Nước Mỹ lại ‘nóng’ tranh luận về tuổi tác của tổng thống
Khi Tổng thống Dwight D. Eisenhower cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, một yếu tố khiến ông lo ngại là tuổi tác. Và khi đó ông mới 64 tuổi.
Tổng thống Biden sẽ 86 tuổi vào cuối nhiệm kỳ tổng thống thứ hai và ông Trump cũng ở tuổi bát thập trong nhiệm kỳ 2, nếu tái đắc cử. Ảnh: New York Times
Tổng thống Dwight D. Eisenhower viết trong nhật ký của mình vào tháng 11/1954, là sự cần thiết của “những người trẻ tuổi hơn ở những vị trí có trách nhiệm cao nhất” vào thời điểm “các vấn đề đặt ra cho tổng thống ngày càng nghiêm trọng và phức tạp”. Lúc đó ông 64 tuổi.
Gánh nặng tuổi tác
Ngày nay, hai ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ cũ của Eisenhower đều đã ở tuổi 77 và 81. Ngoại trừ một “trận động đất” chính trị không lường trước được, nước Mỹ dường như đã được định sẵn sẽ có một tổng tư lệnh đã quá tuổi nghỉ hưu thông thường trong nhiều năm tới bất kể ai giành chiến thắng vào tháng 11. Ông Donald J. Trump sẽ 82 tuổi vào cuối nhiệm kỳ tiếp theo và ông Joseph R. Biden Jr. sẽ 86 tuổi.
Tất nhiên, tuổi già ngày nay đã khác so với những năm 1950, và Eisenhower đã quyết định tái tranh cử, phục vụ nhiệm kỳ thứ hai để lãnh đạo một chính quyền mà các nhà sử học cho là đáng nể. Tuy nhiên, ông đã trải qua nhiều mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe khi đương nhiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Giới quan sát cảnh báo nước Mỹ có thể phải đối mặt với những vấn đề tương tự từ nay đến tháng 1/2029, khi nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo sẽ kết thúc.
Vấn đề tuổi tác lại được đặt lên hàng đầu với báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert K. Hur về cách xử lý thông tin mật của Tổng thống Biden, trong đó mô tả tổng thống là một “người đàn ông lớn tuổi, có thiện chí và trí nhớ kém”, người đã “suy giảm năng lực khi tuổi càng cao”. Báo cáo được đưa ra cùng tuần xảy ra hai lần ông Biden đề cập đến các cố lãnh đạo châu Âu như thể họ vẫn còn sống và gọi nhầm tổng thống Ai Cập là tổng thống Mexico.
Ông Trump nhanh chóng tìm cách lợi dụng báo cáo của công tố viên đặc biệt, gọi ông Biden “quá già để làm tổng thống”. Tuy nhiên, bản thân ông gần đây cũng phải hứng chịu cơn bối rối về tuổi tác trước công chúng.
Theo các cuộc thăm dò, về mặt chính trị, tuổi tác là gánh nặng lớn hơn với ông Biden so với ông Trump, có lẽ là do dáng vẻ bề ngoài của tổng thống. Ông Biden đã đồng ý rằng tuổi tác là một vấn đề chính đáng cần xem xét nhưng tỏ ra tức giận trước báo cáo của cố vấn đặc biệt Robert K. Hur.
Jonathan Darman, tác giả cuốn “Trở thành FDR” nói về những thách thức sức khỏe của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, cho biết: “Ngay cả khi, như Biden và các trợ lý của ông nhấn mạnh, ông có sức khỏe thể chất và tinh thần tuyệt vời, ông vẫn nợ đất nước một cuộc trò chuyện thẳng thắn và mạnh mẽ về chủ đề này.”
Video đang HOT
Không ứng cử viên nào có vẻ háo hức với điều đó. Cả hai đều đưa ra báo cáo từ các bác sĩ cho biết họ đang ở trong tình trạng tốt, nhưng đều không trả lời các câu hỏi về sức khỏe của họ. Trong khi bác sĩ Nhà Trắng đã được các tổng thống tiền nhiệm cho phép sẵn sàng tiếp xúc với các phóng viên, lúc này ông Biden thấy chưa phù hợp khi cho phép bác sĩ của mình trả lời các câu hỏi chi tiết.
Cựu Tổng thống Donald J. Trump đã đưa ra báo cáo từ các bác sĩ nói rằng ông có sức khỏe tốt, nhưng không trực tiếp trả lời các câu hỏi về sức khỏe của mình. Ảnh: New York Times
Hiến pháp Mỹ với vấn đề sức khoẻ tổng thống
Ngay cả khi giả sử cả hai đều phù hợp với chức vụ tổng thống vào thời điểm này, câu hỏi khó đánh giá hơn đối với cử tri là liệu sức khoẻ của họ có còn phù hợp trong 5 năm nữa hay không. Và tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với đất nước sẽ là phải làm gì nếu một tổng thống bị sa sút về sức khoẻ tinh thần hoặc thể chất đến mức ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc nhưng không thừa nhận điều đó hoặc tự nguyện xin rút.
Lịch sử cho thấy các tổng thống không sẵn lòng từ bỏ quyền lực cho dù họ có bị suy giảm sức khoẻ đến đâu, và cơ chế hiến pháp để loại bỏ họ được quy định trong Tu chính án thứ 25 thì cũng không dễ dàng. Tu chính án này yêu cầu phó tổng thống và đa số nội các phải tuyên bố rằng tổng thống “không thể thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình” – điều mà những người được bổ nhiệm trung thành có thể do dự thực hiện nếu tổng thống không đồng ý. Ngay cả khi họ làm vậy, tổng thống vẫn có thể kháng cáo lên Quốc hội, và cần phải có 2/3 phiếu bầu của cả hai viện để thông qua việc loại bỏ ông.
Một số thành viên nội các của ông Trump khi ông còn là tổng thống từng tính viện dẫn Tu chính án thứ 25 để lật đổ ông, nhưng Phó tổng thống Mike Pence, đã từ chối làm theo. Tu chính án thứ 25 đưa ra một giải pháp thay thế: Một ủy ban do Quốc hội thành lập có thể tuyên bố một tổng thống không thể phục vụ, nhưng các nhà lập pháp chưa bao giờ thành lập một cơ quan như vậy.
Những cuộc “khủng hoảng sức khoẻ tổng thống”
Vấn đề này đã nảy sinh dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử nước Mỹ. Tổng thống James A. Garfield bị một kẻ ám sát bắn vào năm 1881 và sống được thêm 80 ngày, trong thời gian đó ông gần như không đủ sức để điều hành đất nước. Tương tự như vậy, Tổng thống Ronald Reagan bị bắn vào năm 1981 và phải nhập viện gần hai tuần, mặc dù đội ngũ của ông đã nỗ lực tạo ra ấn tượng rằng ông có thể điều hành ngay từ trên giường bệnh.
Sau khi Eisenhower suy nghĩ về tuổi tác trong nhật ký của mình, vị tổng thống đã bị đau tim vào năm 1955 và phải trải qua cuộc phẫu thuật vào năm 1956 trước khi giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử. Năm 1957, ông bị một cơn đột quỵ nhỏ nhưng cuối cùng vẫn hoàn thành nhiệm kỳ vào năm 1961. Giống như các tổng thống khác, ông tự thuyết phục mình là người đặc biệt phù hợp với Nhà Trắng và tái tranh cử.
Tổng thống Dwight D. Eisenhower ngồi trên xe lăn tại Bệnh viện Quân đội Fitzsimmons sau khi bị đau tim vào năm 1955. Ảnh: Getty Images
Còn Tổng thống Roosevelt luôn phải vật lộn với vấn đề chính trị liên quan sức khoẻ, khi buộc phải thuyết phục cả nước rằng ông sẽ phù hợp với cương vị tổng thống trong lần đầu tranh cử vào năm 1932 dù đã mất khả năng sử dụng đôi chân vì bệnh bại liệt. Roosevelt rõ ràng đã chứng tỏ được khả năng của mình bất chấp căn bệnh.
Tuy nhiên, vào thời điểm tranh cử nhiệm kỳ thứ tư năm 1944, ông Roosevelt đã kiệt sức và suy sụp đến mức bác sĩ riêng của ông không tin rằng ông sẽ sống sót qua nhiệm kỳ. Bác sĩ Darman nói: “Quyết định tranh cử năm đó của ông ấy thật khó để bảo vệ. Các trợ lý của Roosevelt nói với cả nước rằng sức khỏe của ông rất tốt, nhưng bất kỳ ai tiếp xúc gần gũi với ông vào thời điểm đó đều có thể thấy rằng sức chịu đựng thể chất của ông đã giảm sút đáng kể”.
Cuộc khủng hoảng sức khoẻ tổng thống nổi tiếng và nghiêm trọng nhất xảy ra khi Woodrow Wilson gục ngã trong một chuyến tàu xuyên quốc gia quảng bá cho đảng Liên minh Quốc gia của ông vào năm 1919. Sau cơn đột quỵ, ông gần như không đủ sức để lãnh đạo đất nước, kín đáo nhường lại vai trò cho vợ là Edith Wilson và một số trợ lý trong gần một năm rưỡi.
Hai ứng viên Biden – Trump cần làm gì?
Cho đến gần đây, Ronald Reagan là tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ, rời nhiệm sở chỉ vài tuần trước sinh nhật lần thứ 78. Ông Biden trong ngày đầu tiên nhậm chức đã già hơn Reagan vào ngày cuối cùng, đảm nhận danh hiệu tổng thống Mỹ lớn tuổi nhất. Nếu ông Trump giành chiến thắng vào tháng 11 và kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, ông sẽ vượt qua ông Biden về thành tích đó.
Ông Darman cho biết bài học ông rút ra từ lịch sử là Roosevelt đã xua tan nỗi lo về sức khỏe bằng lịch trình vận động tranh cử rầm rộ. Ông nói: “Người Mỹ ngày nay nghi ngờ về khả năng của ông Biden trong việc giải quyết các yêu cầu của nhiệm kỳ tổng thống. Cách duy nhất để ông ấy giải quyết những nghi ngờ đó là làm những gì Roosevelt đã làm – xuất hiện trước công chúng và cho cả nước thấy rằng ông ấy sẽ còn ở lại thêm 4 năm nữa.”
Ông Trump cũng sẽ phải dập tắt những lo ngại về sức khỏe của mình, điều từng gây lo lắng nghiêm trọng khi ông còn đương chức nhiệm kỳ đầu tiên.
Khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra, sự lựa chọn tiềm tàng giữa ứng viên độ tuổi “bát thập” (ông Biden) và “thất thập” (ông Trump) có thể là duy nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng nó có thể không phải là cuối cùng. Ông Norton Smith – cựu Giám đốc Trung tâm Dwight D. Eisenhower, nói, với tuổi thọ dài hơn và những tiến bộ trong khoa học y tế, “tốt hơn hết chúng ta nên làm quen với những tổng thống cao tuổi hơn”.
Tại sao NATO tổ chức cuộc tập trận quân sự lớn nhất ở châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh?
Điều đáng chú ý, trọng tâm của cuộc tập trận năm nay là ở Bắc Âu.
Mục tiêu của cuộc tập trận là kiểm tra xem NATO có thể phản ứng như thế nào nếu một trong các thành viên của tổ chức này bị tấn công. Ảnh: NATO.int
Theo nhận định của chuyên gia phân tích Luke Coffey, thành viên cao cấp tại Viện Hudson (Mỹ) trên mạng tin tức Arab (Arab News) ngày 26/1, tuần qua đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với NATO. Sau nhiều tháng trì hoãn, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã bỏ phiếu để phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, vì vậy NATO sắp có thêm thành viên thứ 32.
Ngày hôm sau, cách thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ hơn 8.000 km, tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn USS Gunston Hall của Hải quân Mỹ đã rời cảng ở Norfolk, Virginia, hướng tới châu Âu. Mặc dù việc triển khai như vậy có vẻ là thường lệ đối với Hải quân Mỹ, nhưng việc triển khai tàu Gunston Hall đã khởi đầu cho "Steadfast Defender 2024", cuộc tập trận quân sự lớn nhất của NATO kể từ Chiến tranh Lạnh.
Mục tiêu của cuộc tập trận là kiểm tra xem NATO có thể phản ứng như thế nào nếu một trong các thành viên của tổ chức này bị tấn công. Cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào tháng 2 và tiếp tục cho đến tháng 5 tới, với hơn 90.000 quân và hàng nghìn thiết bị quân sự tham gia. Mọi thành viên NATO cũng sẽ tham gia cuộc tập trận, nhưng hầu hết các hoạt động trong những tháng tới sẽ diễn ra ở phía Bắc và phía Đông châu Âu.
Đây là cuộc tập trận lớn nhất của NATO ở châu Âu kể từ năm 1988, khi đó có hơn 125.000 binh sĩ liên minh quân sự này đã tổ chức huấn luyện trên khắp lục địa trong những ngày bất ổn cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Cuộc tập trận lớn nhất tiếp theo trong những năm gần đây là vào năm 2018, nhưng ngay cả cuộc tập trận đó cũng chỉ có khoảng 45.000 quân tham gia.
Trong quá khứ, trọng tâm của các cuộc tập trận của NATO hầu như chỉ tập trung vào Đông Âu. Năm 2018, trọng tâm chuyển sang Nam Âu và Địa Trung Hải. Do đó, điều đáng chú ý là trọng tâm của cuộc tập trận năm nay là ở Bắc Âu. Trên thực tế, điểm đến đầu tiên của tàu Gunston Hall sau khi rời bờ biển phía Đông Mỹ là Na Uy, nơi sẽ đón các binh sĩ đến từ Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan để tham gia tập trận. Tất cả điều này đều có ý nghĩa đối với NATO khi Phần Lan hiện là thành viên NATO và Thụy Điển sắp gia nhập.
Hơn nữa, thời điểm của của cuộc tập trận này không phải là ngẫu nhiên. Năm nay sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập NATO và được đánh dấu bằng hội nghị thượng đỉnh quy mô lớn tại Washington D.C, Mỹ vào tháng 7 tới. Trước hội nghị thượng đỉnh này, một cuộc tập trận quân sự lớn như vậy của NATO sẽ truyền tải thông điệp về tính hữu ích và thích ứng của liên minh.
Năm nay cũng là thời điểm kỷ niệm 20 năm Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia - hầu hết là các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước thuộc Hiệp ước Warsaw - gia nhập NATO. Đây là những thành viên liên minh cảm thấy bị đe dọa nhiều nhất sau cuộc xung đột ở Ukraine và đó cũng là lý do tại sao cuộc tập trận năm nay của NATO vừa kịp thời vừa quan trọng.
Bên cạnh đó, 2024 cũng là năm bầu cử tổng thống ở Mỹ. Trong số những quan điểm chính trị ở Mỹ, do Donald Trump dẫn đầu, đã có những câu hỏi về giá trị của tư cách thành viên NATO của Mỹ.
Vì vậy, một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn như vậy sẽ nhắc nhở các chính trị gia Mỹ về tầm quan trọng của NATO đối với lợi ích quốc gia của họ.
Ngoài ra, cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng là động lực chính để NATO tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn trong năm nay. Hàng nghìn binh sĩ NATO tham gia Steadfast Defender 2024 được cho là sẽ không "luyện tập để tấn công một quốc gia láng giềng mà họ sẽ diễn tập cách bảo vệ một quốc gia có thể là nạn nhân của cuộc tấn công từ bên ngoài nhằm đảm bảo thực hiện hiệp ước an ninh tập thể của NATO".
Tóm lại, với cuộc xung đột ở Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc, cuộc tập trận quy mô lớn của NATO sẽ củng cố liên minh này về lĩnh vực phòng thủ tập thể, trấn an các quốc gia thành viên dễ bị tổn thương về cam kết của NATO và cuối cùng đóng vai trò răn đe trước các cuộc tấn công tiềm tàng từ bên ngoài.
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Ron DeSantis bất ngờ từ bỏ cuộc đua Thống đốc bang Florida Ron DeSantis ngày 21/1 đã bất ngờ từ bỏ cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, đồng thời tuyên bố ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump. Thống đốc bang Florida Ron DeSantis bất ngờ từ bỏ cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Cộng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiền kỹ thuật số $TRUMP tăng vọt sau tin mời ăn tối cùng Tổng thống

Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung Quốc

Iran 'bật đèn xanh' cho IAEA khôi phục giám sát hạt nhân

Boeing xác nhận Trung Quốc từ chối tiếp nhận 50 máy bay

Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người

Ukraine đối mặt 'ngã rẽ sống còn' dưới sức ép đàm phán của Tổng thống Trump

Thuế quan của Mỹ: Liên minh gồm 12 bang kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump

Thụy Sỹ thể hiện cam kết rõ ràng với Mỹ

Tổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuế

UAV và tên lửa Nga dội xuống thủ đô của Ukraine, 56 người thương vong

Trung Quốc sắp khánh thành cây cầu cao nhất hành tinh

Nhà Trắng lần đầu tiết lộ việc tiêu diệt 74 thủ lĩnh khủng bố âm mưu tấn công Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Đối thủ lớn nhất của iPhone có lợi thế trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
Thế giới số
14:03:24 24/04/2025
San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ
Lạ vui
14:00:37 24/04/2025
MacBook Air M3 sắp hết hàng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
13:57:18 24/04/2025
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm
Pháp luật
13:37:08 24/04/2025
Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4
Sao việt
13:02:07 24/04/2025
Sự cố của Jennie suýt gây ra "thảm họa" tại Coachella
Nhạc quốc tế
12:59:18 24/04/2025
NSND Mỹ Uyên từng tủi thân vì bị đạo diễn Victor Vũ 'giấu' khi quảng bá phim
Hậu trường phim
12:55:10 24/04/2025
Cristiano Ronaldo đón vinh dự chưa từng có
Sao thể thao
12:52:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên đi mua nhẫn cưới
Phim việt
12:29:18 24/04/2025
Tử vi tài chính tháng 5: 3 cung hoàng đạo cần hết sức chú ý vì dễ chi tiền theo cảm xúc, rơi vào vòng xoáy tiêu rồi tiếc
Trắc nghiệm
11:50:28 24/04/2025