Nước mắt đắng cay của nữ phạm nhân giết hàng xóm
Vì lỗi lầm của mình mà tui đã phải trả giá quá nhiều. Chồng tui đã không còn trên cõi đời này nữa, đó là điều mà tui ân hận và day dứt nhất trong suốt thời gian cải tạo ở đây.
LTS: Bùi Thị Liễu hầu như không ngừng rơi nước mắt trong suốt cuộc trò chuyện với tôi. Mỗi khi nhắc lại người chồng đã quá cố chưa tròn 1 năm của mình, chị lại nức nở nghẹn ngào. Nhìn vẻ bề ngoài chất phác và cách cư xử thật thà như đếm của chị, tôi không dám tin rằng, chị là thủ phạm đã gây ra một vụ án mạng. Nạn nhân trong vụ án ấy lại chính là người hàng xóm ngay sát vách nhà chị, trong một phút giây mất kiểm soát, lưỡi dao oan nghiệt đã tước đi tính mạng của một con người.
Liễu nói rằng, cho đến tận bây giờ, chị vẫn không dám tin rằng mình đã giết người. Nỗi ân hận, dằn vặt, giày vò ấy theo chị từng bữa cơm, từng giấc ngủ trong trại giam, nhất là sau khi người chồng của chị đã mắc phải cơn bạo bệnh và qua đời gần 1 năm trước khi không vượt qua được cú sốc đó.
Khi ấy, tui đã thực sự hoảng loại nên không kiểm soát được hành vi của mình
Tui là con gái út trong một gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em ở Gò Dầu – Tây Ninh. Ba tui mất từ năm tui mới lên 8 tuổi. Má tui năm nay đã hơn 90 tuổi rồi, hiện má tui đang sống cùng bà chị tui ở Sài Gòn sau vụ án mà tui gây ra. Đến tận bây giờ, tui cũng không dám tin rằng, mình đã gây ra cái chết của anh Chín hàng xóm nhà mình. Nếu anh ấy không xúc phạm má tui, nếu bữa đó tui kiềm chế bản thân hoặc nhờ tới sự can thiệp của chính quyền thì mọi chuyện có lẽ đã không thê thảm đến mức như thế này.
Anh ấy là hàng xóm, nhà kế sát ngay bên cạnh nhà tui, tên là Khoa nhưng bà con chòm xóm thường gọi anh ấy là anh Chín. Tui với anh ấy vốn cũng chẳng có thù oán gì vì ở ngoài tui là người sống hiền lành, không va chạm với ai bao giờ. Đó là thời điểm năm 2007, khi tui đi làm về thì thấy anh Khoa đang cầm cây rựa dài đuổi theo thằng con trai của tui. Thằng con trai tui nhỏ xíu, nó thường chơi với nhỏ con gái anh Chín, không hiểu bữa đó hai đứa gây nhau chuyện gì mà anh ấy lại vác cả cây rựa dồn nó như vậy. Nhìn thấy cảnh đó, túi mới hoảng sợ mà bảo anh: “Anh Chín ơi, có chuyện gì anh nói để tui dạy con tui, con nít mà anh làm dữ quá”. Bữa đó anh ấy bỏ về và không nói gì. Bà con chòm xóm ai cũng bảo, sao không cầm cây rựa lên báo công an cho ổng chừa tật ăn hiếp người khác đi”.
Một bữa khác, hai vợ chồng tui đi làm về nhà. Đang dọn cơm ăn thì nghe có tiếng chửi nhau ngoài hẻm. Ban đầu tui còn tưởng ai đó cãi cự nhau nên không để ý. Sau thấy ồn ào quá mới chạy ra xem thì thấy ảnh đang dí đầu má tui mà chửi rủa bằng những lời lẽ rất thậm tệ. Tui ra can thì biết là má tui nhận lời trông nhà giùm cho nhà ảnh nhưng buổi tối má tui không ở lại mà về nhà. Má tui nói rằng, thằng Khoa uống rượu chửi quá trời. Tui nói với anh rằng, nếu má tui có làm mất mát đồ đạc gì thì anh chị em tui sẽ đền, má tui già rồi, anh đừng dùng những lời lẽ khó nghe như vậy chửi má tui nữa.
Chiều hôm đó, tui đi cuốn bánh tráng cho người ta vừa về tới nhà thì nghe tiếng anh Chín chửi ngoài ngõ. Tui đang gọt xoài cũng phải bỏ đó chạy ra ngoài xem. Hàng xóm nói rằng ổng uổng rượu say, ổng chửi quá trời. Tui ra và bảo anh ta, hồi trưa anh chửi rồi mà giờ còn ấm ức gì nữa, má tui già rồi mà sao anh cứ gọi là đĩ này đĩ nọ. Tới đó anh cầm cây rựa lao vô tui. Tui sợ quá lao vô nhà trốn nhưng lại sợ anh sẽ xông thẳng vào nhà nên tui hoảng quá vớ lấy cây dao đang gọt xoài và lao ra ngoài. Vừa ra tới cửa, tui thấy anh ta sáp vô. Tui cũng vừa chạy ra tới nơi, tui hoảng quá vung dao đâm loạn xạ, ai dè trúng. Anh ta ngã gục xuống, tui sợ hãi quá lên công an báo luôn, ảnh đã chết dưới ngọn dao oan nghiệt của tui.
Khi mới bị bắt tui sợ lắm. Tui sợ mình sẽ bị tử hình vì tui nghe nói giết người phải đền mạng, tui sẽ phải bỏ chồng, bỏ con lại mà đi. Khi tòa xử án 12 năm, tui cũng buồn lắm nhưng mà không có thắc mắc gì hết vì tui đã giết chết một mạng người rồi. Tui không phải chết đã là quá may mắn.
Hồi còn ở ngoài, kinh tế gia đình tui cũng không lấy gì làm khá giả vì tui và ông xã tui đều đi làm mướn. Tui thì đi làm bánh tráng cho người ta. Ông xã tui không có việc ổn định mà chủ yếu là làm công cho người ta, lúc rảnh không có việc thì cũng đi làm bánh tráng như tui. Tui giết người, không chỉ riêng bản thân phải đền tội mà những người thân của tui cũng phải chịu liên lụy. Khi tui lãnh án 12 năm, không chịu được cú sốc, ông xã tui đã uống rượu rất nhiều. Năm ngoái thì phát hiện ra ông bị ung thư phổi mà đã mất rồi!
Video đang HOT
Cái chết của ông xã là điều đau đớn và day đứt nhất đối với tui
Ông xã tui mất đã gần được một năm rồi. Ở trong này tui chỉ biết khóc thôi chứ chẳng làm được gì cả. Ngay cả việc đơn giản như là để tang và thắp cho chồng một nén nhang thôi tui cũng chưa làm được nên tui buồn tủi và ân hận nhiều lắm. Ông xã tui mới có 56 tuổi thôi mà đã phải ra đi trước vợ rồi. Gia đình tui cũng đã phải bán cả mảnh đất cũ để lấy tiền chữa chạy cho ổng mà vẫn không được.
Tui vào đây đã được 5 năm 4 tháng rồi. Hồi mới vô trại, ông xã là người thường xuyên lên thăm tui nhất chứ các con tui ít có thời gian lên thăm. Bây giờ ông xã mất rồi thì các con lên thăm mỗi năm được 3 lần vào ngày 30/4, 2/9 và vào dịp tết. Thường lúc đó, cả mấy anh chị em nó cùng các cháu tui lên đây thăm tui hết một lượt luôn. 3 đứa con tui đều đi làm công nhân hết, một đứa làm ở Gò Dầu, đứa lớn làm trưởng một dây chuyền may ở Mộc Bài. Con gái tui cũng làm công nhân ở chỗ anh trại nó. Kinh tế gia đình vẫn còn khó khăn lắm nhưng không thiếu ăn vì các con tui đã trưởng thành và lập gia đình hết. Nhà cũng đã bán nên sắp nhỏ ở bên nhà vợ, nhà chồng tụi nó hết. Thằng con thứ ba thì lấy vợ lúc tui còn ở ngoài, hai đứa còn lại lập gia đình khi tui đã vô trong này rồi. Tụi nhỏ đi làm cùng nhau nên thương nhau rồi cưới thôi, gia đình nhà sui gia cũng thương tụi nó lắm.
Năm 2010, má tui cùng bà chị gái tui có vô đây thăm tui một lần. Má tui năm nay cũng già rồi, nghe tụi nhỏ sức khỏe của má đã yếu đi nhiều. Không biết bà có chờ được tới ngày tui ra trại trở về nhà không nữa. Tui vô đây nhớ nhà, nhớ má, nhớ các con và các cháu lắm những cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc chấp hành tốt cải tạo để sớm được về với gia đình.
Tui ở trong trại giam không có gì lo lắng hết, rất yên tâm cải tạo vì các con tui đều đã ổn định hết cả rồi. Tụi nó cũng tự biết tụi nó thiệt thòi nên hết sức thương yêu và bảo ban nhau. Tụi nó cũng thương tui lắm. Trước kia khi ba sắp nhỏ vẫn còn, chỉ có mình ổng lên thăm tui, thi thoảng mới có đứa con đi cùng. Thế nhưng từ khi ổng mất, tụi nhỏ biết tui buồn nên lần nào cũng kéo nhau lên đây đông đủ hết để tui cảm thấy khuây khỏa bớt.
Sau khi bán ngôi nhà cũ, tụi con tui cũng đã mua một mảnh đất ở thị trấn Gò Dầu chờ tui về để cất nhà. Hiện tại thì tụi nhỏ chưa có đủ tiền, mà cất nhà cũng không có ai ở nên tụi nó chờ tui về. Thằng lớn cũng nói với tui rằng, khi tui về nó sẽ xin cho tui được làm tạp vụ quét dọn hoặc nấu ăn ở xưởng may của nó nên tui không có gì lo lắng nữa cả. Chỉ còn lo cải tạo tốt để được hưởng đặc xá của nhà nước thôi.
Vì lỗi lầm của mình mà tui đã phải trả giá quá nhiều. Chồng tui đã không còn trên cõi đời này nữa, đó là điều mà tui ân hận và day dứt nhất trong suốt thời gian cải tạo ở đây. Nếu không có việc làm tày trời của tui, có lẽ ông xã đã không quá suy nghĩ, uống nhiều rượu và ra đi sớm như vậy. Có lẽ, đó là sự trừng phạt mà ông trời bắt tui phải trả cho việc cướp đi mạng sống của một con người.
Theo ANTD
Đồng tiền bất chính đã tàn phá gia đình tôi
Ngay sau khi tôi bị bắt, con trai lớn của tôi đã bỏ học vì không chịu được áp lực từ phía bạn bè và xã hội bên ngoài. Đó là điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy vô cùng ân hận...
LTS: Lưu Như Hòa là một trong những phạm nhân tương đối lớn tuổi đang thi hành án ở Trại giam Thủ Đức. Mái tóc bạc trắng, gương mặt đầy nếp nhăn khiến cho ông có vẻ bề ngoài giả hơn tuổi 59 của mình rất nhiều. Giống như nhiều phạm nhân khác có liên quan đến buôn bán ma túy mà tôi từng tiếp xúc, Lưu Như Hòa toát lên một vẻ điềm đạm và cách nói chuyện khá lôi cuốn. Hòa bảo, ông đã đánh đổi quá nhiều chỉ vì một phút giây lầm lỡ. 20 năm là cái án mà Lưu Như Hòa phải nhận khi tham gia mua bán ma túy. Ông nói rằng, chỉ đến khi thấy hết hậu quả xảy ra với không chỉ bản thân mà còn cả với gia đình, nhất là các con mình, ông mới thấm thía cái giá của những đồng tiền bất chính.
Đi gần hết cuộc đời mà vẫn không tránh khỏi lầm lạc
Năm 1989, tôi cùng vợ và cậu con trai mới lên 2 tuổi rời quê hương Hưng Nguyên - Nghệ An vào Madrak - Đắk Lắk lập nghiệp. Ngày rời quê hương đi, hẳn không bao giờ vợ tôi nghĩ rằng chúng tôi lại có ngày hôm nay. Ngày ấy, cả hai vợ chồng chúng tôi đầy niềm tin và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp nơi vùng kinh tế mới ở mảnh đất cao nguyên nắng gió.
Chúng tôi có một cuộc sống không giàu có nhưng êm đềm và hạnh phúc. Vợ tôi sinh thêm cho tôi 3 đứa con nữa. Gia đình chúng tôi sống nhờ vào công việc chạy xe chở khách của tôi và việc chạy chợ của vợ tôi. Dù không giàu có để hiển vinh quay về quê cha đất tổ, nhưng chúng tôi vẫn có một cuộc sống khá tốt. Những tưởng, tôi sẽ được hưởng năm tháng tuổi già bên vợ và con cháu, nhưng cuộc đời không ai nói hết được chữ ngờ.
Đi gần hết cuộc đời sóng gió, tôi vẫn vấp ngã khi tưởng chừng đã gần tới đích. Chỉ vì ham muốn thay đổi cuộc đời một cách nhanh chóng, tôi đã vi phạm pháp luật và phải trả giá bằng bản án 20 năm tù giam. Tất cả mọi thứ tôi mất gần 20 năm gây dựng tưởng chừng như hoàn toàn sụp đổ, kể cả hình tượng một người cha hiền lành, tốt bụng và đầy trách nhiệm trong mắt con cái.
Không chỉ riêng tôi mà bất kỳ người phạm tội nào đều là gánh nặng không những đối với xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình. Tôi bị bắt khi các con tôi còn đang đi học, chưa thể tự kiếm sống được nên toàn bộ gánh nặng kinh tế gia đình dồn lên vai một mình vợ tôi. Không những mất đi một lao động chính trong gia đình, mỗi tháng, cô ấy còn phải bỏ thời gian và dành tiền bạc để thăm nuôi tôi nữa.
Khi mới vào trại, tôi hầu như không ngủ được vì ăn năn, hối hận và trăn trở suy nghĩ. Tôi đang có những thứ tốt đẹp nhưng tôi lại không biết quý trọng điều đó và tự tay mình đánh mất tất cả. Tôi không phải là người quá hoài niệm quá khứ, dù tôi đã lớn tuổi nhưng tôi vẫn có cơ hội để hối cải và làm lại từ đầu bởi điều gì xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi, tôi có ân hận cũng không cứu vãn được nữa. Thế nhưng những khả năng bỏ ngỏ có thể xảy đến với gia đình tôi sau khi tôi đi cải tạo là những điều tôi không thể không suy nghĩ.
Ngay sau khi tôi bị bắt, con trai lớn của tôi đã bỏ học vì không chịu được áp lực từ phía bạn bè và xã hội bên ngoài. Đó là điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy vô cùng ân hận. 3 đứa con nhỏ chắc cũng vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với việc có một ngườii cha tù tội. Đến bây giờ, các con tôi hầu như đã lớn nhưng chẳng có đứa nào được học hành tử tế mà đều bỏ học sớm để đi làm công cho người ta kiếm sống qua ngày thôi. Những khó khăn ấy chưa phải là tất cả, điều khiến tôi sợ hãi nhất đó chính là việc tưởng chừng tôi đã mất các con của mình.
Tôi vẫn may mắn vì các con không sa ngã
Khi tôi bắt đầu đi cải tạo, vợ tôi thường xuyên lên thăm tôi nhưng hiện tại khoảng chừng 4 tháng, cô ấy mới lên thăm tôi một lần do sức khỏe không tốt, bị say xe và điều kiện kinh tế gia đình không lấy gì làm khá giả. Cô ấy năm nay mới 49 tuổi nhưng sức khỏe đã khá yếu rồi. Một phần cũng do lỗi của tôi mà ra. Từ khi lấy tôi, cô ấy đã phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả nuôi dạy con cái. Khi tôi bị bắt, các con tôi đều còn đi học, họ hàng lại ở xa nên không ai giúp đỡ được gì cho chúng tôi cả về vật chất và chỗ dựa tinh thần. Cô ấy một tay vừa nuôi con, vừa thăm nuôi chồng hết sức cực khổ.
Thời gian đầu, cô ấy lên thăm tôi một mình mà không có các con đi cùng. Là người nhạy cảm, tôi biết rằng các con vẫn chưa chấp nhận được việc tôi dính vào vòng lao lý. Nhìn vào việc con cả tôi phải bỏ học là tôi đoán hết ra được những điều đó. Điều tôi lo sợ nhất cuối cùng cũng đã xảy đến. Sợ con không chấp nhận mình thì ít mà sợ con không chịu được áp lực mà sa ngã thì nhiều. Tôi cũng từng chứng kiến không ít đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng khi cha mẹ xảy ra biến cố mà sinh ra chán chường, sống buông thả và trở nên hư hỏng. Đời tôi sai lầm thôi đã là quá đủ, tôi không muốn các con tôi lặp lại những lỗi lầm ấy.
Có một lần, vợ tôi gửi tiền vào trại giam cho tôi nhưng tôi không nhận được. Khi gọi điện về thì vợ nói là đã gửi rồi. Khi hỏi con trai tôi thì mới tá hỏa phát hiện ra rằng nó chơi lô đề và nợ nần tiền của người ta.
Khi vợ tôi bảo nó mang tiền đi gửi cho tôi thì nó không gửi mà mang đi trả nợ. Cái tin ấy làm tôi hết sức lo lắng. Khi gọi điện nói chuyện với con, tôi không dám mắng mỏ mà chỉ nhẹ nhàng nói con có khó khăn gì thì phải nói ngay với mẹ, đừng để bố mẹ phải lo lắng. Tôi sợ rằng nó chơi với bạn bè xấu, bị bạn kè xui khiến sẽ sa vào những chuyện tệ hơn nữa, như nghiện ngập chẳng hạn. Cũng may các con tôi đều biết nghĩ và thương mẹ nên từ sau đó mọi chuyện dần trở nên tốt đẹp. Tôi cũng không ngần ngại mà nói với con rằng, đời bố đã sai lầm, các con phải lấy đó làm gương mà tránh xa, đừng đi theo vết xe đổ của bố.
Thời gian đầu, các con tôi buồn là chắc chắn rồi. Có người cha như tôi thì làm sao dám mở mày mở mặt ra đường nhìn ai nữa. Hổ thẹn với bạn bè lắm chứ. Nhưng dần về sau, các con tôi đã tha thứ cho tôi và thời gian gần đây cũng có lên thăm tôi. Đấy là điều khiến tôi cảm thấy sung sướng và hạnh phúc nhất.
Hiện nay, các con tôi đều đã trưởng thành. Dù không học hành tử tế nhưng chúng nó đã tìm được những công việc lương thiện để làm. Con trai lớn của tôi đã lập gia đình năm ngoái, hai vợ chồng nó đã sinh con gái được hơn 1 tháng rồi. Tôi rất hạnh phúc vì các con đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của tuổi mới lớn. Thế nên thời gian gần đây, tôi không còn phải suy nghĩ nhiều nữa mà yên tâm cải tạo thật tốt để được hưởng lượng khoan hồng của nhà nước, sớm về với gia đình.
Tuổi của tôi hiện nay cũng đã lớn, tôi không còn mong muốn gì hơn ngoài việc sớm hết hạn cải tạo để về với gia đình, bù đắp lại những tháng năm tôi đã mất đối với gia đình, nhất là với vợ tôi - người đã lam lũ cả đời, dành mọi thứ cho chồng con, nhất là sau khi tôi bị bắt.
Cha mẹ tôi ở quê đều đã mất cả. Từ khi tôi bị bắt, anh trai, chị gái cũng đã lên thăm tôi khiến tôi được an ủi rất nhiều. Mọi người vẫn còn thương yêu tôi dù tôi đã lầm lạc và khiến cho những người thân phải buồn phiền nhiều. Đó là động lực để tôi cố gắng cải tạo thật tốt bởi bây giờ, tôi không còn điều gì phải lo lắng nữa.
Theo ANTD
Tủi nhục vì bị chồng nói xấu Tôi kết hôn đã được 10 năm và có 2 cháu, 1 trai, 1 gái. Do vợ chồng tôi đều có công việc ổn định nên kinh tế gia đình cũng vững vàng. Đồng nghiệp và bạn bè đều khen tôi chăm chỉ, hoạt bát, đảm đang, biết nuôi dạy con và thu vén gia đình. Nhưng không hiểu sao mỗi khi hai...