Nước Đông Nam Á đầu tiên thương mại 5G
Covid-19 khiến các nhà mạng Thái Lan đẩy nhanh tiến độ triển khai 5G, trở thành nước đầu tiên trong 10 thành viên ASEAN cung cấp dịch vụ 5G thương mại.
Theo Nikkei Asia Review, các hãng viễn thông hàng đầu ở Thái Lan đã sẵn sàng đầu tư tới 1,2 tỷ USD để mở rộng mạng lưới với mục tiêu phục vụ kết nối 5G cho khoảng 13% dân số nước này tính đến cuối năm. Trong đó, hai nhà mạng Advanced Info Service (AIS) và True Corp đang chạy đua triển khai 5G tại bệnh viện để hỗ trợ đội ngũ y tế chiến đấu với Covid-19.
Trước đó, giới phân tích nhận định Thái Lan sẽ trì hoãn việc đầu tư cho kết nối di động thế hệ mới bởi họ đã chi hàng tỷ USD vào công nghệ 4G từ năm 2015. Tuy nhiên, đại dịch bùng phát làm đảo ngược những dự đoán trên.
“Covid-19 khiến nhu cầu khám chữa bệnh từ xa và sử dụng robot tăng cao, thúc đẩy thương mại hóa 5G”, hãng phân tích Asia Plus Securities đánh giá.
Hiệp hội di động toàn cầu GSMA đã chứng nhận AIS, với 42 triệu thuê bao di động, là nhà mạng đầu tiên ở Đông Nam Á triển khai dịch vụ 5G thương mại. Với sự hỗ trợ của Singapore Telecommunications, AIS đưa 5G vào 158 bệnh viện ở Bangkok và các thành phố lớn để phục vụ khám chữa bệnh trực tuyến và điều khiển robot, hạn chế sự tiếp xúc gần. Các robot có nhiệm vụ như phát đồ ăn, thuốc, chuyển hàng…
Video đang HOT
Robot với kết nối 5G hoạt động trong bệnh viện ở Thái Lan. Ảnh: AIS.
“Những robot này rất hữu ích. Dù thiếu khẩu trang y tế và các trang phục bảo hộ, chúng tôi vẫn có thể thực hiện công việc của mình nhờ robot giúp giảm tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân”, Sukrom Chi-Charoen, Phó giám đốc Bệnh viện Rajavithi ở Bangkok, nói.
Tuần này, Chính phủ Thái Lan cũng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia thúc đẩy 5G. Trong đó, Thủ tướng Thái Lan làm Chủ tịch ủy ban, ba Phó thủ tướng làm Phó chủ tịch ủy ban cùng 22 thành viên là các Bộ trưởng, quan chức chính phủ, thể hiện quyết tâm của người các nhà lãnh đạo nước này trong việc đẩy nhanh tiến độ 5G.
Nikkei cũng cho biết, ngoài Thái Lan, các nước còn lại trong khu vực ASEAN vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm 5G. Nhiều khả năng, quốc gia tiếp theo sẽ thương mại hóa 5G là Việt Nam vào tháng 6. Ba nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, MobiFone, và VNPT đã thử nghiệm thành công kết nối mới hồi tháng 4 và đã sẵn sàng thương mại, nhưng chưa công bố thời gian cụ thể.
Trong khi đó, Singapore dự định triển khai 5G vào tháng 1/2021. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, lại tỏ ra im ắng khi chưa đưa ra lộ trình về 5G.
Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng của phần mềm gián điệp
Theo báo cáo International Privacy Day Report 2020 của Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp, với 7.216 người dùng bị tấn công vào năm 2019.
Tổng số người dùng bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp năm 2019 tại Việt Nam đã tăng 21,54%, từ 5.937 người dùng trong năm 2018.
Giáo viên Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh minh họa: Moet.
Hãng bảo mật Kaspersky vừa tiết lộ số lượng người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp trong năm 2019.
Cũng trong danh sách này, Singapore có số lượng người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp thấp nhất Đông Nam Á năm 2019 với 866 người dùng, đứng thứ 44 trên thế giới.
Internet có mặt ở mọi nơi, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cùng lượng người dùng trực tuyến không ngừng tăng khiến "bạo lực" mạng xuất hiện và trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trên toàn cầu. Trong đó, tấn công gián điệp trở nên ngày càng phổ biến.
Phần mềm gián điệp có khả năng xâm nhập vào thông tin của người dùng, giúp thủ phạm truy cập tin nhắn, hình ảnh, thông tin mạng xã hội, định vị, âm thanh hoặc video của nạn nhân. Các phần mềm gián điệp chạy ẩn trong thiết bị mà không được sự nhận thức và cho phép của người dùng.
Trong vài năm qua, vấn đề về gián điệp mạng đang ngày càng nghiêm trọng. Số người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp đã tăng 35%, từ 27.798 năm 2018 lên 37.532 vào năm 2019. Các loại phần mềm gián điệp cũng gia tăng. Kaspersky đã phát hiện 380 biến thể của phần mềm gián điệp trong năm 2019 - nhiều hơn 31% so với năm 2018.
Về các mã độc gián điệp được cài cắm trên thiết bị Windows, 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2019 là Nga, Ấn Độ và Đức.
Theo viet times
Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt? Quốc tế Phụ nữ 2020, cùng tìm hiểu những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á như Tan Hooi Ling (Grab), Cheryl Yeoh (MaGIC), Rachel de Villa (Cropital)... Cũng như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh và công nghệ do nam giới thống trị. Tuy nhiên, điều đó đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ...