Núi lửa 500.000 năm tuổi có thể sắp hoạt động lại ở Trung Quốc
Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo về một ngọn núi lửa được cho là đã “tuyệt chủng” dường như đang có các dấu hiệu hoạt động trở lại.
Núi lửa nằm trong cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở phía đông bắc của Trung Quốc.
Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đang nghiên cứu núi lửa Weishan nằm bên trong cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở phía đông bắc của Trung Quốc. Núi lửa này phun trào lần cuối vào khoảng 500.000 năm trước, nhưng đã có những vụ phun trào khác gần đây hơn rất nhiều trong khu phức hợp.
Vụ phun trào cuối cùng tại địa điểm này là vào năm 1776. Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Ji Gao dẫn đầu được công bố trên tạp chí Geology mới đây cho biết có thể có hoạt động diễn ra từ trước thời Weishan. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ 3D cho thấy cấu trúc bên dưới, dường như xác định hai túi magma.
Video đang HOT
Trước đây, các nhà khoa học cũng đã xác định được một khoang magma nông bên dưới núi lửa. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy khoang nông này ở lớp vỏ trên, cùng với một cái khác sâu hơn, ở lớp vỏ giữa.
Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện này phù hợp với các mô hình cho thấy magma ở lớp vỏ giữa có thể đóng vai trò là nguồn để nạp lại khoang magma ở lớp vỏ trên. Dựa trên phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng phần tan chảy của magma trong các buồng bên dưới núi lửa vào khoảng 15%. Các vụ phun trào thường được cho là xảy ra khi con số này lên tới 40%, nhưng các nhà nghiên cứu đã cảnh báo việc giám sát lớn hơn phải được đưa ra.
Họ cũng lo ngại rằng một số trận động đất được báo cáo trong khu vực kể từ năm 2008 có thể chỉ ra sự di chuyển của magma. Đây là một tín hiệu cho thấy một vụ phun trào có thể đang diễn ra.
“Xem xét các vấn đề tan chảy đáng kể và các trận động đất cùng chấn động mạnh xảy ra xung quanh các hồ chứa magma, núi lửa Weishan có thể đang trong giai đoạn tích cực với việc nạp lại magma”, các nhà nghiên cứu thông tin.
Trước khi có phát hiện mới, các nhà địa chất đã tập trung sự chú ý vào núi Trường Bạch (núi Bạch Đầu, núi Paektu) là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Núi lửa này phun trào vào năm 946 sau Công nguyên và được coi là một trong những sự kiện núi lửa mạnh nhất được ghi nhận với khu vực bụi phóng xạ kéo dài từ Nhật Bản đến Greenland.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác không liên quan đến nghiên cứu hiện đang tỏ ra nghi ngờ về những phát hiện này.
Xu Jiandong, giám đốc bộ phận nghiên cứu núi lửa tại Cục quản lý động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết nếu thực sự có những khoang magma khổng lồ trong khu vực, chúng ta nên phát hiện ra một số hoạt động địa chấn liên quan. Nhưng cho đến nay, sau nhiều thập kỷ theo dõi gần như không có gì. Toàn bộ khu vực này rất yên tĩnh.
Tuy nhiên, dù ở mức độ hoạt động như thế nào, nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng các núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc có thể đang trong giai đoạn hoạt động trở lại. Điều này đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người và môi trường trong tương lai.
Tìm thấy hiểm họa đe dọa toàn bộ nền văn minh gần bờ biển Nam Cực
Các nhà khoa học tại Đại học bang Oregon ở Hoa Kỳ lần đầu tiên phát hiện vụ rò rỉ khí mê-tan hoạt động từ đáy biển ở Nam Cực.
Theo các nhà nghiên cứu, có một lượng lớn khí mê-tan dưới đáy đại dương ngoài khơi Nam Cực, được hình thành trong quá trình phân hủy tảo chôn vùi dưới đá trầm tích.
Khí mê-tan đặt ra mối đe dọa như một loại khí nhà kính mạnh. Với sự nóng lên toàn cầu, một lớp nước phía dưới đáy nóng lên, góp phần giải phóng khí.
Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng rất nhiều khí mê-tan sẽ đi vào bầu khí quyển mà hành tinh sẽ nóng lên đến nhiệt độ không tương thích với cuộc sống của nền văn minh hiện đại.
Trong trường hợp này, việc giải phóng khí mê-tan không phải do sự nóng lên của đại dương, mặc dù nguyên nhân thực sự vẫn chưa được biết rõ.
Các nhà khoa học cũng lưu ý sự vắng mặt của vi khuẩn, thường bắt đầu hấp thụ khí mê-tan được giải phóng từ đáy biển.
Điều này chỉ ra rằng khí nhà kính đang đi vào khí quyển. Nếu vi sinh vật không thể xâm nhập vào khu vực đủ nhanh, có nguy cơ chúng sẽ không có thời gian để ngăn chặn việc giải phóng khối lượng lớn khí mê-tan.
Một đại dương mới có thể hình thành ở Ethiopia sau 5-10 triệu năm Châu Phi có thể bị chia cắt bởi đứt gãy kiến tạo ở sa mạc Afar, các nhà nghiên cứu cho biết. Châu Phi có thể bị "chia cắt" do sự hình thành củamột đứt gãy kiến tạo ở sa mạc Afar, phía đông bắc Ethiopia. Theo các dữ liêụđược các nhà khoa học Anh và Mỹ đưa ra, hiện tượng này có...