Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi
Ngày 13/3 Ủy ban châu Âu cho biết, Séc đã khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi và mô hình kiểm soát bệnh cần được nhân rộng tại các nước có dịch.
Theo Ủy ban châu Âu, kể từ khi ổ bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện đầu tiên và có nguy cơ lan rộng tại Cộng hòa Séc tháng 6/2017, Ủy ban châu Âu đã cử các chuyên gia thú y tới hợp tác với chính quyền địa phương nơi xảy ra ổ dịch để áp dụng các biện pháp thú y cần thiết nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Ảnh minh họa: OSU.
Theo đó, ngay sau khi xác định nguồn lây bệnh là do lợn rừng, chính quyền địa phương đã khoanh vùng ổ dịch, hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động ra vào khu vực, kèm theo đó là giám sát chặt chẽ và tiêu hủy ngay lập tức lợn rừng bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Séc cho phép bắn hạ lợn rừng trên diện rộng xung quanh khu vực nơi xảy ra ổ dịch nhằm khống chế dịch tả lợn châu Phi lan ra các khu vực khác. Nhờ các biện pháp này mà virus lây bệnh không phát tán ra bên ngoài và các ổ dịch đã được khống chế thành công.
Số liệu thống kê của Tổ chức thú y thế giới cho thấy đã có tổng cộng 221 con lợn rừng chết do virus tả lợn châu Phi trên toàn Cộng hòa Séc kể từ tháng 6/2017-4/2018. Ổ dịch cuối cùng được phát hiện vào tháng 4 năm ngoái. Không có một con lợn nuôi nào bị nhiễm virus lây bệnh.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu cho rằng mô hình khống chế dịch bệnh tả lợn châu Phi tại Cộng hòa Séc nên được nhân rộng ra các nước nơi dịch chưa được kiểm soát. Tuy nhiên, Ủy ban cũng cảnh báo nguy cơ cao tái phát bệnh này tại Séc khi một số nước xung quanh như Ba Lan vẫn chưa khống chế được dịch./.
Hữu Bình/VOV-Praha
Sau Hưng Yên và Thái Bình, Hải Phòng đã bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
Theo nguồn tin mà Lao Động có được, ngoài các ổ dịch tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, thêm một địa phương khác đã bị xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Chăn nuôi lợn công nghệ sinh học là giải pháp an toàn để phòng, tránh dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: PV
Thông tin cho biết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng đã lấy 5 mẫu bệnh phẩm (huyết thanh, phủ tạng) lợn tại trại chăn nuôi lợn của ông Vũ Văn Đạt (thôn 12 Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) để xét nghiệm virus dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 22.2.2019, kết quả xét nghiệm cho thấy, 2/5 mẫu bệnh phẩm được kiểm tra, xét nghiệm có dương tính với virus tả lợn châu Phi.
Hiện tại, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đang phối hợp với các cơ quan chức năng TP.Hải Phòng tiến hành tổ chức khoanh vùng xác minh, xử lý ổ dịch tả lợn Châu Phi mới được phát hiện tại TP.Hải Phòng.
Như vậy, sau Hưng Yên và Thái Bình, Hải Phòng là địa phương thứ 3 trong cả nước xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.
Cùng với việc nhanh chóng khoanh vùng xử lý không chế dịch bệnh lây lan, tiêu hủy lợn nhuêmx bệnh và lấy mẫu xét nghiệm các hộ chăn nuôi lân cận, Cục Thú y và cơ quan chức năng TP.Hải Phòng dự kiến sẽ công bố dịch.
Cũng theo nguồn tin riêng mà Lao Động có được, các vùng đang có nghi vấn có dịch bệnh (cần xác minh them) bởi có hiện tượng lợn nái chết bất thường và số lượng chết nhiều, tại các địa phương:
1. Xã Định Long, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
2. Lạng Giang, Bắc Giang
3. Khu vực Hưng Yên tiếp giáp với Bắc Ninh (hiện chưa rõ địa chỉ cụ thể)
Ngoài ra khu vực Phú Thọ chuyên nhập lợn sữa của Trung Quốc về nuôi nguy cơ bị xâm nhiễm dịch bệnh là rất lớn.
Dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng tại Trung Quốc.
Theo Cục Thú y, để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi lây lan, Cục Thú y đề nghị người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn thực hiện "5 KHÔNG" theo đúng quy định của Luật thú y: 1/ Không giấu dịch; 2/ Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; 3/ Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; 4/ Không vứt lợn chết ra môi trường; 5/ Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
KH.V
TheoVOV
Nhận diện thịt nhiễm tả lợn châu Phi Thịt lợn bị tả sẽ có màu lạ, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai tím, chạm tay vào thịt cảm thấy chảy nhớt, rỉ nước... Hiện tả lợn châu Phi đã lan ra 13 tỉnh, thành. Không giống như cúm lợn, tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người, nhưng lây truyền...