Nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng: Bộ Y tế lên tiếng
Dù là nước mắm công nghiệp hay truyền thống vẫn phải công khai nhãn mác đầy đủ, các hàm lượng trên từng sản phẩm.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế
Kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố cho thấy, có khoảng 67% mẫu nước mắm trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín (asen) theo quy định.
Trước thông tin này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế – đơn vị đề xuất xây dựng quy chuẩn chất lượng nước mắm.
Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào trước kết quả khảo sát nước mắm của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam vừa công bố?
Việc hội người tiêu dùng đưa ra các số liệu khảo sát liên quan đến thực trạng sản xuất và tiêu thụ nước mắm tại Việt Nam là kết quả đáng phải suy nghĩ.
Tuy nhiên, đối với một sản phẩm nước mắm hay nước chấm muốn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng phải đảm bảo giới hạn cho phép của quy chuẩn mà Bộ Y tế ban hành. Cụ thể: Quy chuẩn về kim loại nặng và quy chuẩn về vi sinh. Nếu vượt mức cho phép thì vi phạm, không đảm bảo an toàn.
Khi sản xuất nước mắm hay nước chấm với phương pháp công nghiệp hay truyền thống phải công khai nhãn mác đầy đủ, các hàm lượng trên sản phẩm.
Việc hội người tiêu dùng khảo sát chứ không phải thanh tra kiểm tra để công khai các doanh nghiệp tiêu thụ nước mắm. Nếu định hướng dư luận xã hội thì phải công khai đối tượng nghiên cứu (bao gồm các doanh nghiệp nào, nghiên cứu theo phương pháp nào) để đảm bảo minh bạch, khoa học và thực tiễn.
Video đang HOT
Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phan Thiết cho rằng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đưa ra kết quả khảo sát nước mắm như vậy là không có trách nhiệm và cần có nghiên cứu và đưa quy chuẩn cho đúng thực tế và công bằng? Ông nghĩ sao?
Nếu là cuộc thanh kiểm tra, sẽ phải công khai tên doanh nghiệp, nhưng đây là cuộc khảo sát nên không thể nghiêng về bất kỳ về doanh nghiệp nào.
Tôi thấy khảo sát này cũng là cảnh báo về mặt xã hội, có 2 tác dụng: Thứ nhất Hội Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tự nhìn nhận về sản phẩm có đảm bảo các tiêu chuẩn công bố hay không? Có vi phạm các quy định về kim loại nặng, vi sinh hay không?; Thứ hai, giúp người tiêu dùng khi mua sản phẩm sẽ tìm hiểu và đòi hỏi sản phẩm cụ thể về việc công khai các hàm lượng trên sản phẩm .
Vậy khảo sát này có gây ra cuộc chiến giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống không, thưa ông?
Tôi nghĩ không có cuộc chiến giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống vì pháp luật không cấm sản xuất theo truyền thống hay công nghiệp. Pháp luật chỉ cần cạnh tranh lành mạnh và các sản phẩm khi công bố phải công khai, minh bạch tới người tiêu dùng.
Đối với nước mắm truyền thống, làm bằng phương pháp thủ công lâu nay vẫn có tiếng vang lớn trong nước và quốc tế tức là họ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để kết luận chính xác nhất phải có kiểm tra, kiểm nghiệm.
Như vậy, để sản xuất nước mắm truyền thống hay công nghiệp vẫn cần nguyên liệu từ cá. Với các nước mắm này, cá có độ đạm càng lớn, bảo đảm chất lượng tốt hơn (theo quan niệm từ trước đến nay). Tuy vậy, sản xuất vẫn phải đảm bảo quy định.
Vậy, đến khi nào Bộ Y tế có quy chuẩn về chất lượng nước mắm?
Chưa có mốc thời gian cụ thể vì sắp tới chúng tôi mới đề xuất nghiên cứu thêm những quy chuẩn liên quan đến nước mắm tại Việt Nam. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có sản phẩm đảm bảo. Các sản phẩm truyền thống hay sản phẩm nước mắm công nghiệp sẽ khẳng định được giá trị thật.
Xin cảm ơn ông!
Kết quả thanh tra nước mắm sẽ có trước ngày 22/10 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, trước 22/10 sẽ có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm. Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, đoàn thanh tra liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã kiểm tra thị trường nước mắm tại Hà Nội, TP.HCM, sắp tới sẽ mở rộng tới một số địa phương khác có truyền thống sản xuất nước mắm như Phú Quốc (Kiên Giang)… Mục đích đợt kiểm tra này để rà soát lại hồ sơ công bố đối với các sản phẩm nước mắm, quy trình sản xuất, giấy phép lưu hành, lấy mẫu xét nghiệm các loại nước mắm trên thị trường. Ông Phong khẳng định ở Việt Nam không có khái niệm nước mắm công nghiệp hay thủ công. Tuy nhiên, nước mắm phải đảm bảo các yêu cầu về hàm lượng đạm, axit amin, đúng với hồ sơ công bố. “Kết quả thanh tra sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 22/10″, ông Phong nói. Ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết, Bộ đã giao thanh tra các địa phương rà soát và lấy mẫu nước mắm làm cơ sở cho việc thanh tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như mặt hàng nước mắm trên toàn quốc vào năm 2017. Đây là đợt thanh tra lớn nhất từ trước đến nay đối với sản phẩm nước mắm sau những lo ngại của dư luận đối với chất lượng của mặt hàng này.
Theo Diệu Thu (thực hiện) (Dân Việt)
Nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng nguy hại như thế nào?
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh Hà Nội đề xuất, công khai doanh nghiệp làm nước mắm nhiễm thạch tín để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh đề xuất công khai doanh nghiệp sản xuất nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng cho phép
Kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố chiều 17/10 cho thấy, có khoảng 67% mẫu nước mắm trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín (asen) theo quy định. (Theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/l. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy, có đến 101/150 mẫu vượt ngưỡng).
Ông Vương Ngọc Tuấn cho rằng, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, tuy tỷ lệ mẫu không đạt về asen (67%) tổng kể trên là cao, nhưng khi thử nghiệm 20 mẫu trong số này thì không phát hiện asen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/l).
"Như vậy là nước mắm ở Việt Nam vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại"- ông Tuấn khẳng định.
Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thanh tra chất lượng nước mắm.
Cũng theo ông Phong, qua kiểm tra ban đầu, không có sản phẩm nước mắm nào là "nước hóa chất" như thông tin trên truyền thông gần đây. Vì thế, để khẳng định nước mắm chứa hóa chất phải phân biệt phụ gia và hóa chất. Nếu sử dụng đúng hàm lượng phụ gia thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, sau khi có kết quả thanh tra sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ thông tin tới các cơ quan truyền thông trước ngày 20/10.
Trước thông tin "khoảng 67% mẫu nước mắm được khảo sát trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín", trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa, Hà Nội nói: "Đây mới chỉ là công bố ban đầu của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, còn thông tin chính thức về chất lượng nước mắm phải đợi Bộ Y tế kết luận".
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh đề xuất, công khai doanh nghiệp làm nước mắm nhiễm thạch tín. Bởi thạch tín là chất cực độc từng được dùng để giết người, nếu nhiễm thạch tín nhiều có thể gây chết người. Nếu ít, thạch tín nhiễm vào não, gan gây nguy hiểm đến sức khỏe.
"Tôi đề nghị cơ quan chức năng công bố tên sản phẩm đơn vị kinh doanh như: Phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, dung lượng.... một cách chính xác, trung thực, không thể nói chung chung để tránh lo lắng hoang mang cho người dân. Không thể đánh đồng nước mắm chung như vậy vừa ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp vừa gây lo lắng cho người dân", ông Thịnh nói.
Về mối liên quan giữa thạch tín và nước mắm, chuyên gia về công nghệ thực phẩm phân tích, trong quá trình sản xuất, nước mắm có nhiễm thạch tín do nước dùng trong sản xuất nước mắm nhiễm thạch tín, điều đó có nghĩa nguồn nước sản xuất trong khu vực nhà máy có nhiễm thạch tín; Hoặc có thể do thạch tín nhiễm có trong cá. Theo đó, do cá sống môi trường nước nhiễm thạch tín nên chất này có trong cá, khi ủ cá để sản xuất nước mắm, thạch tín trong cá tiết ra nên nước mắm bị nhiễm.
Ngoài ra, nước mắm nhiễm thạch tín có thể do muối dùng ướp cá có nhiễm thạch tín do vùng biển bị ô nhiễm.
Từ những phân tích trên, ông Thịnh đề xuất cơ quan quản lý kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất và sớm công bố kết quả kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Để chọn nước mắm không nhiễm asen, chuyên gia về công nghệ thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn bằng mùi và vị.
"Nước mắm công nghiệp mùi nhẹ không có mùi đặc trưng của nước mắm truyền thống", PGS Thịnh nói.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, dạng asen độc hại nhất là asen vô cơ. Các dạng asen hữu cơ thì có độc tính rất thấp hay gần như không độc. Asen vô cơ gây ức chế các enzyme trao đổi chất và có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Phát hiện trẻ nghi mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika ở Đắk Lắk Ngày 17/10, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ đã ghi nhận 1 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ. GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp khẩn giữa Bộ Y tế và các tổ chức quốc...