Núi lửa Anak Krakatoa ở Indonesia phun trào
Ngày 24/4, một nhánh của núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã phun trào trở lại, gây ra một cột tro bụi cao khoảng 3.000m lên bầu trời.
Núi lửa Anak Krakatoa. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo đó, núi lửa Anak Krakatoa đã phun ra một lớp tro bụi bao phủ vùng eo biển chia cắt đảo Java và đảo Sumatra. Giới chức địa phương đã ban hành cảnh báo, khuyến nghị người dân ở khu vực xung quanh đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Chuyên gia Deny Mardiono, từ Cơ quan địa chất Indonesia, cho biết vẫn đang ghi nhận những đợt phun trào tiếp diễn với các cột tro bụi cao từ 500-3.000m tính từ đỉnh núi lên bầu trời.
Video đang HOT
Núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào ít nhất 21 lần trong những tuần gần đây nhưng đây là lần phun trào lớn nhất. Giới chức đã đề nghị người dân tránh đến gần khu vực có bán kính 2 km xung quanh miệng núi lửa. Hiện giới chức cũng đang đặt cảnh báo với núi lửa Anak Krakatoa ở cấp 2 trong thang cảnh báo 4 cấp. Người dân và khách du lịch được yêu cầu làm theo đúng hướng dẫn an toàn.
Núi lửa Anak Krakatoa thi thoảng vẫn phun trào kể từ khi xuất hiện vào cuối thế kỷ trước tại vùng hõm chảo hình thành sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883. Vụ phun trào năm 1883 là một trong những vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử, khiến khoảng 35.000 người thiệt mạng. Lần gần nhất Anak Krakatoa phun trào là năm 2018, kéo theo sóng thần khiến 429 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi có hoạt động địa chất dày đặc, nên thường xuyên chứng kiến động đất hoặc nủi lửa phun trào.
Ít nhất 13 người thiệt mạng do núi lửa phun trào tại Indonesia
Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) ngày 5/12 cho biết ít nhất 13 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương sau khi núi lửa Semeru trên đảo Java của Indonesia phun trào trở lại.
Núi lửa Semeru nhả khói phun nham thạch tại Lumajang, Đông Java, Indonesia, ngày 4/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó 1 ngày, núi lửa Semeru - ngọn núi cao nhất trên đảo Java, đã phun cột tro bụi và khí nóng bao phủ các ngôi làng xung quanh, khiến người dân hoảng loạn sơ tán.
Quan chức BNPB Abdul Muhari cho biết 13 người đã thiệt mạng với danh tính của 2 người đã được xác định. 98 người bị thương, trong đó có 2 người phụ nữ mang thai. Lực lượng chức năng cũng đã sơ tán được tổng cộng 902 người.
Trong khi đó, giới chức địa phương cho biết nhiều người khai thác cát đã bị mắc kẹt tại nơi làm việc và đã có ít nhất 41 người bị bỏng nặng. Vụ phun trào cũng đã phá hủy nhiều tòa nhà và cây cầu chiến lược nối 2 khu vực của huyện Lumajang với thành phố Malang. Do đó, việc tiếp cận của lực lượng cứu hộ tới các khu vực ảnh hưởng đang gặp nhiều khó khăn.
Theo Cơ quan Địa vật lý và Khí tượng Indonesia, các hình ảnh vệ tinh cho thấy tro của núi lửa đã lan ra Ấn Độ Dương ở khu vực phía Nam đảo Java.
Núi lửa Semeru, cao hơn 3.600 m, là một trong gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Núi lửa này đã từng phun trào vào tháng 1 năm nay, không gây thương vong song khiến hàng nghìn người cũng đã phải sơ tán.
Indonesia nằm trong "Vành đai lửa Thái Bình Dương" nên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra phun trào, gây lở đất ngầm dưới nước và sóng thần khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Núi lửa phun trào khiến hàng nghìn người Philippines phải sơ tán Ngày 26/3, hàng nghìn người Philippines đã phải rời khỏi nhà sau khi một ngọn núi nửa phun trào khiến tro bụi bốc lên hàng trăm mét. Núi lửa Taal phun trào sáng 26/3. Ảnh: AFP Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin núi lửa Taal đã phun trào vào 7 giờ 22 phút sáng 26/3 (giờ địa phương). Viện Núi lửa và...