cùng các thượng nghị sỹ có vẻ đã bị ảnh hưởng bởi tâm lý chống chiến tranh mạnh mẽ tại Hạ viện.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện của đảng Dân chủ Harry Reid, sau khi hay tin về kế hoạch của Nga, đã quyết định hoãn phiên bỏ phiếu tại Thượng viện, dự kiến diễn ra vào thứ Tư, và để cho Nhà Trắng rộng đường lựa chọn.
Cho dù có có hy vọng vào một bước đột phá hay không, việc thuyết phục công chúng về hành động tấn công quân sự mới tại Trung Đông với ông Obama cũng không khác nào một nhiệm vụ chính trị hầu như bất khả thi.
Trước đó ông đã công khai phản bác vai trò của Mỹ tại Syria trong vòng 2 năm, và không che giấu mong muốn tránh xa khỏi khu vực Trung Đông.
Khảo sát hôm thứ Hai của kênh CNN cho thấy cứ 10 người Mỹ thì có 6 người phản đối tấn công quân sự - một thực tế chính trị đã khiến các nhà lập pháp do dự trước những thuyết phục của Obama.
Trong một kỷ nguyên mà sức mạnh của một tổng thống trong việc đưa ra các thông điệp bị ngăn cản bởi môi trường truyền thông phân tán, ông Obama đang gặp khó khăn trong việc khiến gió đổi chiều.
Giáo sư Thomas Baldino, một chuyên gia về các Tổng thống tại đại học Wilkes cho biết, các bài diễn văn của Tổng thống hiện hầu như có ít tính quyết định.
"Suốt cả đời mình, tôi không thể tìm được một bài diễn văn nào có thể tạo ra thay đổi lớn với quan điểm của công chúng", Baldino nói. "Có những bài diễn văn tạo ra sự kích thích, nhưng một khi quan điểm của công chúng đã định hình, rất khó để đảo ngược quán tính đó".
Obama đã lấy cơ sở đạo đức để trừng phạt Assad, với cảnh báo rằng một nhà độc tài không được phép tấn công khí độc phụ nữ và trẻ em mà không bị trừng phạt. Ông cũng cảnh báo việc Iran đang theo dõi phản ứng của Mỹ đối với sự vi phạm một chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, ông thừa nhận nỗ lực của mình có lẽ là vô ích.
"Tôi không chắc liệu chúng ta có thể được đa số người Mỹ ủng hộ", Obama khẳng định với kênh CBS. Ông cũng cam kết làm rõ mục đích của mình tại Syria - vốn bị phân tán một phần do sự không nhất quán trong cách truyền đi thông điệp của Nhà Trắng.
"Việc này không giống Iraq, nó cũng không giống Afghanistan", ông nói và cam kết hành động quân sự sẽ có giới hạn. Obama cũng nhấn mạnh khía cạnh nhân đạo. "Bất kỳ bậc cha mẹ nào nhìn thước phim những đứa trẻ bị đầu độc, tôi nghĩ họ hiểu thế là nào là một thảm kịch nhân đạo".
Hiếm khi nào trong thời gian làm Tổng thống, ông Obama phải viện tới sự kết nối về cảm xúc với công chúng mà ông đang muốn thay đổi quan điểm.
Một giải pháp cho Syria đã lộ diện sau khi Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về một kế hoạch có thể xảy ra trong một nhận xét rõ ràng bâng quơ tại London. Bộ ngoại giao Mỹ ngay sau đó đã phủ nhận đây là một đề xuất nghiêm túc, nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhanh chóng nắm lấy bình luận đó, và ý tưởng nhanh chóng được tán đồng tại châu Âu.
Nhà Trắng tiếp đó đã đón lấy trái bóng và ông Obama nhanh chóng khẳng định đóng góp một phần vào ý tưởng này, khi tuyên bố đã thảo luận về khả năng này với Tổng thống Nga Putin năm ngoái tại Mexico và tuần trước tại Nga.
Thanh Tùng
Theo AFP
Syria chấp thuận giao nộp vũ khí hóa học để tránh bị tấn công Bộ trưởng ngoại giao Syria Walid Muallem khẳng định chính phủ nước này đã chấp thuận đề xuất của Nga về việc giao nộp kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế để tránh bị tấn công. Trong khi đó Pháp đã chuẩn bị một nghị quyết để trình Liên Hợp Quốc. Bộ trưởng ngoại giao Syria Walid Muallem Thông tin...