Núi Mắt Thần, điểm du lịch lý tưởng cho các tín đồ thích xê dịch
Núi Mắt Thần ( Cao Bằng) – cái tên vừa kỳ bí, vừa huyền ảo. Đây là một “tác phẩm” hoàn toàn do thiên nhiên hoang dã kiến tạo, khiến con người tha hồ suy tưởng khi ngắm nhìn.
Với khung cảnh tươi đẹp, nhiều bạn trẻ thường rủ nhau về nơi này để cắm trại, tận hưởng không gian bình yên.
Cách TP Cao Bằng khoảng 50km, Núi Mắt Thần là một địa điểm du lịch nổi tiếng và được mệnh danh là “Tuyệt tình cốc” của vùng Đông Bắc. Nơi đây nằm trong lòng hồ Thang Hen tại thung lũng xóm Bản Danh, Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, bao quanh là thảo nguyên rộng và các hồ nước.
Từ phía xa chúng ta có thể nhìn thấy hình dáng bên ngoài của ngọn núi, ở trên đỉnh có một hang thủng hình tròn đường kính khoảng 50m, xuyên qua ngọn núi ở độ cao khoảng 50m so với mặt hồ tựa như “con mắt” của núi bởi vậy mà có hai tên gọi là “Núi Thủng” và “Núi Mắt Thần”. Hang đá này được tạo thành cách đây khoảng 300 triệu năm do quá trình bào mòn của nước và thời gian và được phát triển trong địa hình đá vôi dạng tháp ở độ cao khoảng 650-700m, bao gồm các khối núi dạng tháp và dạng nón đan xen với hàng chục hồ nước lớn nhỏ, cùng tạo nên hệ thống hồ Thang Hen.
Từ phía xa người ta có thể nhìn thấy hình dáng bên ngoài của ngọn núi, ở trên đỉnh có một hang thủng hình tròn đường kính khoảng 50m.
Chị Nguyễn Huyền Trang, hướng dẫn viên địa phương, cho biết có hai con đường để di chuyển đến Núi Mắt Thần. Một con đường thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh và đường khác thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa. Mỗi con đường đều có những khung cảnh và vẻ đẹp khác nhau.
Đến với Núi Mắt Thần, ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp, du khách có thể dựng lều và cắm trại qua đêm, tận hưởng phút giây thư giãn cùng gia đình và bạn bè.
Buổi sáng, du khách có thể thức dậy sớm để chiêm ngưỡng cảnh bình minh ló rạng, những tia nắng sớm lọt qua khe “mắt thần” tạo nên khung cảnh hết sức kỳ ảo.
Buổi chiều, du khách rảo bước trên thảm cỏ xanh rì, êm ái, ngắm thêm thác nước Nặm Trá rất đẹp và thơ mộng, hoặc hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người Tày tại Cao Bằng.
Buổi tối, du khách sẽ cùng quây quần bên nhau, nấu vài món đơn giản, pha ly trà hoặc cà-phê thơm ngon, bật bản nhạc ưa thích… rồi trò chuyện cùng nhau giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Video đang HOT
Đến với Núi Mắt Thần, ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp, du khách có thể dựng lều và cắm trại qua đêm, tận hưởng phút giây thư giãn cùng gia đình và bạn bè.
Chị Bùi Thị Thoa, một du khách Hà Nội, chia sẻ: “Tôi rất mê du lịch, biết những địa danh nào mới, đẹp thì ngay lập tức phải rủ đám bạn lên lịch và đi luôn. Lần này, nhắc đến Núi Mắt Thần, chúng tôi quyết định rất nhanh chóng, ai nấy đều thích thú và sẵn sàng lên đường. Quả thực cảnh sắc thiên nhiên nơi này quá đỗi thơ mộng và quyến rũ”.
Khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ nên du khách có thể ghé thăm bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 9 – tháng 10 là khoảng thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của Núi Mắt Thần.
Mặc dù dịch vụ du lịch tại đây chưa mấy phát triển, nhưng dù khách không phải quá lo lắng bởi có nhiều món ăn món đặc sản mang đậm đà bản sắc vùng miền để thưởng thức như: Cá dầm xanh om trám, cá nheo chiên, tôm kho me hay gà đồi, lợn quay, rau bò khai xào tỏi…
Với những cảnh sắc đẹp tuyệt trần, Núi Mắt Thần dần trở thành một trong những điểm đến yêu thích của giới trẻ, để trải nghiệm khung cảnh thần tiên, tạm tránh xô bồ phố thị.
Thác Voi Bù Đăng - Bản giao hưởng của thiên nhiên giữa lòng Bình Phước
Bình Phước đang là địa điểm du lịch đầy sức hút đối với những người có đam mê xê dịch bởi muôn vàn địa danh, thắng cảnh đặc sắc.
Trong đó, nổi bật lên hình ảnh thác Voi Bù Đăng, với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưng lại đầy thơ mộng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của du khách ghé thăm.
Thác Voi là danh thắng nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và dân dã, thuộc quần thể Trảng Cỏ Bù Lạch ở xã Đồng Nai, tỉnh Bình Phước. So với các điểm du lịch khác, thác Voi có một sức hút và nét đặc trưng rất riêng, mang đậm cảnh sắc miền đồi núi mà chỉ ở Bình Phước mới có.
Hiện chính quyền và người dân địa phương luôn gìn giữ và bảo tồn nên thác Voi vẫn giữ được vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu. Năm 2017, thác Voi Bình Phước được công nhận là di tích cấp tỉnh và là nơi bảo tồn hệ sinh thái động, thực vật nổi tiếng của địa phương.
Năm 2017, thác Voi Bình Phước được công nhận là di tích cấp tỉnh và là nơi bảo tồn hệ sinh thái động, thực vật nổi tiếng của địa phương.
Người đồng bào M'nông sinh sống xung quanh khu vực thác Voi Bù Đăng, nên khi du khách đến đây tham quan sẽ có nhiều điều thú vị để khám phá và trải nghiệm, từ khung cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ cho tới nền văn hoá và cuộc sống sinh hoạt của người dân bản xứ.
Thác Voi Bù Đăng có chiều rộng lên tới 13m, độ cao 14m và độ dốc khoảng 90 độ. Con thác có tên gọi là Thác Voi bởi tại đây có rất nhiều tảng đá to xếp chồng chéo lên nhau và khi nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy rõ hình thù của thác trông giống hệt như một con voi khổng lồ.
Nói về khởi nguồn của cái tên thác Voi, các già làng người M'Nông và người cao tuổi tại địa phương thuật lại rằng, khoảng 500 năm về trước, khi khu vực này còn là rừng rậm, hoang sơ và là nơi sinh sống của nhiều đàn voi rừng. Trên đỉnh thác là nơi hai con voi đầu đàn đánh nhau, một con bị rơi xuống dưới chân thác. Tiếng kêu thảm thiết của con voi khiến đồng bào sinh sống gần đó kéo đến. Từ đó, người dân gọi tên là thác Voi.
Ngoài ra, thác Voi còn có tên gọi khác là thác Liêng Rót, theo tiếng M'nông thì "Liêng" có nghĩa là đá và "Rót" là tên vị thần cai quản thác nước.
Thời điểm đẹp nhất để khám phá thác Voi là vào mùa xuân
Khí hậu Bình Phước phân chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thời điểm đẹp nhất để khám phá thác Voi là vào mùa xuân, vì lúc này tiết trời cực kỳ mát mẻ, dễ chịu, cây cối xanh tươi, bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Không những vậy, du khách cũng có thể cân nhắc đến Thác Voi vào mùa mưa bởi lúc này, nước tại Thác Voi sẽ tuôn chảy ào ào, tung bọt trắng xóa cả một vùng, còn mùa khô dòng nước lại êm dịu và trôi nhẹ nhàng hơn. Tùy theo sở thích của mình mà du khách có thể lên kế hoạch tham quan vào thời điểm phù hợp. Tuy nhiên, đi vào khoảng thời gian này thì du khách nên chú ý vì đường sẽ trơn trượt, khó đi hơn.
Đường đến thác voi không hề bằng phẳng mà rất gập ghềnh, nhiều sỏi đá và khá khó đi nên người lái xe phải thật vững tay lái.
Đến với Thác Voi, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng tựa như một bức tranh thuỷ mặc đẹp đẽ mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Xung quanh thác là vô số cây rừng xanh tươi, mát rượi song song với dòng suối trong vắt chảy róc rách ở ngay bên cạnh. Hai bên Thác Voi là những vách đá cheo leo, đan xen với cây cối um tùm, rậm rạp. Tất cả đã góp phần tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, làm say lòng bất cứ ai dừng chân tại đây.
Tại thác Voi, từ hệ sinh thái động, thực vật phong phú cho tới con thác cuồn cuộn đều mang vẻ đẹp hoang sơ đầy cuốn hút. Đặc biệt, khi đến thác Voi, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận sự trong trẻo, tinh khôi, thuần khiết của núi rừng Bình Phước.
Thác Voi trước kia từng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người M'nông khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
Thác Voi trước kia từng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người M'nông khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Trước năm 1962, đồng bào dân tộc M'nông sinh sống ở khu vực xã Đồng Nai đều tổ chức cúng thần Rót, thần rừng, cúng tổ tiên, mừng lúa mới vào tháng 12 âm lịch hằng năm. Lễ vật cúng gồm: đầu heo sống, rượu cần, lúa gạo... để Thần Rót giúp đồng bào được mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, người M'nông bị đau bệnh hoặc muốn cầu xin điều gì đều đến thác Liêng Rót để cầu khấn cho khỏi bệnh, đạt được ước nguyện. Từ năm 1962 cho đến nay, việc cúng bái không tổ chức tại đây nữa.
"Trái ngược với cuộc sống ồn ào, vội vã của thành phố, ở đây cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu. Du khách nào đến với thác Voi cũng đều cảm nhận được sự thư thái trong tâm hồn", Hạnh Thơm, du khách đến từ Phú Thọ bộc bạch sau khi được trải nghiệm khám phá thác Voi Bù Đăng
Tại thác Voi Bù Đăng, ngoài việc được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, du khách còn có thể thỏa sức vùng vẫy trong làn nước suối mát lạnh, trong vắt nhìn thấy cả đáy. Cùng với đó, còn có rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời để bạn thoải mái trải nghiệm như câu cá, bơi thuyền trên hồ...
Ở thác Voi Bù Đăng, nếu đến vào mùa hè thì chắc chắn không thể bỏ qua hoạt động tắm thác.
Anh Hoàng Cao Khôi, du khách đến từ Thái Nguyên rất hài lòng với chuyến du lịch, trải nghiệm thác Voi Bù Đăng. Anh Khôi chia sẻ: "Ngoài Bình Phước thì tôi cũng tìm hiểu còn một số địa phương khác cũng có thác Voi như Đà Lạt, Thanh Hóa. Mỗi nơi có một vẻ đẹp cuốn hút du khách rất riêng. Ở thác Voi Bù Đăng, nếu đến vào mùa hè thì chắc chắn không thể bỏ qua hoạt động tắm thác. Nước ở đây rất trong, nhìn thấy đáy luôn, vô cùng mát mẻ mà ở thành phố thì không thể nào có được".
Đến thác Voi Bù Đăng, du khách cũng có thể ghé qua bản làng S'tiêng để tìm hiểu và khám phá lối sống cũng như bản sắc văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc của người dân trong vùng. Từ đây, bạn có thể hiểu hơn về đời sống sinh hoạt thường nhật của họ và biết thêm nhiều câu chuyện truyền thuyết độc đáo, ly kỳ xung quanh Thác Voi Bù Đăng hùng vĩ.
Cây phu thê 50 tuổi dáng độc lạ, du khách thích thú chụp hình ở Lạng Sơn Được trồng cách đây khoảng 50 năm, cây phu thê ở xã Hữu Liên với phần thân bị "chẻ đôi" từ gốc, chia thành hai nhánh quấn chặt lấy nhau, tạo dáng độc lạ hút khách thập phương tới tham quan, chụp hình. Nằm bên đập Bắc Mỏ có màu nước xanh ngắt, cách thảo nguyên Đồng Lâm khoảng 3km, cây "phu thê"...