Nước đun sôi khiến Clo phản ứng ra “chất gây ung thư rất nguy hiểm”: Đúng hay sai?
Một tờ báo điện tử viết về các quan niệm sai lầm khi uống nước có đoạn: “Nước vừa đun sôi uống luôn, đây là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm…”
Bài viết nêu trên giải thích: Do lúc này, chất Clo dùng để khử trùng sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây bệnh ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm…
Trước thông tin khá “nhạy cảm” này, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn chuyên gia uy tín, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông khẳng định ngay: Ý kiến này hoàn toàn không đúng, vì không có cơ sở khoa học.
Dưới đây là phân tích cặn kẽ của PGS Nguyễn Duy Thịnh về vấn đề này.
1) Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về công nghệ xử lý nước
Nước được khai thác trong tự nhiên gồm các nguốn:
- Nước mặt: nước sông, suối, hồ, ao
- Nước ngầm: nước giếng khoa, giếng đào
- Nước mưa: hứng giữa trời (sản lượng thường rất ít, chỉ dùng cho gia đình hoặc tập thể rất nhỏ)
Vì được khai thác trong tự nhiên nên nước nước ít khi đạt được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (QCVN 01:2009/BYT về nước ăn uống, và QCVN 02:2009/BYTvề nước sinh hoạt).
Trong nước tự nhiên thường chứa các chất có khả năng gây độc hại cho sức khỏe như: các chất cặn không hòa tan (đá, cát, sỏi, rác thải…), các chất độc hại hòa tan (các chất kim loại nặng và kim loại kiềm (như chì, thủy ngân, cadimi, can xi, magie…), các sinh vật có hại (như vi sinh vật, ký sinh trùng…), các chất hòa tan có mầu (làm nước có mầu đen, xanh hoặc đỏ…)
Để có nước sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, người ta cần phải tiến hành xử lý nước theo đúng quy trình công nghệ.
Trong một nhà máy xử lý nước. Ảnh minh họa.
Trong các nhà máy nước trên toàn thế giới và ở Việt Nam, người ta sử dụng các biện pháp để tạo ra nguồn nước sạch cung cấp cho người tiêu dùng. Các biện pháp cơ bản được tóm tắt như sau:
- Phương pháp cơ học: để loại bỏ các chất không hòa tan (cát đất, sỏi, tạp chất) có trong nước bằng cách lắng và lọc làm cho nước trong. Nước được khai thác trong tự nhiên Để loại được những hạt có kích thước rất nhỏ, khó lắng lọc tự nhiên , người ta sử dụng thêm các chất hóa học có khả năng keo tụ để tạo ra các kết tủa.
- Phương pháp hóa học: Dùng các chất tạo ra phản ứng với các chất hòa tan có tính độc hại. Biến các chất đó thành chất kết tủa và lắng hoặc lọc để tách chúng ra khỏi nước
- Phương pháp hấp phụ: dùng các chất có khả năng hấp phụ các chất hòa tan có mầu để làm mát mầu nước.
- Phương pháp khử trùng: dùng các chất có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật và ký sinh trùng để đảm bảo nước không còn nhiễm sinh vật có hại (vi sinh vật gây bệnh, trứng giun, sán …)
Như vậy, nguồn nước thiên nhiên không an toàn đã trỏ thành nguồn nước an toàn để cung cấp cho người dân, đặc biệt là người dân thành phố hoặc các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất thực phẩm.
Video đang HOT
2) Nước xử lý an toàn rồi, vì sao người Việt trước khi uống cần phải đun sôi, trong khi nhiều nước khác thì hầu như không?
Ở nhiều nước, đặc biệt là những nước tiên tiến, sau khi nước đã được xử lý đúng yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, nước được dẫn trong hệ thống ống rất kín và đưa đến từng nơi sử dụng nên nước vẫn sạch, nước này có thể uống trực tiếp không cần qua quá trình đun sôi.
Trên đường phố, có thể thấy rất nhiều vòi nước để cho khách bộ hành uống trực tiếp.
Nhưng ở nước ta, thường ngày nước uống cần phải được đun sôi. Vì sao?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.
Thực tế, ở nhiều vùng miền, nhất là ở nông thôn, miền núi, người dân vẫn chưa được dùng nước sạch đã qua xử lý trong nhà máy nước (gọi tắt là nước máy) mà vẫn tự khai thác từ nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối) hoặc nguồn nước ngầm (giếng khoan, giếng đào…), có nơi vẫn còn phải hứng nước mưa để dùng.
Do môi trường bị ô nhiễm nên những nguồn nước kể trên thường nhiễm nhiều chất bẩn, đặc biệt là nhiềm vi sinh vật và ký sinh trùng. Chính vì thế, người dân Việt Nam, từ xa xưa, ông bà cha mẹ đã răn dạy nhau một nguyên tắc “ăn chin uống sôi” để đảm bảo sức khỏe.
Ngay cả nguồn nước đã qua xử lý (nước máy) cũng chưa thật đảm bảo an toàn như mong muốn vì hệ thống ống dẫn nước không hoàn toàn kín, khi đi qua các vùng đất bị ô nhiễm vẫn có thể bị tái nhiễm.
Do đó, việc đun sôi nước trước khi dùng vẫn là điều cần thiết đối với mỗi người và mỗi gia đình ở Việt Nam.
3) Cuối cùng, giải đáp câu hỏi: Nước đun sôi có tạo ra những chất gây ung thư do chất khử trùng clo “biến đổi” hay không?
Có người cho rằng “chất Clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm”. Đây là cách suy đoán không có cơ sở khoa học.Trên thế giới, người ta dùng khí Clo (Cl2) để khử trùng nước là rất phổ biến. Khí Clo được sục vào nước và là chất khử rất mạnh nên có thể tiêu diệt vi sinh vật và ký sinh trùng trong nước. Các nhà công nghệ thường cho dư khí clo để đảm bảo tiêu diệt triệt để vi sinh vật và ký sinh trùng có trong nước ngay cả khi nước được dẫn trên đường ống. Thậm chí, đến nơi sử dụng, người ta vẫn ngửi thấy mùi khí Clo thoát ra.
Nhưng khí Clo trong nước không thể tham gia phản ứng “halogen hóa hydrocacbon, chloroform” để trở thành chất gây ung thư!
Khi đun sôi nước, khí Clo sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài, hoàn toàn không để lại vết trong nước uống. Ngay cả khi người ta lấy nước từ vòi và đựng trong châu, ít phút sau, khí Clo cũng tự thoát hết ra ra ngoài.
Cho nên không thể nói rằng “chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm”.
Xin hỏi: Khi dùng nước có Clo để luộc rau, nấu cơm, luộc thịt, khi trong đó có khối lượng chất hữu cơ gấp hàng nghìn lần chất hữu cơ trong nước máy, chẳng lẽ ăn cơm, ăn canh, ăn thịt sẽ là ăn cực kỳ nhiều chất chất nguy hiểm gây ung thư hay sao?
Thực sự, có thể nói đây là cách phát ngôn của những người thiếu hiểu biết!
Vì sao đáy ấm, đáy nồi thường có cặn, cặn này có hại hay không?
Trong nước thiên nhiên thường có chứa các muối kim loại kiểm (Ca, Mg…) nhưng chủ yếu là muối Canxi (CaCO3 và CaHCO3). Khi đun nóng nước, các muối này bị phân giải và tạo ra muối Canxi (CaCO3) kết tủa xuống đáy nồi.
Các cặn này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm cản trở việc truyền nhiệt khi đun nên nước lâu sôi.
Cần phải làm sạch lớp cặn bằng cách dùng chanh cọ sát vào đáy nồi hoặc dùng dấm lau trên lớp cặn ở đáy nồi. Không dùng dao hoặc vật cứng để cạy đè làm thủng nồi.
Theo Tin tức online
Nhiều người kiêng đường vì sợ đường làm khối u phát triển nhanh hơn: Đâu là sự thật?
Hiện nay vẫn có những quan niệm sai lầm về các nguyên nhân gây ra ung thư có thể dẫn đến những lo lắng không cần thiết về sức khỏe của bạn.
Hiện nay nhiều chứng bệnh ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Với sự phát triển vượt bậc của y học, trong tương lai sẽ thêm nhiều chứng bệnh khác được chữa khỏi như vậy.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những quan niệm sai lầm về các nguyên nhân gây ra ung thư có thể dẫn đến những lo lắng không cần thiết về sức khỏe của bạn.
Hãy cùng Timothy J. Moynihan, M.D., một chuyên gia ung thư tại trung tâm Y khoa Mayo Clinic (Rochester, Minnesota, Mỹ) giải mã những tin đồn hoang đường đó.
Lời đồn: Sản phẩm giảm tiết mồ hôi và lăn khử mùi là nguyên nhân gây ra ung thư vú
Sự thật là:
Theo Tổ chức chống ung thư quốc tế (IARC) và các nghiên cứu khác, không có bằng chứng nào để kết luận có sự liên quan giữa việc sử dụng các sản phẩm giảm tiết mồ hồi hay lăn khử mùi và ung thư vú.
Tuy nhiên, một vài báo cáo đã đưa ra giả thuyết là những sản phẩm này có thể chứa các thành phần độc hại cho cơ thể, ví dụ hợp chất của nhôm, paraben và những chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể thông qua da hay qua những vết trầy xước.
Nhưng phần lớn những bằng chứng cho đến ngày hôm nay đều cho rằng những sản phẩm này không gây ra ung thư vú. Nếu bạn vẫn còn lo sợ thì hãy chọn những sản phẩm không chứa những chất hóa học làm bạn lo lắng.
Lời đồn: Hộp nhựa hay giấy gói đựng thức ăn khi quay trong lò vi sóng tiết ra chất độc hại có thể gây ung thư
Sự thật là:
Những hộp nhựa và giấy gói đựng thức ăn có dán mác an toàn với lò vi sóng thì được chứng nhận an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng. Nhưng những hộp nhựa không dùng được trong lò vi sóng có thể tan chảy và có khả năng lọt vào thức ăn của bạn.
Vì thế, đừng sử dụng các vật dụng không thích hợp trong lò vi sóng. Chẳng hạn đừng bỏ nguyên hộp bơ thực vật vào lò để làm nóng mà hãy lấy nó ra bỏ vào hộp an toàn rồi hẵng làm nóng.
Hãy kiểm tra chắc chắn là bất kỳ hộp nào bạn định dùng trong lò vi sóng đều phải dán mác an toàn.
Lời đồn: Bệnh nhân ung thư không nên ăn đường vì đường có thể làm cho khối u phát triển nhanh hơn
Sự thật là:
Đường không làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Tất cả các tế bào, kể cả tế bào ung thư đều phải dựa vào đường (glucose) để tạo năng lượng.
Nhưng cung cấp nhiều đường không làm cho tốc độ phát triển của tế bào ung thư nhanh lên được. Tương tự như vậy, lấy bớt đường cũng không làm cho khối u phát triển chậm lại.
Quan niệm sai lầm này có thể do hiểu sai lệch về nguyên lí của chụp PET, phương tiện sử dụng một lượng nhỏ chất đánh dấu phóng xạ, điển hình là một dạng của glucose.
Tất cả các mô của cơ thể đều hấp thu một phần các đồng vị phóng xạ này nhưng những mô sử dụng nhều năng lượng hơn (bao gồm các tế bào ung thư) hấp thu một lượng lớn hơn.
Vì lý do này, một số người kết luận cho rằng tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn nếu có nhiều đường. Nhưng điều này thật sự không đúng.
Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ nhiều đường có thể liên quan đến gia tăng các yếu tố nguy cơ của hầu hết các loại ung thư vì nó làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường mà những bệnh này lại có thể làm tăng yếu tố nguy cơ mắc ung thư.
Lời đồn: Những người tốt thì không bị ung thư
Sự thật là:
Trong thời cổ đại, bệnh tật thường được coi như là sự trừng phạt cho những người có hành động hay suy nghĩ xấu xa. Trong một số nền văn hóa, quan điểm này dường như vẫn tồn tại đến tận bây giờ.
Nếu điều này đúng, vậy bạn giải thích như thế nào về việc một đứa trẻ 6 tháng tuổi hay một em bé mới sinh ra lại mắc ung thư? Tất nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy bạn mắc bệnh ung thư bởi vì bạn đáng bị như vậy.
Lời đồn: Ung thư là một bệnh lây nhiễm
Sự thật là:
Không cần thiết phải xa lánh một người bị ung thư vì bạn không thể bị lây. Vẫn không sao nếu bạn đụng chạm hay dành thời gian cho những người mắc bệnh ung thư.
Thực tế, sự hỗ trợ của bạn lại có nhiều ý nghĩa hơn bao giờ hết đối với người bệnh.
Mặc dù, ung thư bản thân nó không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng đôi khi sự lây nhiễm những loại virus gây bệnh lại có thể gây bệnh ung thư. Một vài ví dụ về những loại virus có thể gây ung thư, bao gồm:
Virus gây u nhú ở người (HPV) - một trong những loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra ung thư cổ tử cung và một số loại ung thư khác.
Virus gây viêm gan B hay C - virus lây truyền qua con đường quan hệ tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm có thể gây ra ung thư gan.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách phòng ngừa, bảo vệ bản thân khỏi những loại virus này.
Theo Tin tức online / Trí thức trẻ
10 quan niệm sai lầm trong tình yêu rất có thể bạn đã và đang mắc phải mà không hề hay biết Khi yêu ai cũng liêu xiêu, và điều mắc phải những quan niệm sai lầm cũng không phải là không có khả năng... Tình yêu luôn là chủ đề không bao giờ hết hot. Có rất nhiều điều để nói khi nói về tình yêu . Trong tình yêu cũng có những điều ngộ nhận mà bất kỳ ai cũng từng mắc phải....