Nước mắm là gia vị thiết yếu nhưng cần bỏ ngay cách sử dụng sai lầm sau để tránh “rước họa vào thân”
Người nội trợ nếu sử dụng nước mắm không đúng cách có thể khiến loại gia vị thiết yếu này mất đi chất dinh dưỡng và thậm chí còn gây hại đến sức khỏe.
Nước mắm đã từ lâu đời là hương bị đặc trưng quen thuộc không thể thay thế trên mâm cơm người Việt từ hàng xưa đến nay, được mệnh danh là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
Chính vì nhu cầu sử dụng rất cao của người tiêu dùng, nên hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại nước mắc với đủ các thành phần đa dạng. Nếu không biết cách sử dụng đúng cách, thì chúng ta có thể đánh mất chất dinh dưỡng trong nước mắm, thậm chí còn “rước họa vào thân”.
1. Sử dụng nước mắm rẻ tiền, chứa chất phụ gia bán trôi nổi trên thị trường
Trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt những cơ sở sản xuất nước mắm kém chất lượng bị phát giác, những doanh nghiệp này đã sử dụng soda công nghiệp (Na2CO3) thay vì những nguyên liệu chính thống.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chỉ ra, nước mắm chứa Na2CO3 dễ gây ra tình trạng nhiễm độc, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tiêu biểu là các bệnh về tim, gan, thận, thần kinh, não, thậm chí là ung thư.
Video đang HOT
Trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt những cơ sở sản xuất nước mắm kém chất lượng bị phát giác.
2. Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi
Các bà nội trợ thường có thói quen nêm nước mắm vào lúc thức ăn đang sôi lớn. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm sai lầm. Nhiệt độ sôi sẽ khiến cho axit amin trong nước mắm biết mất, lại khiến cho món ăn không có được mùi thơm, vị ngọt.
3. Dùng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng không nên dùng nước mắm. Độ mặn trong nước mắm sẽ khiến thận của trẻ em dưới 1 tuổi không thể tiếp nhận. Bên cạnh đó, các gia vị như hạt nêm mì chính cũng được các các sĩ nhắc nhở phụ huynh không nên cho con sử dụng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng không nên dùng nước mắm.
4. Người bệnh thận, bệnh tim vẫn vô tư dùng nước mắm
Không phải đối tượng nào cũng nên vô tư sử dụng nước mắm. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận…, lượng muối trong nước mắm sẽ là mối nguy hiểm đối với sức khỏe. Người bệnh cần hạn chế dùng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
5. Cả gia đình chấm chung một bát nước mắm
Các gia đình Việt Nam thường dùng chung một bát nước mắm trong bữa ăn, tuy nhiên đây lại là một thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chỉ cần trong nhà có một người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà chấm chung nước mắm thì những thành viên khác rất dễ bị lây bệnh. Thậm chí, nếu một mâm cỗ cưới gồm 10 người xa lạ, dùng chung bát nước chấm thì chỉ cần một người nhiễm, hầu hết số người còn lại sẽ bị theo.
Chỉ cần trong nhà có một người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà chấm chung nước mắm thì những thành viên khác rất dễ bị lây bệnh.
Lời khuyên từ chuyên gia Mỹ giúp trường học ngăn chặn Covid-19
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cùng nhiều chuyên gia của nước này đã đưa ra nhiều lời khuyên nhằm giúp các trường học ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của SARS-Cov-2, vi rút gây ra đại dịch Covid-19.
Các trường nên giữ không khí thông thoáng để phòng Covid-19 - ẢNH: REUTERS
Đài CNN mới đây dẫn thông tin từ CDC Mỹ cho hay các trường nên đặc biệt chú ý đến hệ thống thông gió và tình trạng vệ sinh nhằm ngăn chặn sự phát tán của SARS-Cov-2.
Các chuyên gia của CDC nói rằng với hệ thống thông gió kém, vi rút có thể tích tụ trong không khí ở lớp học. Cụ thể, khi một người ho, hắt hơi hoặc thậm chí là thở, các hạt khí sẽ được thải ra liên tục. Nếu đó là người mang SARS-Cov-2, mầm bệnh có thể tồn tại trong các giọt khí họ thải ra, lơ lửng trong không khí và lây nhiễm cho người khác. Do đó, việc giữ cho không khí thông thoáng là vô cùng quan trọng.
CDC cũng cảnh báo các trường không nên dùng những công nghệ chưa được kiểm chứng bởi chúng có thể khiến tình hình tệ hơn, thậm chí là mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, một số phương pháp như dùng tấm chắn nhựa có thể không đạt hiệu quả mong muốn trong môi trường như lớp học, bởi không khí nơi đây liên tục luân chuyển xung quanh.
Cùng quan điểm này, chuyên gia Claire Barnett, Giám đốc điều hành Mạng lưới trường học lành mạnh tại Mỹ, nói rõ: "Nếu bạn có thể ngửi thấy mùi khói thuốc lá khi mang tấm chắn, bạn cũng sẽ có thể hít vào vi rút".
Bà Delphine Farmer, chuyên gia ngành sol khí học thuộc Đại học Bang Colorado (CSU), nhấn mạnh với CNN rằng mọi người không nên nhầm lẫn giữa việc làm sạch bàn ghế hay các bề mặt khác với việc làm sạch không khí.
Đồng thời, chuyên gia Mỹ cũng lưu ý việc dùng chất rửa tẩy với liều lượng hợp lý là vô cùng quan trọng bởi việc lạm dụng những chất này cũng có thể khiến không khí bị nhiễm độc - chẳng hạn tình trạng ô nhiễm formaldehyde (một chất hữu cơ độc hại thường tồn tại dưới dạng khí, là thành phần của nhiều loại nước rửa tẩy, khử trùng, có thể gây kích ứng da, thậm chí là ung thư với mức độ phơi nhiễm cao).
3 loại gia vị khiến nam thanh nữ tú sau 30 tuổi dễ mắc trọng bệnh Sau 30 tuổi, bất kể nam nữ không muốn bị ung thư dạ dày ăn càng ít càng tốt 3 loại gia vị nấu ăn hàng ngày đặc biệt này. Nước mắm (Ảnh minh họa) Nước mắm là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi mâm cơm gia đình. Về phương thức sản xuất, nước mắm chủ yếu được làm từ cá trích, cá...