Nửa triệu bác sĩ Ấn Độ biểu tình
Khoảng nửa triệu bác sĩ tuần hành khắp Ấn Độ hôm nay để yêu cầu được bảo vệ trước sự tấn công từ các bệnh nhân và người nhà.
“Nếu chính phủ không lắng nghe chúng tôi, Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) buộc phải đưa ra quyết định và các bác sĩ sẽ không đưa bất cứ bệnh nhân nào đi cấp cứu. Tôi hy vọng chính phủ sẽ lắng nghe chúng tôi”, bác sĩ Jayalal, chủ tịch IMA, nói.
IMA cho biết trong hơn một năm qua, khoảng 400 vụ bạo hành bác sĩ đã xảy ra khắp Ấn Độ và khẳng định đó vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Các bác sĩ Ấn Độ bị tấn công cả về thể chất và tinh thần, ở khắp các trung tâm y tế từ lớn tới nhỏ.
“Ở một đất nước mà người dân rất ý thức về nạn bạo hành bò, tại sao các bác sĩ lại bị bỏ mặc trên đường tới chết? Chính phủ có nhiều điều luật ở các bệnh viện về xử lý chất thải, nguy cơ cháy nổ, nhưng không có hướng dẫn về số nhân viên an ninh cần thiết trong một bệnh viện”, bác sĩ Rohan Krishnan nói.
Nhóm bác sĩ Ấn Độ tham gia biểu tình chống bạo lực bệnh viện tại thủ đô New Delhi hôm nay. Ảnh: Sputnik.
Bộ Nội vụ Ấn Độ trước đó đã bác bỏ Dự luật Cơ sở Y tế và Nhân viên Dịch vụ Y tế về cấm bạo lực và phá hoại tài sản vào năm 2019. Dự luật, do Bộ Y tế Ấn Độ soạn thảo, vốn bao gồm các điều khoản trừng phạt những kẻ hành hung bác sĩ và chuyên gia y tế đang làm nhiệm vụ. Mức phạt theo dự luật có thể lên tới 10 năm tù.
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 lần hai hoành hành, các bệnh viện quá tải không thể tiếp nhận toàn bộ bệnh nhân, nhiều bác sĩ Ấn Độ đã trở thành mục tiêu tấn công của bệnh nhân và người nhà. IMA yêu cầu chính phủ tăng cường an ninh trong các bệnh viện và tuyên bố đây là “vùng được bảo vệ”.
IMA cũng cho biết khoảng 80% bác sĩ ở Ấn Độ đang quá căng thẳng trong công việc, trong khi 75% bác sĩ từng trải qua một số hình thức bạo lực bằng lời nói hoặc thể xác.
Hiện tượng nguy hiểm "đánh gục" nhiều bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi ở Ấn Độ
Làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ gần đây một phần do biến chủng B.1.617. Đồng thời, một hiện tượng nguy hiểm đang khiến nhiều người trẻ ở nước này nhanh chóng bị "đánh gục" khi mắc bệnh.
Ấn Độ trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 tồi tệ gần đây (Ảnh: Reuters).
Wall Street Journal đưa tin, làn sóng bùng phát Covid-19 ở Ấn Độ gần đây nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm ngoái, và đang tác động mạnh tới nhóm người dưới 50 tuổi.
Có nhiều yếu tố dẫn tới hiện tượng này, bao gồm sự chậm trễ trong việc điều trị vì các bệnh viện, thiết bị y tế, ôxy đều quá tải hoặc cạn kiệt. Tuy nhiên, bác sĩ từ các điểm nóng dịch bệnh cho hay, họ ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc một hội chứng nghiêm trọng khiến tình trạng xấu đi nhanh chóng, dấu hiệu cho thấy Covid-19 đang trở nên nguy hiểm hơn.
"Cơn bão cytokine kinh hoàng đang tấn công (bệnh nhân) trong 3-5 ngày điều trị đầu tiên", bác sĩ Kunal Sarkar tại bệnh viện Medica ở thành phố Kolkata cho biết.
Hội chứng giải phóng cytokine là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh trước mầm bệnh lạ, ở đây là virus SARS-CoV-2. Phản ứng này khiến giải phóng số lượng lớn chất cytokine, có thể khiến các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân Covid-19 tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình. Trong kịch bản tồi tệ nhất, "cơn bão cytokine" có thể làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Nhiều bác sĩ Ấn Độ cho biết, các bệnh nhân nhập viện trong đợt bùng dịch này cần nhiều ôxy hơn các bệnh nhân trong làn sóng trước đó. Tổn thương phổi của người bệnh lan ra nhanh hơn, tỷ lệ ôxy tụt xuống nhanh hơn và thời gian hồi phục lâu hơn ở nhóm bệnh nhân trẻ. Bệnh nhân Covid-19 nào cũng cần ôxy, nhưng các bác sĩ Ấn Độ ngạc nhiên vì chứng kiến người trẻ cần dưỡng khí ở mức cao như vậy.
Chủng SARS-CoV-2 độc lực mạnh hơn?
Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ
Các nhà dịch tễ học cảnh báo rằng, những gì các bác sĩ Ấn Độ đang mô tả có thể là một dấu hiệu cần phải được nghiên cứu thêm để xác định xem liệu chủng virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở Ấn Độ có độc lực mạnh hơn hay không. Đây có thể là một cách lý giải cho hiện tượng sức khỏe nhiều bệnh nhân Covid-19 diễn biến tồi tệ nhanh chóng so với tiên lượng.
Giridhara R. Babu, giáo sư dịch tễ học tại Viện Y tế Công cộng Ấn Độ, cho biết các nghiên cứu đang được tiến hành ở một số quốc gia để tìm hiểu xem liệu các biến thể Covid-19 lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ có độc lực hơn không hay chỉ dễ lây lan hơn.
Trong thời gian qua, Ấn Độ bị làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tấn công, với những ngày ghi nhận trên 400.000 ca mới hay hơn 4.000 ca tử vong. Hiện thời, tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ đã có dấu hiệu giảm nhiệt, nhưng con số ca nhiễm mới vẫn xấp xỉ 200.000/ngày.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 24/4 (Ảnh: Reuters).
Biến chủng B.1.617 và B.1.617.2 được cho là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng tồi tệ của Ấn Độ trong thời gian qua. Các chủng này dễ lây nhiễm hơn và đã lây lan sang hơn 50 quốc gia. Một tin tích cực là các nghiên cứu chỉ ra, các vắc xin như Pfizer/BioNTech (Mỹ - Đức) và AstraZeneca (Anh) có thể khắc chế được chủng này.
Tuy nhiên, thông tin về việc liệu B.1.617.2 có độc lực mạnh hơn hay không vẫn chưa thể kết luận.
Tại các bệnh viện Ấn Độ, các bác sĩ chứng kiến nhiều ca tử vong ở người trẻ hơn so với đợt bùng dịch năm ngoái. "Đây có thể là dấu hiệu cho thấy một chủng virus có độc lực mạnh hơn làn sóng năm ngoái, đang lây lan", bác sĩ Naresh Trehan từ bệnh viện Medanta, nhận định.
Những tin nhiễu góp gió vào bão Covid-19 Ấn Độ Khi làn sóng Covid-19 thứ hai tiếp tục nhấn chìm Ấn Độ, thông tin sai lệch cũng không ngừng lan truyền và đôi khi được coi như sự thật. Một số bác sĩ Ấn Độ truyền tai nhau rằng họ thấy triệu chứng Covid-19 xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ . Thông điệp từ chính phủ ủng hộ ý kiến này. Ngày...