Nước chanh rất tốt cho cơ thể, nhưng uống kiểu này còn hại hơn “thuốc độc”
Nước chanh chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc sai lầm căn bản khi pha chế loại đồ uống này gây hại cho cơ thể.
Uống nước chanh không nên bỏ vỏ – Ảnh: Minh họa
- Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ
Theo tờ Pinterest, thật không may khi mọi người thường mắc một lỗi phổ biến khi thưởng thức nước chanh là vứt bỏ vỏ. Đây là một cách pha chế sai lầm.
Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.
- Uống nhiều nước chanh
Mặc dù nước chanh tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều. Theo đó, việc sử dụng quá nhiều loại nước này sẽ gây hại cho dạ dày, sinh ra chứng ợ nóng. Nếu tình trang này kéo dài có thể dẫn tới các bệnh về dạ dày.
Tốt nhất khi uống bạn nên pha loãng nước chanh. Một quả chanh thái lát nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước để uống trong ngày.
Video đang HOT
- Uống nước chanh lạnh buổi sáng để giảm cân
Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói.
Nếu muốn giảm cân, bạn hãy pha loãng chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong để hỗ trợi hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả giảm cân.
Đa phần mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.
Chưa kể, trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Chính vì thế, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa…
- Pha nước chanh với nước quá nóng hoặc quá lạnh
Pha nước chanh với nước quá lạnh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Và ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Cách tốt nhất bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Uống nước chanh khi đói
Trong nước chanh chứa một lượng axit tự nhiên nên uống lúc đói sẽ làm tổn hại đến dạ dày. Đây là lý do tại sao bạn cảm thấy cồn cào khó chịu khi uống nước chanh lúc đói. Duy trì thói quen này lâu dài sẽ gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
- Đau dạ dày không được uống nước chanh
Hầu hết mọi người quan niệm đau dạ dày thì không thể uống nước chanh, bởi vì tính axit quá mạnh có thể kích thích dạ dày, axit dạ dày quá nhiều thì không tốt.
Song thực tế, ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không gây hại cho dạ dày.
Quỳnh Chi (T/h)
Theo ĐS&PL
Kiểm soát bệnh cao huyết áp với loại trái cây dễ tìm
Hàm lượng kali cao trong chanh giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn và giảm căng thẳng, từ đó có thể giữ cho huyết áp trong phạm vi bình thường.
Ảnh minh họa
Theo Boldsky, chanh rất giàu vitamin C, chất xơ và nhiều hợp chất khác rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Chúng có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, quản lý huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch,...
Chanh có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, quản lý huyết áp,... Ảnh: Internet
Cụ thể, uống nước chanh với mật ong có thể giúp giảm cân. Chúng tạo ra một tình trạng kiềm trong dạ dày để giảm cân nhanh hơn. Hàm lượng pectin cao trong chanh sẽ mang lại cảm giác no bụng, giảm cảm giác thèm ăn trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, người huyết áp cao có thể được quản lý thông qua việc tiêu thụ nước chanh. Do hàm lượng kali cao trong chanh, giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn và giảm căng thẳng. Từ đó, giữ cho huyết áp trong phạm vi bình thường.
Hơn nữa, trái cây có múi giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại cảm lạnh, cúm nhờ hàm lượng vitamin C trong nó. Chanh giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu để cải thiện khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, chanh giúp thúc đẩy giải độc, nước chanh khi kết hợp với nước ấm hoạt động như một chất khử độc và giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong hệ thống bạch huyết. Chúng giúp cân bằng độ pH của cơ thể và cũng giúp gan loại bỏ các độc tố có hại khỏi cơ thể.
NGUYÊN VÕ
Theo PLO
Cách làm trà tỏi ngọt thơm, tăng sức đề kháng trong ngày lạnh Tỏi cung cấp các chất chống oxy hoá, lại có thể chống lại nhiễm khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm, vi rút và vi khuẩn. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng giảm béo, đặc biệt khi kết hợp thành một số nguyên liệu để làm trà tỏi. Cách làm trà tỏi Nguyên liệu - Tỏi - 1-2 muỗng canh mật...