Nước lũ “khoét” trơ khung đường sắt, tàu khách Bắc – Nam tê liệt
Một đoạn đường sắt Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị lũ lớn “khoét” chỉ còn trơ khung đường ray khiến việc vận tải hành khách ngưng trệ.
Mưa lớn liên tục khiến lũ lên nhanh gây ngập nhiều nơi ở Quảng Ngãi. Tối 23/4, nước lũ chảy xiết đã gây sạt lở nền tuyến đường sắt Bắc – Nam, một đoạn dài khoảng 30 m chỉ còn trơ các thanh tà vẹt. Sự cố khiến các chuyến tàu Bắc – Nam phải tạm dừng hoạt động.
Nước lũ cuốn trôi đất đá khiến một đoạn đường sắt dài khoảng 30 m chỉ còn trơ những thanh tà vẹt (Ảnh: Phạm Anh).
Ngay trong 24/10, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng đã đưa phương tiện, nhân công đến khắc phục sự cố nói trên. Tuy nhiên khu vực này vẫn còn ngập nước, nền đường sắt bị ảnh hưởng nhiều chỗ nên việc khắc phục vô cùng khó khăn.
Theo đơn vị thi công, dự kiến trong đêm nay mới có thể khắc phục tạm thời vị trí sạt lở để thông tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Video đang HOT
Tuyến đường sắt hư hỏng nặng khiến tuyến đường sắt Bắc – Nam bị ngưng trệ (Ảnh: Phạm Anh).
Mưa lớn trong 2 ngày qua còn gây sạt lở nhiều tuyến đường tại các huyện miền núi Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng. Trong đó, huyện Trà Bồng là địa phương có nhiều vụ sạt lở nhất trong đợt mưa lũ này.
Tình trạng sạt lở khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt, hàng nghìn người dân huyện Trà Bồng bị cô lập suốt nhiều ngày qua.
Nhiều tuyến đường ở huyện miền núi Trà Bồng bị sạt trượt, lở núi vùi lấp khiến hàng nghìn người dân bị cô lập (Ảnh: M.T).
Theo ông Đặng Minh Thảo – Bí thư Huyện ủy Trà Bồng, vụ sạt lở gây chia cắt nhiều hộ dân nhất xảy ra tại xã Hương Trà. Đất đá sạt trượt khiến đoạn đường dài khoảng 200 m hư hỏng nặng, cô lập hoàn toàn 500 hộ dân với trên 2.200 nhân khẩu suốt 2 ngày qua.
“Hôm nay chúng tôi đã băng rừng, theo lối mòn vượt qua điểm sạt lở vào xã Hương Trà để nắm tình hình, động viên người dân. Ngay sau khi mưa dứt, địa phương sẽ triển khai ngay việc khắc phục những điểm sạt lở để người dân đi lại an toàn” – ông Thảo chia sẻ.
Mưa lớn trong 2 ngày qua làm 11.000 căn nhà ngập nước, gây hư hỏng nhiều tài sản của người dân.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, mưa lũ đã làm gần 11.000 nhà dân trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt, nhiều nơi ngập sâu đến 2 m. Toàn tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức di dời, sơ tán 1.370 hộ dân với 4.541 nhân khẩu trong vùng bị ngập, vùng có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn.
Mưa lũ cũng làm nhiều tuyến đường ngập sâu, sạt lở khiến giao thông bị chia cắt. Có thời điểm, tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh Quảng Ngãi bị chia cắt ở 6 điểm, có điểm ngập sâu trên 1 m.
Ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia và ưu tiên đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP.HCM giai đoạn 2021-2030.
Hiện nay đường sắt Bắc - Nam vẫn khai thác tuyến đường khổ 1.000mm xây dựng từ thời Pháp thuộc - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Đó là nội dung đáng chú ý trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 19-10.
Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030 khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt đạt 11,8 triệu tấn (chiếm thị phần khoảng 0,27%); khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách (chiếm thị phần khoảng 4,4%).
Về kết cấu hạ tầng sẽ nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM; ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 gồm: 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362km, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545km; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài khoảng 84km, khổ 1.435mm; tuyến TP.HCM - Cần Thơ đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 174km; tuyến TP.HCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray tại cửa khẩu Hoa Lư khổ 1.435mm, dài khoảng 128km; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến sân bay Long Thành chỉ phục vụ hành khách là đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 38km.
Mạng lưới đường sắt quốc gia quy hoạch đến năm 2050 gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354km gồm các tuyến đường sắt hiện có và hoàn thành các tuyến đường sắt mới trên các hành lang trọng yếu; từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch...
Quy hoạch xác định các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 gồm: 2 đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP.HCM; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nối (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép - Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).
Cập nhật hoạt động vận tải hành khách khi thí điểm mở lại Tối muộn 14/10, Bộ Giao thông vận tải có báo cáo nhanh kết quả triển khai thí điểm mở lại vận tải hành khách (đường bộ, đường sắt, hàng không). Chuyến Hà Nội - Cao Bằng tối 14/10 có 21 hành khách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN Về tình hình triển khai vận tải hành khách tuyến cố định, Bộ Giao thông vận tải cho...