Núi lửa phun trào cột khói cao 20km tại Kamchatka, Nga
Sáng 11/4, núi lửa Shiveluch tại vùng Viễn Đông của Nga phun trào, tạo nên những cột tro bụi cao tới 20km.
Chính quyền đang theo dõi tình hình dung nham trong khi cư dân các thị trấn gần đó được yêu cầu ở trong nhà và đeo khẩu trang.
Núi lửa Shiveluch tại Kamchatka phun trào tạo ra những cột tro bụi cao tới 20km trong bầu khí quyển. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga
Theo hãng tin RT trích dẫn các nhà nghiên cứu núi lửa từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, các vụ phun trào bắt đầu khoảng 1h sáng ngày 11/4 theo giờ địa phương và đạt cực đại ngay trước 6h sáng.
Núi lửa hoạt động khiến những cột tro nóng phun thẳng lên bầu trời và rơi xuống những ngôi làng lân cận. Các thiết bị và giám sát vệ tinh vào sáng cùng ngày đã xác nhận các cột tro bụi bay cao tới 20 km trong bầu khí quyển và thậm chí còn được ghi nhận bởi các trạm giám sát cách nơi núi lửa phun trào hơn 100 km.
Video đang HOT
Tại Klyuchi, cách Shiveluch khoảng 47 km, tro bụi từ núi lửa khiến bầu trời chuyển sang màu đen. Trong bối cảnh đó, các trường học địa phương chuyển sang hình thức học trực tuyến và người dân được yêu cầu ở nhà cũng như đeo khẩu trang nếu cần ra ngoài vì bất kỳ lý do gì.
Theo báo cáo của TASS trích dẫn Viện Núi lửa và Địa chấn học, lượng tro bụi đo được là 8,5 cm, cao nhất trong vòng 60 năm trở lại. Trong khi đó, núi lửa phun trào cũng kèm theo đá và dung nham.
Những dòng dung nham chảy xuống từ núi lửa khiến lớp tuyết trên sườn núi Shiveluch bị tan chảy và làm tăng đáng kể nguy cơ lở đất. Vì vậy, con đường dọc theo sông Kamchatka, nối Klyuchi với các khu vực khác xa hơn bao gồm Mayskoe và Kozyrevsk đang được chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ. Hiện tại, người dân được cảnh báo tránh xa khu vực này ngay lập tức.
Chính quyền bán đảo Kamchatka cũng ngay lập tức ban hành “báo động đỏ” cho du lịch hàng không sau vụ phun trào núi lửa Shiveluch. Trước đó ngày 7/4, giao thông hàng không đã được định tuyến lại sau vụ phun trào tại Bezymianny, một ngọn núi lửa khác ở phía nam nước Nga.
Nhận định về tình hình này, ông Danila Chebrov, giám đốc chi nhánh Kamchatka của cơ quan địa chất liên bang nhận định việc núi lửa không phun trào trong mùa du lịch là một điều may mắn do sẽ có nhiều du khách vô trách nhiệm phớt lờ cảnh báo và đi lạc vào khu vực cấm.
Khu vực Kamchatka nổi tiếng với 160 núi lửa với 19 trong số đó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Shiveluch là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất tại đây và là một trong những ngọn núi hoạt động mạnh nhất trên hành tinh. Trong vòng 10.000 năm qua, núi lửa Shiveluch đã có khoảng 60 vụ phun trào lớn với sự kiện đáng chú ý gần đây nhất là vào năm 2007.
Núi lửa này có 2 phần chính, với phần nhỏ hơn – Young Shiveluch – được các nhà khoa học ghi nhận là đang hoạt động cực kỳ tích cực trong những tháng gần đây. Đỉnh của phần này cao 2.800m nhô ra khỏi phần còn lại là Old Shiveluch cao 3.283m.
Bạn biết gì về vụ phun trào núi lửa nguy hiểm nhất trong lịch sử
Ngày 10-4-1815, núi lửa Tambora đã thức giấc và phun trào những cột khói bụi mạnh nhất trên thế giới.
Các nhà sử học coi đây là vụ phun trào núi lửa có tác động trực tiếp nguy hiểm nhất được biết đến trong lịch sử nhân loại bởi đã gây thiệt hại to lớn cả vật chất lẫn tinh thần cho con người.
Quang cảnh nhìn từ trên xuống của núi Tambora trên đảo Sumbawa (Indonesia). Ảnh: Getty
Tambora là một núi lửa trên đảo Sumbawa (Indonesia). Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT (mạnh hơn 14 lần Ƅom Sa hoàng), lần phun trào năm 1815, người ta có thể thấy những cột khói phun trào cao gấp 3 lần thảm họa St.Helens năm 1980. Đây là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Ƭheo ước tính, có khoảng 10.000 người thiệt mạng trực tiếρ dưới dòng dung nham nóng bỏng do không kịρ di tản và hơn 80.000 người chết do các hậu quả của sự phun trào mà nó để lại. Ƭrước khi phun trào, núi Tambora có độ cɑo khoảng 4.300m nhưng sau đó chiều cɑo chỉ còn khoảng 2.850m. Ước tính, Ƭambora phun khoảng 300-500 triệu kg mɑgma (mắc-ma) mỗi giây. Tiếng nổ củɑ nó có thể được nghe thấy từ tận Sumɑtra, cách địa điểm phun trào khoảng 2.600km. Núi lửa tạo nên những cột khói bụi cao đến 43km và phân tán bụi bẩn ra bầu khí quyển, bao quanh trái đất.
Các nhà khoa học cho biết, núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ mét khối. Một lượng khí sulρhur dioxide (SO2) khổng lồ và bay vào khí quyển. Đám mâу bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ Ϲ. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Ɓắc Mỹ không có mùa hè. Thậm chí, những đám bụi này đã che phủ mặt trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếρ thứ 2 trong lịch sử; các vụ mùa thất thu và đói kém xảу ra khắp châu Âu và Bắc Mỹ; dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè... Vì thế, người tɑ đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là "năm không có mùɑ hè".
Bên cạnh đó, hậu quả củɑ núi lửa Tambora còn để lại dấu ấn trong khoɑ học và nghệ thuật.
Ảnh: AP
Gillen D"Arcy Wood, tác giả của cuốn sách Tambora cho biết: "Vụ phun trào đã thay đổi thế giới. Nhiều cái chết đã diễn ra trong những năm sau đó do các hiệu ứng thứ cấp lan rộng khắp toàn cầu. Điều xảy ra sau Tambora là đã có 3 năm biến đổi khí hậu. Thế giới trở nên lạnh lẽo hơn và hệ thống thời tiết thay đổi hoàn toàn trong 3 năm. Nhiều người dân trên thế giới đã phải đối mặt với tình trạng mất mùa và chết đói trên diện rộng từ châu Á, châu Mỹ đến châu Âu; thậm chí sự phun trào của núi lửa Tambora khiến nhiệt độ lạnh hơn dẫn đến sự phát triển của một chủng dịch tả mới ở Vịnh Bengal...".
Trong khi đó, Joseph Manning, Giáo sư lịch sử và kinh điển tại Đại học Yale nói rằng: "Trong thế giới ngày nay, hậu quả của núi lửa nguy hiểm hơn nhiều so với tác động trực tiếp. Nhờ những tiến bộ công nghệ, chúng tôi có thể dự đoán chính xác hơn thời điểm núi lửa phun trào sẽ xảy ra để kịp thời thực hiện các biện pháp sơ tán và đảm bảo an toàn, chẳng hạn như khi các chuyến bay bị hủy do dự đoán núi lửa Agung phun trào vào năm 2017 ở Bali; hay vào tháng 1-2018, khi Philippines sơ tán cư dân gần núi Mayon trước một vụ phun trào lớn. Có lẽ ngày càng có ít nguy cơ những người thiệt mạng vì sự kiện này, nhưng sẽ có rất nhiều rủi ro với khí hậu và hạn hán trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các khu vực gió mùa trên thế giới như Ấn Độ, Đông Á hay Đông Phi".
Những đợt phun trào dữ dội của núi lửa Tambora được ghi nhận kết thúc vào ngày 17-4-1815.
Cất giữ đá quý lạ 140 năm mới biết nó là 'quái thú' Cuộc kiểm tra một viên mã não tròn hoàn hảo được cất giữ trong bộ suy tập đá quý của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh) tiết lộ bí mật gây sốc: Nó là một quái thú non 67 triệu tuổi. Theo Live Science, viên đá quý kỳ lạ có nguồn gốc từ một đồng bằng núi lửa Ấn Độ. Nó...