Nước cờ sai lầm của Nokia trong cuộc đua 5G với Huawei
Lựa chọn sai loại chip để sản xuất khiến Nokia đánh mất thị phần 5G vào tay hai đại gia công nghệ là Huawei và Ericsson.
Mong muốn giành lợi thế trong cuộc đua đấu thầu xây dựng mạng 5G, Nokia từng đầu tư một bộ vi xử lý mạnh mẽ để chào hàng các nhà mạng viễn thông. Đó là chip FPGA. Ưu điểm của loại chip này là tính linh hoạt. Nó có thể được lập trình lại khi lắp đặt vào ăng-ten phát sóng cho phù hợp với tiêu chuẩn riêng của từng thị trường hay nhà mạng.
Khi đó, Nokia còn có một lựa chọn khác, là chip SoC (system-on-chip). Loại chip này rẻ, tiết kiệm điện. Nhưng nhược điểm là một khi chip được chế tạo thì rất khó lập trình lại. Nếu đặt hàng sản xuất chip SoC và sau đó các tiêu chuẩn 5G không hỗ trợ, công ty sẽ có một loạt chip vô dụng. Đó là lý do Nokia quyết định chọn làm FPGA và điều này sau đó đã được chứng minh là lựa chọn sai lầm.
Các tiêu chuẩn cho mạng 5G được tạo ra sớm hơn Nokia dự tính. Năm 2018, khi các tiêu chuẩn đã gần như hoàn thiện, thị trường không cần loại chip mạnh mẽ, dễ tùy biến mà chỉ cần chip giá rẻ, đúng chuẩn sử dụng.
Lúc này, Nokia nhận ra rằng họ có quá nhiều chip FPGA và không đủ các loại rẻ như Huawei và Ericsson. “Mua FPGA giống việc mua một chiếc xe hơi với rất nhiều tính năng mà bạn không sử dụng”, Sandro Tavares – Trưởng bộ phận marketing di động của Nokia – thừa nhận. Trong khi đó, chip SoC chính xác là “những gì bạn cần”.
CEO Nokia Rajeev Suri giới thiệu giải pháp hạ tầng 5G của hãng tại Mobile World Congress ở Barcelona, Tây Ban Nha năm 2018.
Video đang HOT
Giám đốc một hãng viễn thông châu Âu cho biết mức giá cho một số thiết bị Nokia cao gấp đôi so với các sản phẩm của Huawei và Ericsson sử dụng chip SoC. Các lãnh đạo Nokia cho biết mức chênh lệch giá phần lớn nằm trong khoảng từ 5 đến 15%. Các sản phẩm của Nokia dùng chip FPGA cũng tốn nhiều điện hơn. Đây là nhược điểm đối với các nhà mạng không dây đang cố gắng cắt giảm mức tiêu thụ điện năng.
Hậu quả là Nokia đã tụt lại phía sau. Theo hãng nghiên cứu viễn thông Dell’Oro Group, năm ngoái, Huawei đã tăng thị phần thiết bị viễn thông lên 28,3% toàn cầu, từ 27,5% năm 2018. Ericsson cũng tăng thị phần lên 13,9% từ 13,7%. Trong khi đó, Nokia lại giảm từ 16,9% xuống 16,2%.
Sau khi nhận ra sai lầm của mình, Nokia đã thay thế người đứng đầu mảng kinh doanh thiết bị không dây bằng Tommi Uitto. Ông là người khởi động chương trình tái cấu trúc hai năm mà Nokia cho biết đang bắt đầu có kết quả.
Ông Uitto đã tăng gấp đôi nhân viên R&D để tập trung vào việc sản xuất chip rẻ hơn. “Chúng tôi chỉ đơn giản là không có đủ người”, Uitto nói. Ông cũng tăng số nhà cung cấp chip từ một lên ba. “Chúng tôi gặp rắc rối do chỉ phụ thuộc vào một hãng cung ứng”, ông giải thích thêm.
Việc tái cấu trúc diễn ra sau một vài năm đầy biến động đối với Nokia. Tháng tới, CEO Rajeev Suri sẽ rời vị trí này theo kế hoạch. Người được chọn thay thế là Pekka Lundmark. Ông là cựu giám đốc một công ty năng lượng sạch Phần Lan và từng làm việc tại Nokia 20 năm trước.
Thời gian qua, Suri tập trung vào việc bán trọn gói các thiết bị mà nhà mạng viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ Internet cố định cần để xây dựng mạng 5G. Ông Suri đánh cược rằng, bằng cách cung cấp dải sản phẩm tương đương như Huawei, Nokia có thể giành thị phần từ tay đối thủ Trung Quốc.
Nokia cũng đã sẵn sàng hưởng lợi từ cuộc tấn công dai dẳng của Mỹ với Huawei. Các quan chức Mỹ đã tìm cách hạn chế doanh số của Huawei trên toàn thế giới, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể ra lệnh cho Huawei sử dụng thiết bị hoặc nhân viên của mình để theo dõi hoặc tấn công mạng. Huawei và Trung Quốc đến nay phủ nhận cáo buộc này.
Mỹ hiện không có doanh nghiệp lớn nào trong ngành này. Vì thế, giới chức nước này lo lắng cả Nokia và Ericsson đều không thể giành chiến thắng trước Huawei trong dài hạn. Thời gian qua, họ cố gắng hỗ trợ, giảm thuế cho cả hai công ty này. Họ còn động viên Cisco Systems cũng như các công ty khác xem xét khả năng làm M&A.
Đầu năm nay, Nokia đã phát hành các loại chip SoC tương đương với Huawei và Ericsson. Ông Uitto cho biết 35% các đơn hàng của Nokia trong năm nay sẽ có chip SoC. Tỷ lệ này sẽ được nâng lên 100% vào năm 2022.
Washington tính mua lại Ericsson và Nokia để đối đầu với Huawei
Tờ The Wall Street Journal hôm 25/6 trích dẫn nguồn tin nội bộ tiết lộ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump đang thảo luận về kế hoạch tăng cường cạnh tranh với Huawei thông qua việc tiếp quản các tên tuổi đến từ châu Âu là Ericsson và Nokia.
Nguồn tin nói với The Wall Street Journal rằng, chính quyền Mỹ đã ấp ủ những kế hoạch này trong một thời gian dài, nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi tiến độ thực hiện.
Do dịch bệnh, Washington chỉ thỉnh thoảng mới liên hệ với Cisco System cũng như các công ty công nghệ, các nhà khai thác viễn thông khác của Mỹ cùng một số các công ty đầu tư tư nhân bàn bạc về khả năng mua lại Ericsson và Nokia.
Chính quyền Mỹ đề xuất cung cấp cho Ericsson và Nokia những nhượng bộ về thuế ở Mỹ hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp Mỹ đồng ý mua lại hai công ty đến từ châu Âu này.
Washington tính mua lại Ericsson và Nokia để đối đầu với Huawei
Cũng theo nguồn tin, một báo cáo về vấn đề này được soạn thảo bởi một nhóm các chuyên gia đang được lưu hành trong Nhà Trắng. Nhóm chuyên gia này bao gồm cựu Giám đốc NASA Daniel Goldin và cựu Giám đốc công nghệ của Nokia Hossein Muin.
Các chuyên gia này đề xuất thành lập một tập đoàn công nghệ dưới sự bảo trợ của Mỹ, và với sự hỗ trợ của chính phủ liên bang, tập đoàn này sẽ có thể thu hẹp khoảng cách giữa các công ty Mỹ và Huawei.
Ý tưởng này được hỗ trợ bởi một nhóm các công ty đầu tư tư nhân do Cerberus Capital dẫn đầu. Theo Wall Street Journal, các gã khổng lồ của Mỹ tỏ ra thận trọng với các kế hoạch của chính quyền, vì họ không quá quan tâm đến việc mua lại các công ty hạng hai như Ericsson và Nokia.
Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Mỹ khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài. Bộ Thương mại Mỹ từ ngày 17/5/2019 đã đưa Huawei vào danh sách đen với lý do tập đoàn viễn thông của Trung Quốc là "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Hôm 24/6 vừa qua, Reuters dẫn nguồn tin nội bộ từ Lầu Năm Góc tiết lộ, chính quyền ông Trump vừa liệt tập đoàn Huawei vào danh sách 20 công ty Trung Quốc được Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn.
Theo đó Lầu Năm Góc không ban bố hình phạt, song theo luật, Tổng thống Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản của tất cả những cái tên trong danh sách.
Singapore khởi động 5G, chọn Nokia, Ericsson làm đối tác chính Các nhà mạng Singapore đã chọn Ericsson và Nokia làm đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng lõi 5G. Singel ký hợp tác với Ericsson, trong khi StarHub và M1 chọn đi cùng với Nokia để xây dựng cơ sở hạ tầng 5G chính. Tuy nhiên, cả ba nhà mạng đều cho biết vẫn hợp tác với Huawei, ZTE trong vài trường...