Nước mắt Trà Leng: “Thầy đã dạy các em học cách kiên cường mà, phải không?”
Vụ sạt lở kinh hoàng tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My , Quảng Nam ) cướp đi của người đồng bào M’Nông một vị lãnh đạo gương mẫu, cướp đi người cha của đứa con hơn 4 tuần chưa được gặp mặt.
Chiều tối 30/10, Nam Trà My đổ mưa to, gió rít từng cơn lạnh. Phía trước đống đổ nát, hàng chục người nhà nạn nhân trong vụ sạt lở kinh hoàng tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) co mình ngồi chờ được nhận thi thể người thân.
Không khí bên trong lán trại dựng tạm để người nhà nạn nhân nghỉ ngơi bao quanh bởi những tiếng thút thít, thầm thì, chốc chốc lại òa lên mỗi khi thi thể được đưa ra, khiến người chứng kiến không khỏi cay mắt.
Cầm nén hương cắm vào từng mỏm đất, đôi chân run run vì phải đi bộ trong nhiều giờ liền, chị Lê Thị Duyên (trú huyện Bắc Trà Mỹ, Quảng Nam) vẫn chưa quên được lời dặn dò của người anh trai không biết đang nơi nằm nơi nào trong lớp đất ngoài kia.
Anh trai chị Duyên chính là anh Lê Hoàng Việt, Bí thư xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, bị mất tích trong lúc chụp ảnh báo cáo lại tình hình mưa lũ tại địa phương.
“Thấy mưa lớn, anh Việt gọi điện thông báo cho người dân di chuyển đến những nơi an toàn. Không an tâm anh còn gõ cửa từng nhà để nhắc nhở bà con. Chiều hôm ấy, anh điện cho tôi khuyên tôi nghỉ làm để về nhà tránh bão, đi ngoài đường nguy hiểm”, chị Duyên nhớ lại.
Cơn bão số 9 đi qua, rạng sáng 29/10, bạn bè chị gọi hỏi thăm nhà cửa có bị thiệt hại gì không, chị vẫn đinh ninh cả gia đình không sao nhưng có ai ngờ…
Chị Lê Thị Duyên đau đớn khi hay tin anh trai mất tích trong vụ sạt lở kinh hoàng tại xã trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.
“Nghe tin, tôi cùng chồng tức tốc chạy lên nhà anh trai xem sao, nhưng không vào được do sạt lở. Mãi đến chiều hôm qua (29/10), sau hơn chục giờ đi bộ tôi mới vào được hiện trường, nhưng anh trai đã không còn. Chao ôi, đau xót”, chị Duyên nấc nghẹn.
Vụ sạt lở cướp đi của người đồng bào M’Nông một vị lãnh đạo gương mẫu, luôn hết mực quan tâm đến bà con, cướp đi người cha của đứa con hơn 4 tuần chưa được gặp mặt.
Ôm cậu học trò vào lòng, thầy Hồ Văn Việt (giáo viên trường Phổ thông trung học nội trú Nam Trà My, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cố gắng trấn an học sinh của mình: “Rồi mọi chuyện sẽ ổn, thầy đã dạy các em học cách kiên cường trước bão giông mà, phải không?”.
Video đang HOT
Em Lê Thanh Vũ, con trai anh Lê Hoàng Việt ôm chặt thầy giáo vì hoảng sợ.
Đôi mắt đỏ hỏe, thầy Việt chia sẻ, sau khi nhận được thông tin vụ sạt lở kinh hoàng san bằng tất cả 11 hộ gia đình tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, cố nén bàng hoàng, thầy lập tức làm công tác tư tưởng cho các em vì 6 học sinh của thầy có gia đình tại đây.
“Sáng nay (30/10), sau khi điểm sạt lở được thông, tôi dẫn 6 học trò về nhà, trên đường đến điểm sạt lở, tất cả đều như nín thở, xã Trà Leng đã bị san bằng, gia đình các em mãi nằm dưới đó. Trong 6 trò thì 4 trò có người thân bị nạn”, thầy Việt nói buồn.
Câu chuyện bị gián đoạn bởi tiếng động cơ của máy móc, tiếng gọi tên người thân của người nhà các nạn nhân, em Lê Thanh Vũ, con trai Bí thư xã Trà Leng Lê Hoàng Việt nép sát vào người thầy Việt, trên khuôn mặt còn lộ vẻ hoảng sợ.
“4 tuần rồi em chưa về nhà. Em học bán trú tại trường, trước hôm có bão, bố gọi dặn dò em ở lại trường cho an toàn, bố nói ở nhà không sao đâu. Hôm nay em về thì chỉ còn mẹ, bố thì không thấy đâu nữa”, Vũ thỏ thẻ.
Đến 15h cùng ngày, Trường Phổ thông trung học nội trú Nam Trà My đã bàn giao 4 học sinh có người thân bị mất tích hoặc thiệt mạng trong vụ sạt lở, cho gia đình.
Thầy giáo Hồ Minh Vương, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, những học sinh này được nhà trường giữ lại trong cơn bão số 9 vừa qua nhằm đảm bảo an toàn tính mạng.
Tính đến thời điểm này đã có 8 thi thể được tìm thấy, còn 14 người mất tích trong vụ sạt lở tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.
“Khi hay tin gia đình gặp nạn, các em cứ nằng nặc đòi về nhà. Tuy nhiên, sau bão, thời tiết, địa hình đồi núi nguy hiểm nên chúng tôi đã giữ các em lại. An ủi, động viên các em bình tâm, nhà trường quyết định đưa các em về nhà để nhận thân nhân trong vụ sạt lở cũng như cùng người thânđể lo ma chay những người đã mất”, thầy Vương nói.
Sông Tranh ôm quanh xã Trà Leng ngày mưa, Vũ ôm chặt thầy hướng mắt về phía lực lượng tìm kiếm, em muốn sớm gặp bố nhưng em lại sợ, em sợ bố đã mãi nằm lại dưới lớp đất đá….
'Hoạt động dân sinh có thể là nguyên nhân kích hoạt thiên tai ở miền Trung'
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Lê Công Thành cho rằng hoạt động dân sinh như mở đường, san ủi làm nhà, xây dựng thủy điện... có thể là nguyên nhân kích hoạt thiên tai.
Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 30/10, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã nêu quan điểm trên.
Theo ông, đợt thiên tai vừa rồi ở miền Trung khốc liệt hơn kỷ lục lịch sử năm 1999, với 4 đợt bão liên tiếp từ số 6 đến 9. Bão số 9 mạnh nhất 20 năm qua, kèm theo mưa lớn kéo dài khiến nhiều điểm có lượng mưa lớn hơn cả năm 1999. Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các địa phương, thiệt hại chỉ bằng một phần nhỏ so với năm 1999. Trong đó có việc các tỉnh đã vận hành quy trình liên hồ chứa nên cắt được lũ, khiến diện ngập và độ ngập thấp hơn đáng kể.
"Các chuyên gia về địa chất đánh giá nguyên nhân chính gây ra sạt lở núi, đồi, đất ở miền Trung thời gian qua là bởi địa hình đồi núi cao, phân cắt mạnh. Địa chất có nhiều loại đất đá cổ bị đập vỡ nứt nẻ, tạo ra lớp vỏ phong hóa dày, nhiều lớp đất sét, là điều kiện bất lợi để khi mưa lâu ngày thì nước chứa trong lớp phong hóa này nhão, gây ra lực trượt kéo xuống dưới", ông Thành nói.
"Chúng ta nói nhiều đến chuyện mất rừng có phải nguyên nhân gây lũ lụt, sạt lở đất hay không? Điều này cần đánh giá từng trường hợp cụ thể", ông Thành phân tích.
Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Viết Tuân
Với sự cố sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), ông Thành nói đây là công trình đang xây dựng, đang cắt xẻ vào sườn núi thì xảy ra sự cố.
Về đánh giá tác động môi trường của các thủy điện nhỏ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay khi xây dựng dự án, các chuyên gia luôn tính toán tác động đến rừng, thảm phủ thực vật, đa dạng sinh học, dòng chảy tối thiểu mà thủy điện phải trả lại cho hạ du... "Luật Lâm nghiệp quy định rất chặt chẽ về việc chuyển đổi đất rừng cho tất cả các loại dự án, không riêng về thủy điện. Trong thời gian qua, hơn 470 quy hoạch thủy điện nhỏ đã bị loại bỏ; hơn 210 điểm tiềm năng có thể xây dựng thủy điện cũng được xem xét chặt chẽ, kỹ lưỡng để đảm bảo phát triển bền vững, nhất là miền núi, tránh được thiên tai như thời gian vừa qua", ông Thành khẳng định.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, cho hay đợt thiên tai xảy ra tại miền Trung vừa qua "rất bất thường và dị thường". Chưa bao giờ trong 20 ngày, miền Trung chịu tới 4 cơn bão, lũ chồng lũ, bão chồng bão.
"Chúng ta có biết chuyện này và đã cảnh báo rất sớm. Ngay đầu năm 2020, tại hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai, chúng tôi cùng với Bộ Tài nguyên Môi trường đã cảnh báo năm nay sẽ có khoảng 5-6 cơn bão ở miền Trung, trong đó có cơn bão rất lớn. Chúng tôi cũng đã cảnh báo trước 15 ngày về trận lụt lịch sử tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế", ông Hiệp nói.
Giải thích tại sao cảnh báo sớm nhưng vẫn có người dân không kịp chạy lũ, vẫn ở trên nóc nhà, ông Hiệp nói "có rất nhiều nguyên nhân". Theo ông, nhờ cảnh báo sớm, người dân cơ bản đã biết tin. Hơn 56,1 triệu lượt tin nhắn gửi đến người dân miền Trung, chưa nói tới hệ thống chính trị đã vào cuộc rất sớm. Tuy nhiên, có những nơi bị ngập lụt nặng, đến mức dân ở nhà hai tầng vẫn không có chỗ tránh.
"Để khách quan, chúng tôi sẽ cho kiểm tra có hay không việc nghẽn thông tin? Nếu có là ở khâu nào?", Thứ trưởng cho hay.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nguyễn Tuệ
Về ứng phó, ông Hiệp nhấn mạnh các lực lượng đã rất chủ động; công an và quân đội đã có nhiều người hy sinh, bị thương, nhiều ngày không ngủ. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, để ứng phó với thiên tai mang tính cực đoan như vừa qua, Việt Nam cần lực lượng mang tính chuyên nghiệp cao, trang thiết bị đồng bộ hơn. Đặc biệt, lực lượng này phải có trang thiết bị phù hợp với mọi địa hình và thời tiết. Như vậy mới bảo đảm cứu hộ nhanh, đồng thời bảo đảm an toàn cho lực lượng cứu hộ.
Bên cạnh đó, sức chịu đựng của cơ sở hạ tầng có hạn. Đê biển trong thiết kế chỉ chịu đựng được sóng gió cấp 10, đến 11 (tới cấp 12, giật cấp 15 thì cần kinh phí tăng gấp đôi), chỗ neo đậu tàu thuyền chỉ mới bảo đảm 46%; một số ngư dân chấp hành chưa tốt cảnh báo... 12h ngày 26/10, khi bão đổ bộ vào biển Đông, cơ quan chức năng vẫn liên lạc được với hai tàu đề nghị chạy ngược lại hướng đi của bão để thoát ra nhưng sau đó họ tắt máy, đến nay vẫn không liên lạc được.
"Hiện nay chúng ta thiệt hại về người chủ yếu do sạt lở đất. Việc sạt lở đất diễn ra rất phức tạp và không theo quy luật. Những chỗ sạt lở đất lớn vừa rồi, kể cả ở trạm kiểm lâm 67, đoàn kinh tế 337 hay mới nhất ở Nam Trà My, đây là những chỗ ổn định lâu dài, không có trong bản đồ cảnh báo", ông Hiệp nói và nhấn mạnh, cần ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn trong cảnh báo.
Hiện hơn 10 tỉnh nguy cơ thiên tai cao đã có bản đồ về sạt lở, tuy nhiên, tỷ lệ đang là 1/50.000, trong khi để triển khai được trên thực tế thì cần tối thiểu là 1/10.000 hoăcj 1/5.000; để xây dựng các điểm cụ thể thì cần 1/500. Với bản đồ 1/50.000, ngay lập tức di chuyển nhiều xã thì không thể làm được.
"Về vấn đề con người có tác động vào thiên tai hay không? Tôi khẳng định là có. Mọi hoạt động của con người đều có tác động hoặc xấu, hoặc tốt đến mọi vấn đề, trong đó có thiên tai", ông Hiệp nói và cho biết, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là phải "thuận thiên", thích nghi có kiểm soát, tức là phải có giải pháp công trình để "thuận thiên".
Ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Xây dựng cho biết, vừa qua miền Trung có ba hình thái thiên tai là gió bão; lũ lụt; lũ ống, lũ quyét sạt lở đất.
Gió bão thường từ biển vào với cự ly 30km trong đất liền. Nếu nhà đảm bảo "ba cứng" là sàn cứng, tường cứng, mái cứng có thể chống chịu được.
Cách đây 7 năm, Chính phủ có quyết định số 48 về hỗ trợ người dân xây nhà vượt lũ ở miền Trung và đã xây được hơn 30.000 nhà có cốt sàn trên mức đỉnh lũ lịch sử. "Những nhà này đã phát huy tác dụng rất tốt, với khoảng 10-15 m2 trên đỉnh lũ lịch sử thì gia đình có thể rút lên đó, cầm cự được khoảng 10-15 ngày. Bộ Xây dựng và các đơn vị sẽ nghiên cứu để nhân rộng mô hình này", ông Hùng nói.
Tuy nhiên, với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ông Hùng khẳng định không có giải pháp công trình nào có thể chịu được. Vì vậy, giải pháp để phòng chống là phải lựa chọn địa điểm tránh được các loại thiên tai này. Hiện đã có bản đồ về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nhưng tỉ lệ cao và cần đưa về tỉ lệ 1/500.
Với công trình đã xây dựng rồi, nhà chức trách sẽ hướng dẫn lựa chọn địa điểm di dời và các chỉ dẫn về địa chất, lượng mưa có thể gây lũ quét, sạt lở... trong bán kính 500 m để người dân có biện pháp phòng tránh.
Đồi núi tiếp tục sạt lở do mưa to Mưa to khiến nhiều quả đồi ở Hà Tĩnh sạt lở, một số ngọn núi ở Nghệ An, Quảng Trị bị nứt kéo dài, hàng trăm hộ dân phải di dời. Ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp hoàn lưu bão Molave, ngày 28-29/10 các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị mưa to, lũ sông lên báo động 1-2. Tại huyện...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chủ xe hứa đền bù sau khi ô tô lao vào nhà dân, rồi 'mất liên lạc'

Đồng Nai: Xe máy va chạm xe đạp điện, một người tử vong

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia

Clip trâu 'điên' lao ra đường, húc gãy xương sườn người phụ nữ ở Thanh Hóa

100 người xuyên đêm tìm người đàn ông mất tích dưới hồ, công an xác định danh tính nạn nhân

Cục Môi trường lên tiếng về chất lượng không khí ở Hà Nội

TP Huế báo cáo Thủ tướng vụ rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá trái phép

Lửa bao trùm ki-ốt chợ ở TPHCM, dân hô hoán dập lửa nhưng bất thành

Phó chủ tịch Hà Nội công bố loạt hành động hỗ trợ người dân khi cấm xe máy xăng

Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh
Có thể bạn quan tâm

MXH nín thở khi mỹ nhân hạng A này lên đồ đi sự kiện: Visual như tranh vẽ, khí chất minh tinh cỡ này thứ gì chịu nổi
Hậu trường phim
00:31:39 16/07/2025
Bắt tại trận thiếu gia tài phiệt có hôn thê vẫn thân mật bên gái lạ: Visual đẹp nao lòng giờ nhìn phát ghét
Phim châu á
00:28:43 16/07/2025
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt mới chiếu nửa ngày đã có doanh thu gấp 8 lần bom tấn Hollywood
Phim việt
00:25:53 16/07/2025
Khởi tố 7 bị can ở phòng khám sử dụng bác sĩ giả 'moi' tiền bệnh nhân
Pháp luật
23:57:22 15/07/2025
Hoa hậu Hà Trúc Linh tự nhận còn nhiều thiếu sót
Sao việt
23:46:31 15/07/2025
Nam diễn viên phim 'Thiên long bát bộ' qua đời trong cảnh nghèo túng
Sao châu á
23:31:09 15/07/2025
'Nữ hoàng nhạc pop' BoA bị hoại tử xương, hủy concert kỷ niệm 25 năm ca hát
Nhạc quốc tế
23:28:54 15/07/2025
Quang Minh khóc khi biết có con trai ở tuổi 65, stress nặng khi bị công kích
Tv show
23:20:20 15/07/2025
Jessica Alba hẹn hò tài tử phim 'Captain America'?
Sao âu mỹ
23:17:33 15/07/2025