Nước giếng uống vào trẻ mãi không già!
Người ta đồn đoán rằng, phụ nữ thôn Lâu Động đều xinh đẹp là do uống nước trong chiếc giếng này.
Khách đến thôn Lâu Động, xã Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Dương ngỡ ngàng khi thấy thiếu nữ trong làng ai cũng xinh như mộng.
Ông Bùi Văn Khơm, một cao niên trong làng cho biết, con dâu và con gái ở làng này được xinh đẹp là nhờ uống nước giếng làng, nơi người dân gọi là giếng Thánh Mẫu (?).
Tương truyền trước đây có vị vua dẫn hoàng hậu qua khu vực này thì bỗng có một trận bão nổi lên, thuyền bị lật, hoàng hậu không may qua đời.
Tiếc thương người vợ tài sắc, nhà vua đã lập miếu thờ tại đây và hàng năm đến nhang khói.
Khi người dân địa phương đến đây khấn vái, thấy dòng nước trong nên múc uống, dần dần phụ nữ ở đây trở nên xinh đẹp, trẻ mãi không già (?).
Video đang HOT
Giếng nước ở thôn Lâu Động
Thấy vậy, nhiều người đã làm lễ tại đền xin hoàng hậu tiếp tục ban phước và xây thành giếng làng.
Từ đó, con gái trong làng và những người về làm dâu sau khi dùng nước đều trở nên xinh đẹp, da trắng như trứng gà bóc, môi đỏ lạ thường.
Tuy nhiên, theo lời kể của bà Lương Thị Thẹo, trước đó, giếng này đã từng có rất nhiều người chết đuối nên một thời gian người dân sợ báo oán không dám dùng nước giếng.
Nhưng vài năm trở lại đây, cả làng quay lại dùng nước giếng cho dù hệ thống nước máy đã đến từng hộ dân.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, việc người dân tâm linh dùng nước giếng để sinh hoạt thậm chí không qua đun nấu như hiện nay là rất nguy hại đến sức khỏe.
Vì vậy, cần khuyến cáo người dân không nên tin vào lời mê tín dị đoan về ‘nước thiêng’ mà coi thường sức khỏe và sinh mạng mình.
Trưởng thôn Lâu Động, Lương Văn Vĩnh cho biết, nước giếng có khả năng làm đẹp cho phụ nữ hay không thì chưa có cơ sở khoa học để chứng minh, chỉ biết con gái Lâu Động rất xinh đẹp.
Theo Datviet
Nghệ An: Giếng nước không bao giờ cạn
Giếng Ông Cụt ở Quỳnh Lưu, Nghệ An chỉ sâu khoảng 1m nhưng điều kỳ lạ là nước của giếng không cạn bao giờ, quanh năm trong vắt.
Đường tới giếng thần phải đi qua con đường rừng dốc thăm thẳm, ngoằn ngoèo, băng qua mấy dãy rừng thông. Giếng có đường kính chừng hơn 1m, sâu chưa đầy 1m, phía trên mặt đất là một thành giếng xây bằng đá, dưới đáy là đá màu xanh trắng xen lẫn. Thành giếng chỉ cao khoảng 30cm, có một bệ bê tông hình vuông làm chỗ để mọi người thắp hương.
Giếng nước Ông Cụt chỉ sâu khoảng 1m, nhưng quanh năm trong vắt và không cạn bao giờ dù có hạn hán.
Điều lạ là nước ở giếng này lại ngang bằng so với mặt đất và trong vắt một cách khó tin, nhìn thẳng xuống giếng lại có cảm giác như giếng này rất sâu vì mặt nước in hình bóng của rừng thông phía bên như một "bức tranh thủy mặc".
Ông Lê Văn Sơn, một ông lão đi hái củi người xã Quỳnh Mỹ kể: "Thấy lạ vì giếng nông mà nước không bao giờ cạn nên một tốp 5 - 7 người rủ nhau thử đem mỗi người một cái gầu múc nước múc liên tục xem có cạn được nước giếng hay không nhưng kết quả là múc bao nhiêu nước giếng cũng vẫn giữ nguyên mức đó".
Giếng nằm ở một bãi đất trống, nếu đứng đó có thể nhìn thấy được bao la bốn bề dân cư dưới chân núi. Ông Sơn cho biết, cách giếng này không xa phía dưới có một con suối, đến mùa khô thì cạn nhưng riêng mực nước ở giếng này lúc nào cũng giữ nguyên dù có hạn hán. Những lúc đó, hàng trăm hộ dân ở vùng quê Quỳnh Lưu lại tìm đến giếng thần để lấy nước về sinh hoạt.
Không chỉ người dân ở xã Quỳnh Mỹ mà bà con ở nhiều xã khác ở huyện Quỳnh Lưu từ lâu cũng có thể kể vanh vách về những câu chuyện linh thiêng quanh giếng Ông Cụt. Cứ vào ngày giỗ mẹ của Ông Cụt và Ông Dài ngày 20/4 (âm lịch) hàng năm thì Ông Cụt và Ông Dài thường về báo hiệu cho dân làng bằng những trận "cuồng phong".
Như các cụ cao niên tại xã Quỳnh Mỹ kể lại thì trận gió lốc này vào trung tuần tháng 4 âm lịch hàng năm đều có và xê dịch trong vòng 10 ngày trước hoặc sau ngày 20/4. Biết được điều này mà vào những ngày sắp đến giỗ mẹ Ông Cụt và Ông Dài thì tại giếng Ông Cụt thường đông nghịt người làng người xã và những vùng lân cận tìm đến thắp hương.
Ông Nguyễn Đông Thành (62 tuổi), nguyên là chủ tịch xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An những năm 1988 - 1993 vẫn nhớ như in câu chuyện xảy ra cách đây đúng 30 năm về trước. Ông cho biết:"Năm 1982, đúng chiều 20/4 âm lịch, trời đang trong xanh nắng chói chang thì bỗng nhiên mây đen kéo về, rồi một lát sau một trận gió lốc nổi lên. Khi đó gió mạnh đã làm nhà xử án tại tòa án huyện Quỳnh Lưu sập ngói...".
Cũng theo ông Thành thì gần đây nhiều người còn đồn rằng, nước giếng còn chữa được bệnh. Cái đó thì chưa ai kiểm chứng nên không dám khẳng định nhưng giếng nước vẫn được coi là báu vật của người dân, thậm chí còn là cứu tinh của người dân trong những ngày hạn hán.
Theo ANTĐ
"Giếng thần" phun nước hai màu ở Hòa Bình Nếu trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước từ khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng phun lên, một tia màu trắng tinh, một tia màu hồng nhạt. Hàng trăm năm nay người bản Khộp (xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình) vẫn coi cái giếng đó như vật báu. Mặc cho thời tiết khô hạn thì nước ở đó...