Nước mắt ân hận của người vợ “nổi điên” sát hại chồng
Vợ chồng êm ấp suốt hơn 30 năm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, người vợ “nổi điên” sát hại chồng, để rồi phải ôm nỗi ân hận xót xa. Bị dày vò bởi biết bao suy nghĩ giằng xé, người vợ đó chỉ sợ có ngày mình hóa điên.
Tan tành giấc mơ hạnh phúc
Phạm nhân Phạm Thị Cường (SN 1962, ở Lục Nam, Bắc Giang) bắt đầu câu chuyện với những tiếng nấc nghẹn ngào.
Thụ án tại trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang) được hơn 1 năm, ngần ấy thời gian phạm nhân này phải sống trong day dứt, ân hận. “Tôi sợ mình hóa điên mất”, nữ phạm nhân chia sẻ.
Ngược về thời gian cách đây hơn 1 năm, khi ấy, bà Cường đang có cuộc sống êm ấm với người chồng đã gắn bó hơn 30 năm. Theo lời kể của bà Cường, chồng vốn là người có học, ăn nói dễ nghe, hiền lành tốt bụng. Cái chết đột ngột của chồng bà khiến người thân, làng xóm ai cũng tiếc thương.
Phạm nhân Phạm Thị Cường.
Chôn cất chồng xong xuôi, bà Cường gọi 4 người con lại để cho các con biết sự thật về cái chết của bố. 4 người con (trong đó 2 người đã lập gia đình) không thể tin nổi chính mẹ là người sát hại cha.
Sau khi thú nhận tội lỗi với các con, bà Cường ra công an đầu thú.
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, tối ngày 18/3,/2013, vợ chồng bà Cường bàn bạc thống nhất hôm sau sẽ cùng đi dự họp hội đồng niên.
5h sáng hôm sau, ông Đặng Bá Tơ (SN 1957) thức dậy nói với vợ: “Mẹ mày cứ xuống trước đi, tao nấu xong rượu thì đi”. Nghe chồng nói vậy, bà Cường đáp: “Bây giờ muộn rồi, nếu nấu rượu thì phải mất mấy tiếng mới xong, để chiều về em nấu”.
Ông Tơ không đồng ý, nhất mực đòi ở nhà nấu nốt nồi rượu. Lời ra tiếng vào, hai vợ chồng bà Cường bắt đầu không kiềm chế được lời nói.
Trong lúc bà Cường dụi thanh củi cháy dở để tắt bếp, ông Tơ cố nhét thanh củi vào bếp để tiếp tục nấu rượu. Sau một hồi giằng như vậy, bà Cường “nổi điên” rút thanh củi đánh vào đầu chồng.
Video đang HOT
Bị vợ đánh, ông Tơ ngã dúi xuống đất. Ông nói: “Con mẹ này mày đánh tao à?”. Khi ông Tơ đang loạng choạng đứng dậy thì bị vợ tiếp tục cầm đoạn củi đập vào đầu, khiến ông ngã nghiêng vào bếp lò.
Ngã xuống đất, ông Tơ gọi con: “Trung ơi cứu bố với”. Nghe tiếng bố kêu cứu, con trai ông Tơ chạy xuống đưa bố đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã chết sau đó. Chồng tử vong, bà Cường nói dối mọi người ông Tơ bị ngã.
Đưa ma chồng, bà Cường khóc như mưa. Sau khi gọi các con đến nói cho biết sự thật, 11h 30 cùng ngày, bà đi đầu thú và bị công an tạm giữ ngay sau đó.
Sau song sắt nhà tạm giam, bà Cường không thể ngủ được. Những giấc ngủ chập chờn, bà mơ thấy chồng. Trong giấc mơ, 2 vợ chồng bà lại tình cảm như xưa. Tỉnh giấc, xung quanh chỉ có 4 bức tường phòng giam lạnh ngắt, bà gào khóc gọi tên chồng, xin ông tha thứ.
Trong nước mắt, bà Cường tâm sự: “Tôi đau lòng lắm, ân hận không hết. Các con không một lời trách móc gì lại càng khiến tôi day dứt nhiều hơn. Giờ đây, nhiều lúc tôi vẫn tự cấu chân tay mình, để xem đây có phải là sự thật. Vợ chồng đang đầm ấm như thế, bỗng chốc giấc mơ hạnh phúc vụt tắt…”.
Nước mắt khổ đau
Mỗi lần được gọi điện về nhà hỏi thăm gia đình, bà Cường chỉ ôm điện thoại, mọi lời nói ứ nghẹn nơi cổ họng, nước mắt chan chứa. Bà không thể thốt nên lời nào, dù có muôn vàn lời muốn nói với các con.
Được cán bộ trại giam Ngọc Lý động viên, bà Cường viết thư xin lỗi gửi về cho anh trai chồng.
Trong thư, nữ phạm nhân này viết: “… Đêm nay, tất cả mọi người lại chìm trong giấc ngủ ngon lành, chỉ còn lại một mình em lẻ loi phiêu hồn sau song sắt, nỗi nhớ nhà lại tràn ngập trong tim em.
Em không cách nào ngăn nổi dòng nước mắt. Vì tất cả tội lỗi mà em gây ra để lại vô vàn nỗi đau cho anh chị và các con tội nghiệp của em.
… Mỗi khi em thấy các cháu lên thăm gặp, em rất mừng vì được gặp con, ngắm những đứa con đang khao khát tình thương người mẹ- người đã để lại nỗi đau cho chúng, mà rằng con em không hề một lời trách móc, em càng ân hận mà trách bản thân mình hơn.
Nếu như mình là một người mẹ tốt, biết nhẫn nhịn, biết kiềm chế thì con mình đâu phải chịu khổ…
Chính bản thân em đã gây nên cái chết cho chồng em, người đã từng má ấp, môi kề, dẫn đến cảnh gia đình anh mất em, con mất bố, mà vĩnh viễn không bao giờ lấy lại được…”.
Theo T.Nhung
Nàng dâu trong trại giam viết thư xin lỗi mẹ chồng
Từ trong trại giam, nàng dâu đang thụ án tù chung thân viết thư về xin lỗi mẹ chồng bằng những lời thống thiết, ân hận...
Mẹ chồng gán nhà để cứu con dâu
Từng là giáo viên, giờ đây thời gian 15 năm đứng trên bục giảng chỉ còn là dĩ vãng ngọt ngào đối với phạm nhân Phạm Thị Vịnh (ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang).
Vịnh bị kết án tù chung thân về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', thời gian thụ án ở trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang) đã giúp Vịnh nhìn nhận lại những việc làm sai trái của mình.
Phạm nhân Phạm Thị Vịnh.
Kể lại hoàn cảnh khiến chị bị đẩy vào đường tù tội, phạm nhân này cho biết, năm 2009, sau khi vay mượn được một khoản tiền, hai vợ chồng bắt đầu công việc kinh doanh.
Một giáo viên tiểu học lao vào thương trường, công việc kinh doanh đối với Vịnh hóa ra không dễ dàng. Làm ăn thua lỗ, để co kéo lại, Vịnh vay tiền người này, trả nợ người kia.
Đang cảnh nợ nần, Vịnh tiếp tục huy động tiền từ bạn bè, người thân, cho đến khi khoản nợ lên đến gần 7,9 tỷ đồng và 3 cây vàng.
Để sửa sai cho nàng dâu, mẹ chồng Vịnh đã phải thế chấp căn hộ trị giá 1 tỷ đồng để có tiền trả nợ cho con.
"Bà đã đánh cược vào canh bạc cuối cùng vì tôi. Cả đời bố mẹ chồng tôi công tác chỉ giữ lại được căn nhà đó thôi", nữ phạm nhân sụt sùi.
Nhưng rồi sổ đỏ không lấy lại được, tiền nợ ngân hàng chưa trả xong, Vịnh bị các nạn nhân phát đơn khởi kiện. Bị truy tố và đưa ra xét xử tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', Vịnh đã phải lĩnh án tù chung thân.
Không cứu được con dâu, giờ mẹ chồng Vịnh phải mang thêm gánh nặng nuôi dưỡng cháu nhỏ, phải chịu điều tiếng về cô con dâu mang tội lừa đảo.
Nước mắt Vịnh chảy tràn mỗi khi nghĩ đến các con, nghĩ đến người thân. Nhân dịp trại giam Ngọc Lý mở cuộc thi viết thư xin lỗi dành cho phạm nhân, Vịnh đã bày tỏ lòng mình với mẹ chồng.
Những dòng ân hận
Thương mẹ chồng, thương các con và giận mình, phạm nhân này viết: "... Nếu nói con đang rất thoải mái và vui vẻ thì không đúng với tâm trạng thực tại của con lúc này. Còn nếu nói ra những điều con đang suy nghĩ, e chỉ là những lời nói suông, sợ vô tình con lại làm bố mẹ phải thêm buồn.
Con đành lòng yên lặng, nhưng sự yên lặng đó khiến con càng day dứt, càng dằn vặt mình hơn. Nó như có một khối đá khổng lồ đè nặng trong lòng con vậy.
Đã có nhiều đêm dài không ngủ, con thầm ước cho thời gian quay lại... Tỉnh mộng con chỉ còn biết nuốt những giọt nước mắt mặn đắng với nỗi ân hận đã quá muộn màng.
Phải chi khi xưa con biết tự kiềm chế, kiểm soát được bản thân mình. Con biết đủ, biết dừng thì con đâu có kết cục như ngày hôm nay. Con đã không chỉ đẩy cuộc đời mình vào vòng lao lý này mà còn làm cho bố mẹ phải lao đao, lận đận, làm cho gia đình, anh em phải khuynh gia bại sản, vợ chồng con cái phải chia xa.
Con khổ tâm lắm mẹ ạ. Chỉ vì con mà bố mẹ già cuối đời không được an lòng, con thơ phải ngẩn ngơ vì thiếu vắng mẹ, gia đình, người thân phải xấu hổ, phải thêm bận lòng.
Mỗi lần được gặp các cháu, nghe tin ông bà đau yếu, lòng con vô cùng xót xa. Con đã không chăm sóc được cho bố mẹ lúc tuổi già, lại còn chút thêm gánh nặng cho bố mẹ bởi hai đứa cháu vẫn còn thơ dại. Con biết phải làm sao bây giờ mẹ ơi!
Những lời sám hối muộn màng của con đã không thể nào làm tan đi nỗi nhọc nhằn trên tấm thân gầy héo của mẹ, càng không thể nào san sẻ được gánh nặng trong cuộc đời của bố nữa.
Nhưng con vẫn xin một lần được bầy tỏ cùng bố mẹ, để phần nào được vơi đi nỗi dằn vặt khổ tâm, phần nào bớt được những mặc cảm tội lỗi trong lòng con. Phần con bất hiếu xin bố mẹ tha thứ."
Sau song sắt trại giam, nữ phạm nhân này chia sẻ, giờ đây, đối với chị, niềm hy vọng, an ủi lớn nhất là được nhận sự tha thứ của mẹ chồng và gia đình để chị có thể yên tâm cải tạo.
Theo T.Nhung
Vietnamnet
Chuyên viên Bộ Nội vụ uống rượu gây tai nạn, mắng CSGT Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 21h15 ngày 11/12 khi xe ô tô BKS 29A-271.26 lưu thông trên đường Kim Mã hướng Cầu Giấy, khi đến ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh đã đâm vào một phụ nữ điều khiển xe máy điện. Lúc xảy ra vụ tai nạn, Thượng úy Trần Văn Công (Đội CSGT số 2) đang làm...