Nước Mỹ chìm trong thời tiết giá rét nhất 20 năm
Những đợt gió lạnh vùng cực mang theo nhiệt độ thấp nhất trong vòng 20 năm qua đã đổ bộ vào các bang miền Trung Tây nước Mỹ trong ngày 6/1, khiến nhiệt độ một số nơi xuống tới -51 độ C. Giá rét khiến cả đầu máy xe lửa cũng đông cứng.
Theo kênh NBC, người dân tại các bang Minnesota và Dakotas trong sáng thứ Hai thức dậy trong thời tiết -11 độ C, thậm chí còn thấp hơn. Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết họ đã ghi nhận được một cơn gió lạnh tới -33 độ C tại bang Montana.
Đường phố bang St.Louis chìm trong giá rét
“Nhiệt độ ở ngoài trời sẽ còn thấp hơn cả nhiệt độ trong tủ lạnh nhà bạn”, thị trưởng thành phố Indianapolis Greg Ballard cảnh báo người dân.
Trước ảnh hưởng của hiện tượng mà các nhà khí tượng gọi là một cơn lốc vùng cực – một khối khí lạnh, đậm đặc dịch chuyển ngược chiều kim đồng hồ – các trường học tại bang Minneapolis đã phải đóng cửa lần đầu tiên trong 17 năm qua. Các lớp học tại Chicago cũng bị hủy.
Thời tiết rét thấu xương sẽ vươn tới khu vực trung Atlantic vào cuối ngày thứ Hai theo giờ địa phương trước khi tràn xuống khu vực Đông Nam và New England. Trong ngày thứ Hai và thứ Ba, nhiệt độ lạnh đóng băng được dự báo sẽ tấn công hầu như mọi bang của nước Mỹ, ngoại trừ Hawaii.
Tổng cộng 26 bang đã ban bố tình trạng cảnh báo hoặc theo dõi những cơn gió lạnh nguy hiểm. Theo trang web chuyên theo dõi các chuyến bay FlightAware, chỉ trong sáng thứ Hai, 2500 chuyến bay tại Mỹ đã bị hủy. Trong ngày Chủ nhật, con số này lên tới 3800 chuyến.
Tại các bang Illinois, Indiana và Wisconsin hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh mất điện sau khi bị cơn bão tuyết mạnh tấn công hồi cuối tuần.
Kevin Roth, một nhà khí tượng hàng đầu của kênh truyền hình Thời tiết cho biết, bất kỳ ai đi ra ngoài mà không bao bọc kỹ các bộ phận cơ thể có thể bị tổn thương do giá lạnh chỉ trong vòng vài phút, thậm chí vài giây.
“Cơn bão mùa Đông này sẽ được ghi vào sách kỷ lục”, thống đốc bang Illinois Pat Quinn khẳng định trong tối Chủ nhật và khuyến khích mọi người hạn chế ra ngoài trừ khi hết sức cần thiết.
Video đang HOT
Trong đêm Chủ nhật, nhiệt độ xuống thấp đến mức cả hai đầu máy trên một đoàn tàu hỏa của Amtrak từ Detroit tới Chicago bị đóng băng, khiến hành khách bị mắc kẹt suốt 9 tiếng trong lúc đang đi ngang khu vực Kalamazoo, bang Michigan. Phải đến khi một đoàn tàu khác tới nơi và kéo tất cả đi, tuyến đường mới được giải tỏa.
Một số hình ảnh giá rét kỷ lục bao chùm nước Mỹ
Mặt hồ Michigan đóng băng trong giá lạnh
Một ngôi nhà bị cháy đã đóng băng toàn bộ sau khi được phun nước
Thời tiết giá rét được ghi nhận khắp miền Trung nước Mỹ sáng 6/11
Sân bay JFK hầu như tê liệt vì đường băng bị đóng băng
Một chiếc máy bay của hãng Delta bị trượt khỏi đường băng trong ngày 5/1
Theo Dân Trí
Cả trăm triệu người Mỹ vật lộn với bão tuyết
Khoảng 140 triệu người trên khắp nước Mỹ đang chật vật chống chọi trước một trận bão tuyết lớn, với nền nhiệt tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Các thông tin cho biết bão tuyết sẽ quét qua khoảng 22 bang của Mỹ, mang theo lượng tuyết dày hàng chục centimet.
Thời tiết ở Atlanta và Nashville, Tennessee, trong ngày 6/1 lạnh hơn so với ở Anchorage, Alaska. Theo các nhà dự báo, đến ngày 8/1, gần một nửa nước Mỹ sẽ hứng chịu nền nhiệt bằng hoặc dưới 0 độ C.
Hiện tượng thời tiết bất thường này đang gây ra rất nhiều khổ sở cho dân chúng Mỹ. Có tới 3.000 chuyến bay đã bị hủy trong ngày 5/1, theo tin từ website flightaware.com chuyên về việc hoãn hủy giao thông.
Một nam giới tại Sân bay quốc tế Logan ở Boston cho biết, anh đã lỡ chuyến đi chơi trên biển vì không thể tới Florida như đã định. Một hành khách khác ở Logan thì mất tự chủ khi bày tỏ cảm xúc: "Tôi chỉ muốn về nhà thôi. Tôi chỉ muốn quay về, nghỉ ngơi. Chúng tôi bị cầm chân suốt 2 ngày nay rồi".
Tuyết hiện đang rơi mạnh khắp vùng Trung Tây. Tại Brownsburg, bang Indiana, hầu hết mọi người phải ở trong nhà và các buổi lễ tại nhà thờ bị hủy. Các trường học đóng cửa trong hôm nay và các bậc cha mẹ được khuyến cáo chăm sóc trẻ nhỏ khỏi bị tê cóng.
Ở Embarrass, Minnesota, người dân lo ngại họ có thể phải chống chọi với nền nhiệt thấp kỷ lục. Ở Chicago, các quan chức Thành phố của Gió thông báo đóng cửa tất cả các trường công trong ngày 6/1. Thành phố này đã mở 12 trung tâm cho người dân đến sưởi ấm, với một trong số này hoạt động suốt đêm. Các thư viện và nhiều cơ sở khác cũng mở cửa.
Thống đốc Illinois Pat Quinn cho biết, 100 trung tâm sưởi ấm đã được mở trên toàn bang này.
Ở St. Louis, các nhà chức trách đã dùng hệ thống 911 để gọi tới những người có thể cần sự giúp đỡ. Thị trưởng Francis Slay cho biết, hơn 80 người không trả lời điện thoại nên cảnh sát sẽ tới tận nhà họ để kiểm tra.
Cũn theo ông Slay, thành phố sẽ đóng cửa trong ngày 6/1 trừ dịch vụ khẩn cấp. "Chúng tôi nghĩ đây sẽ là một sự kiện kéo dài 3 ngày", ông nói và cho biết thêm rằng 80 xe ủi tuyết sẽ được dùng để dọn dẹp các tuyết đường chủ chốt.
Nhiệt độ thấp kèm theo gió mạnh có nguy cơ khiến nhiều người bị phát cước và giảm thân nhiệt. Trong vòng một tuần qua, ít nhất 13 người đã thiệt mạng ở Mỹ vì các bệnh liên quan đến thời tiết.
Trong một diễn biến khác, sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York đã phải đóng cửa trong thời gian ngắn sau sự cố liên quan đến máy bay Delta Flight 4100 đến từ Toronto. Máy bay này tuy hạ cánh an toàn nhưng đã trượt vào tuyết khi đang chạy trên đường băng. Không có thông tin về thương vong.
Tại một số sân bay lớn cũng xảy ra tình trạng hoãn hủy chuyến, trong đó có sân bay Detroit Metro, sân bay quốc tế Philadelphia và LaGuardia ở New York.
Khối thời tiết xấu hiện đang di chuyển theo hướng đông. Các thành phố như Cincinnati; Lexington, Kentucky; Louisville, Kentucky; và Memphis đã nếm trải nền nhiệt thấp trong ngày 5/1 và mưa tuyết có thể gây hiểm họa lớn cho việc đi lại.
Thanh Hảo(Tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Mỹ-Ấn 'thắp lửa' quan hệ Sau nhiều năm tháng hỗ trợ cho "đối thủ" của Ấn Độ là Pakistan, Washington đang từng bước thắt chặt mối quan hệ trên nhiều phương diện với chính quyền New Delhi mà gần nhất là chuyến công du châu Á của Phó Tổng thống Mỹ với điểm dừng chân đầu tiên là Ấn Độ trong ngày 23/7. Phó Tổng thống Mỹ Joe...