Núi Mắt Thần sừng sững trong công viên địa chất, tha hồ chèo sup, leo núi, check-in
Núi Mắt Thần ở công viên địa chất non nước Cao Bằng, ở phía trên có một lỗ thủng hình tròn rộng tầm 50m, tựa 1 ‘con mắt’ đang soi chiếu xuống những hồ nước xanh biếc và thảo nguyên cỏ mênh mông.
Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, quyến rũ
Núi Mắt Thần còn được đồng bào dân tộc Tày sinh sống tại đây gọi là “Phja Piót” – có nghĩa là núi Thủng, nằm ở xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Anh Lý Đạo Huy – hướng dẫn viên địa phương – chia sẻ, núi Mắt Thần có hai mặt, một mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh và một mặt thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa. Mỗi mặt có một lối đi đến khác nhau và có những cảnh đẹp khác biệt. Nơi được các nhiếp ảnh gia và du khách chọn làm điểm dừng chân nhiều nhất là mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh.
Mặt núi Mắt Thần thuộc xã Cao Chương cách trung tâm thành phố Cao Bằng 40km về phía đông. Để đến được đây, từ thành phố Cao Bằng bạn đi theo quốc lộ 3, hướng các huyện phía đông, sau đó vượt qua đỉnh đèo Mã Phục – đèo 7 tầng đẹp nhất Cao Bằng, đi thêm khoảng 7km nữa là đến nơi.
Đường giao thông ở đây rất thuận lợi, bạn có thể đi ôtô, xe máy hoặc xe khách chạy tuyến thành phố Cao Bằng – Trà Lĩnh.
Những năm gần đây, núi Mắt Thần (núi Thủng) thu hút rất nhiều du khách
Núi Thủng được bao quanh bởi thung lũng rộng lớn với những thảm cỏ xanh bất tận, khung cảnh hoang sơ, yên bình. Những đàn gia súc ung dung gặm cỏ xa xa khiến khung cảnh nơi đây thêm phần thơ mộng, không khác gì một thảo nguyên rộng lớn.
Điều đặc biệt là khung cảnh thơ mộng ấy còn được thay đổi liên tục theo các mùa trong năm. Vào mùa đông – xuân tiết trời lạnh, hanh khô, xung quanh núi không có nước, các gồ cỏ nổi lên, tạo nên một thảo nguyên hùng vĩ xanh mướt.
Mùa hạ, mưa bắt đầu nhiều, nước từ khe núi tràn ra, dâng cao, ngập các cồn cỏ, nối liền với các thác, hồ lớn tạo thành một quần thể 36 hồ tự nhiên – Thang Hen. Quang cảnh thiên nhiên lúc này rất hùng vĩ, thích hợp cho các trải nghiệm du lịch khám phá.
Mùa thu, cảnh sắc trong lành với những tia nắng nhẹ. Các đàn gia súc được người dân chăn thả tự do, du khách sẽ rất dễ bắt gặp các chú trâu, ngựa trắng thảnh thơi gặm cỏ, tắm bùn.
Nước bắt đầu tràn về, lấp đầy thung lũng, soi bóng núi vừa hùng vĩ vừa nên thơ
Núi Mắt Thần mùa nước cạn với những đồng cỏ xanh mướt, trải dài như thảo nguyên bao la
Người dân địa phương chăn thả gia súc tự do. Từng đàn ngựa, bò ung dung gặm cỏ tạo nên một khung cảnh bình yên
Những năm gần đây, núi Mắt Thần là điểm dừng chân không thể thiếu khi đến Cao Bằng của các bạn trẻ yêu du lịch. Công ty du lịch cũng bắt đầu khai thác, phát triển các dịch vụ như cắm trại qua đêm, trekking núi Mắt Thần, chèo sup vòng quanh núi ngắm cảnh, đạp xe, chụp ảnh check-in…
Video đang HOT
Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 này, quần thể hồ Thang Hen đã bắt đầu vào mùa nước nổi, du khách có thể về đây chiêm ngưỡng màu nước xanh ngọc bích tuyệt đẹp, hòa mình vào với thiên nhiên thơ mộng, khám phá văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày. Hít thở bầu không khí trong lành của đất, của nước, của cỏ cây và của núi khiến cho tâm hồn được thanh lọc, bỏ lại những muộn phiền của cuộc sống.
Vào những ngày trời tạnh ráo ôtô có thể vào tận nơi, nhưng những ngày mưa, đường lầy, đi xe máy là một lựa chọn hợp lý hơn
Chèo sup xung quanh núi, hòa mình vào sắc xanh của nước, của núi, của cây cỏ là một trải nghiệm không thể nào quên đối với du khách
Đây cũng là địa điểm thích hợp để tổ chức các hoạt động ngoài trời như tham quan, đạp xe…
Kỳ nghỉ cuối tuần 2 ngày 1 đêm phù hợp cho hoạt động cắm trại, hít thở không khí trong lành với những bữa tiệc BBQ ngoài trời
Đây là điểm lý tưởng để gia đình và bạn bè có thể quây quần, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng
Tản bộ trong công viên quốc gia không cần chạm chân xuống đất ở Brunei
Đó là cảm nhận của du khách khám phá rừng rậm trên con đường gỗ dốc đứng dài 7km dẫn lên đỉnh đồi Pukit Patoi ở công viên quốc gia Ulu Temburong, Brunei.
Du khách tận hưởng không gian trong lòng công viên quốc gia Ulu Temburong, Brunei
Công viên quốc gia Ulu Temburong ở Brunei rộng đến 550km 2, nơi luôn thu hút các nhà thám hiểm hàng đầu thế giới bởi những kỳ quan thiên nhiên độc đáo và huyền bí.
Là người lớn tuổi nhất và cũng là người về đích đầu tiên trong đoàn giáo sư của Đài Loan, giáo sư Hou (70 tuổi) cho biết ông cảm thấy thật hạnh phúc khi đã chinh phục thành công 1.262 bậc thang gỗ có sự chênh lệch độ cao 310m để lên đỉnh 1.200m so với mực nước biển.
Thưởng thức viên ngọc xanh của Brunei từ độ cao 1.200m
Đáng nể hơn, ông cũng đã vượt thành công những cầu thang dựng đứng cao hơn 30m, được xây dựng nối tiếp sau các bậc thang gỗ, để lên được các đài quan sát, thưởng thức trọn vẹn toàn cảnh khu rừng nhiệt đới hoang sơ được Brunei gìn giữ và bảo tồn rất cẩn thận.
Công viên quốc gia Ulu Temburong ở Brunei rộng đến 550km2
"Thật tuyệt vời khi được đứng giữa không gian bao la của một màu xanh mượt mà, dưới chân là biển rừng bạt ngàn, một thiên nhiên kỳ vĩ. Tôi đã chinh phục hết 5 đài quan sát, rất thú vị.
Các bạn cũng nên thử đi. Lên đó, các bạn sẽ biết thế nào là các đài ngắm cảnh được làm từ hợp kim nhôm cao hơn 60m, được thiết kế giống như những giàn giáo, nối nhau bằng các hành lang dài khoảng 80m, để tạo thành một lối đi trên cây rất phiêu lãng", giáo sư Hou lần đầu đến Brunei cười thích thú.
Brunei có gì hấp dẫn du khách Việt dịp Tết này?
Các hành lang mà giáo sư Hou đề cập, còn được gọi là Canopy Walkway. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh công viên quốc gia Ulu Temburong (Brunei) thanh bình, thơ mộng, nép mình sâu trong những hốc núi của ngoại ô Tempurong.
Một trong những điểm nhấn nơi đây có thể nói là cây cầu treo Canopy dài hơn 300m với độ cao 50m trên mặt nước. Khi đặt những bước chân đầu tiên lên cầu, nhiều du khách cho biết không tránh khỏi cảm giác hồi hộp. Song, gần như họ đều bị cảnh quan tuyệt vời với những con suối, dòng thác nằm ẩn khuất giữa rừng cây thu hút, và mau chóng hòa vào sự lâng lâng, tận hưởng thiên nhiên vô giá.
Cùng đoàn với giáo sư Hou, nữ giáo sư trẻ tên Meili, người về đích thứ hai, cười tươi cho biết cảnh sắc nên thơ, hùng vĩ nơi này đã thật sự ghi điểm tuyệt đối trong lòng chị cùng các du khách nước ngoài khác.
"Điều hấp dẫn nhất với tôi là không dấu hiệu nào cho thấy có sự tác động của con người vào nơi này. Có lẽ vậy mà chúng ta mới được thưởng lãm một quần thể sinh vật phong phú, đặc sắc của nhiều giống loài. Đáng chú ý, lượng động vật phong phú đến mức bảo tàng Brunei và bảo tàng lịch sử tự nhiên London không ngừng xác định và ghi nhận thêm các chủng mới", nữ giáo sư trẻ đến từ Đài Loan nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, công viên quốc gia Ulu Temburong của Brunei là điển hình tiêu biểu cho một khu rừng mưa nhiệt đới thường xanh có năm tầng thảm thực vật, gồm: cỏ, bụi cây, dưới tán, tán và vượt tán.
Trải nghiệm ngồi thuyền mang lại cảm giác mạnh cho du khách
Thú vị hơn, du khách có thể lựa chọn ngồi thuyền lướt theo con sông dài hàng chục cây số, đắm mình giữa không gian trong lành và đùa nghịch cùng những đoạn suối mát rượi.
Trên đường về, du khách có thể chèo thuyền Kayak, nằm phao lười, nhẹ nhàng lướt trôi, tha hồ ngắm cảnh sông nước hữu tình và rừng núi hùng vĩ, với lá rừng xanh, hoa rừng đỏ khoe mình dưới nắng ấm.
"Còn được nghe tiếng chim rừng, được ngắm nhìn các loài cây lạ và các con thú quý hiếm. Mình cũng được dặn dò trang bị quần áo chống nước, giầy leo núi/đi bộ, thuốc chống côn trùng, kem chống nắng....", chị Tuyến (Công ty Saigon Tourist) vui vẻ nói.
Hàng nghìn lượt khách đến thăm
Anh Sugumaran Nair, quản lý kinh doanh của Hãng lữ hành Freme, một đơn vị vận hành về dịch vụ du lịch hàng đầu ở Brunei, cho biết sự đa dạng về động vật tại công viên quốc gia này cũng là điều thu hút hàng nghìn du khách đến đây mỗi năm.
"Rất nhiều du khách lần đầu khi đến Brunei được nhìn thấy loài khỉ mũi dài và loài vượn Bornean Muller lông xám nâu, không đuôi đã tỏ ra vô cùng thích thú. Tuy địa hình gồ ghề, phức tạp, khó đi, phải trèo đèo, vượt suối, băng sông, leo núi..., nhưng năm 2019 đã có hơn 11.000 du khách đến khám phá công viên kỳ vĩ của Brunei này", anh Sugumaran nói thêm.
Tản bộ dưới những tán cây xanh bạt ngàn chỉ có ở Brunei
Nhiều du khách đến Brunei đánh giá đây như là một thánh địa thật sự dành cho những người thích trải nghiệm du lịch sinh thái và khám phá thế giới động vật hoang dã.
Theo chị Nga - một trong những người đầu tiên của đoàn khách Việt về đích sớm, du khách có thể thoải mái tận hưởng cảm giác chinh phục núi rừng hoang sơ, ngắm cảnh rừng xanh bạt ngàn hùng vĩ ở Brunei, chỉ cần chú ý cẩn trọng khi di chuyển.
Còn theo anh Thiện (Vina Group), công viên này dành cho du khách nhiều độ tuổi. "Tuy nhiên, mọi người nhớ trang bị tốt mọi thứ, nhất là chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái và thể trạng khỏe mạnh, để tận hưởng trọn vẹn hành trình", anh Thiện nhắn nhủ.
Khi lên kế hoạch thám hiểm khu rừng nhiệt đới hoang sơ này, du khách Việt có thể kết hợp du lịch thành phố Kota Kinabalu (Malaysia), rồi từ đây di chuyển sang Brunei bằng đường bộ hoặc hàng không với chi phí không quá tốn kém.
Theo ông Trần Giang San - đại diện Hãng hàng không Royal Brunei tại Việt Nam, nếu bay từ Việt Nam, thì có khoảng 3 chuyến/ tuần.
"Trong tương lai, chúng tôi sẽ tăng chuyến trở lại để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của hành khách. Dịp Tết này chúng tôi cũng có chính sách ưu đãi cho các đơn vị lữ hành tại TP.HCM cũng như đơn vị khách lẻ, nếu bay những nhóm khách lẻ từ TP.HCM đến Brunei và nối chuyến đi tiếp", ông San cho hay.
Anh Ngọc Hà, một hướng dẫn viên lâu năm của Công ty Saco Travel, người từng đến Brunei trước đó, đánh giá đây là địa điểm hấp dẫn và có thể đưa vào chương trình tour để thu hút nhóm khách trẻ.
"Một trong những sở thích của khách Việt là yêu biển, yêu thiên nhiên. Ulu Temburong ở Brunei là nơi mà chúng tôi hy vọng sẽ mang được nhiều sự mới lạ cho nhóm khách có xu hướng chữa lành", anh Hà chia sẻ.
Hầu hết thời gian thám hiểm trong rừng du khách đều được tận hưởng khí trời mát mẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời tiết có thể có sự khác nhau giữa Bandar Seri Begawan (Brunei) và Temburong.
"Ở trong rừng nhiệt đới thì sự chuyển đổi khí hậu từ nắng sang mưa lớn có thể diễn ra trong vòng vài phút. Vì vậy, mọi người cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ cần thiết", anh Sugumaran nói thêm.
Làm sao để đến được Ulu Temburong?
Do vị trí xa xôi nên đường đến công viên quốc gia Ulu Temburong (Brunei) hơi khó khăn và mất khoảng hơn 2 tiếng.
Nếu thích ngắm phố và check-in biểu tượng Tempurong, du khách có thể chọn đi đường bộ bằng xe buýt. Ở hành trình này, du khách có thể chiêm ngưỡng cây cầu dài nhất Đông Nam Á Sultan Haji Omar Ali Saifuddien. Đây là cây cầu nối biển, xuyên qua vịnh Brunei, dài 26,3km.
Còn nếu thích ngắm cá sấu lên bờ, du khách có thể chọn đi bằng taxi nước, sẽ mất hai chặng đường. Chặng đầu tiên, du khách đi 40 phút taxi nước từ cầu cảng Bandar Seri Begawan tới thị trấn Bangar. Khi ra khỏi sông Brunei và vào sông Temburong, qua một đoạn nhỏ ở vịnh Brunei, du khách sẽ gọi xe và đi thêm 18km để tới Batang Duri, rồi ngồi thuyền dài 30 phút trên sông Temburong để vào cửa ngõ công viên.
Điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến vườn quốc gia Ulu Tempurong (Brunei) là không dấu hiệu nào cho thấy có sự tác động của con người vào nơi này
Dòng suối nhỏ trong khu công viên quốc gia Ulu Tempurong (Brunei)
Bạn trẻ hào hứng trải nghiệm các trò chơi tại công viên quốc gia Ulu Tempurong
Du khách xem chế biến món ăn nướng trong ống tre
Dòng sông xanh mát dưới những tán cây cổ thụ mang lại không khí trong lành cho du khách
Cây cổ thụ trong công viên quốc gia Ulu Tempurong
Cuối tuần lên đỉnh Tiên Sơn: Thỏa đam mê du lịch trải nghiệm Cao hơn mặt nước biển chừng 500m, Tiên Sơn đỉnh (ở xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) hút khách du lịch trẻ đến đây leo núi, dã ngoại cùng bạn bè và người thân. Lên đến Tiên Sơn đỉnh (ở xã Hàm Ninh), du khách trẻ thỏa sức chụp ảnh, ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên biển đảo Phú Quốc - Ảnh: CHÍ...