Nữ y tá tự phát hiện u não nhờ tấm áp phích
Nhìn tấm áp phích trên tường bệnh viện, Chantal Smits ngờ rằng mình bị u não và kết quả kiểm tra cho thấy cô đã đoán đúng.
Theo New York Post, Chantal Smits (Anh) xuất hiện những cơn đau đầu vào năm 2014, lúc còn học điều dưỡng. “Tôi lúc nào cũng mệt mỏi và thường đi ngủ lúc 20h”, cô gái 22 tuổi nhớ lại. “Tôi nghĩ rằng đó là do phải làm việc 40 giờ mỗi tuần và liên tục viết báo cáo”.
Bốn năm trôi qua, Smits trở thành y tá gây mê thần kinh ở Bệnh viện St George. Nhiệm vụ của cô là hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật u não và chăm sóc bệnh nhân.
Cũng thời điểm này, cơn đau đầu của Smits trở nên dữ dội đến mức cô phải uống bốn viên ibuprofen và bốn viên paracetamol mỗi ngày. Một lần, nữ y tá cảm giác “kỳ lạ giống như nước mưa chảy trên một bên mặt” nhưng giữ bí mật, kiên quyết không đi khám.
“Tôi so sánh bản thân với các bệnh nhân, tự nhủ triệu chứng của mình quá tầm thường và phải cố chịu đựng”, Smits lý giải.
Tháng 2/2018, Smits vô tình đọc tờ áp phích trên tường bệnh viện, trong đó liệt kê dấu hiệu u não ở người lớn và trẻ em. Bấy giờ, nữ y tá mới nhận ra mình đang gặp vấn đề.
“Tôi có đầy đủ các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, suy giảm thị lực. Tôi nghĩ mình cần đi kiểm tra cho chắc”, Smits nói. Kết quả chụp MRI cho thấy cô có một khối u lớn ở thân não.
Video đang HOT
Chantal Smits. Ảnh: New York Post.
“Phản ứng đầu tiên của tôi là bật khóc”, Smits nói. “Tôi đã rơi vào trường hợp tồi tệ nhất trong nghề nghiệp của mình và sẽ trải qua những gì các bệnh nhân phải chịu đựng từ ngày này qua ngày khác”
Vị trí của khối u khiến các bác sĩ không thể sinh thiết để xác định nó có ác tính hay không. Phẫu thuật cũng là phương án bất khả thi nên Smits chỉ uống thuốc kiểm soát triệu chứng.
Hiện khối u của Smits tương đối ổn định và không phát triển thêm. Nữ y tá được yêu cầu tái khám ba tháng một lần. Trường hợp khối u lớn lên, cô sẽ phải hóa trị và/hoặc xạ trị.
Smits vẫn giữ tinh thần lạc quan. Cô tập yoga, ăn uống lành mạnh và bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa như nghệ, cà chua. Đặc biệt, nữ y tá vẫn làm việc đều đặn và không xin nghỉ dù chỉ một ngày.
“Tôi nghĩ rằng việc mình bị u não giống các bệnh nhân sẽ giúp tôi hành nghề tốt hơn”, Smits chia sẻ. “Giờ đây, tôi thực sự đồng cảm với họ”.
Minh Nguyên
Theo VNE
Cậu bé mắc u não không còn bụng chướng như cái trống
Bé Nguyễn Trung Hiếu - nhân vật Vòng tay nhân ái MS 418 sau mổ lấy u não, bụng đỡ chướng hơn nhiều. Cháu không còn cái bụng chướng như cái trống làm cháu không ăn nổi, tự đi trên đôi chân của mình và linh hoạt hơn nhiều.
Bị khối u giao thoa thị giác, bé Nguyễn Trung Hiếu (10 tuổi) đã phải trải qua 5 lần mổ não và hiện đang điều trị tại bệnh viện K3 Tân Triều. Khối u không ngừng phát triển, Hiếu phải liên tục trải qua các cuộc đại phẫu.
Cách đây không lâu khi Hiếu vào viện, mắt của em không thể nhìn rõ. Bụng Hiếu to phình như cái trống do phải dẫn lưu dịch não tuỷ xuống bụng khiến việc đi lại và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, mọi việc đều phải nhờ đến mẹ.
Bé Hiếu trước thời điểm ca phẫu thuật lần 5. Ảnh BVCC
Mắc phải bệnh hiểm nghèo, Hiếu gầy yếu, nhỏ hơn nhiều so với tuổi. Nếu khỏe mạnh, giờ Hiếu đã học đến lớp 5. Vậy nhưng với cậu, bệnh viện giờ là nhà. Ở viện, cậu vẫn thèm khát được đi học cùng các bạn. Không ít lần chị Nguyễn Thị Thủy - mẹ của Hiếu không cầm được nước mắt vì mong muốn của con được tới trường, mua sách vở và cặp mới... dù nhỏ thôi mà vì bệnh không thực hiện được.
Gia đình Hiếu thuộc diện khó khăn ở ở Bản Púng, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Bố mẹ quanh năm làm nông, khi Hiếu không may mắc bệnh, gia đình vốn đã khốn khó càng thêm khổ hơn vì phải vay mượn tiền khắp nơi cho con đi điều trị. Thời điểm vào phẫu thuật lần thứ 5, gia đình Hiếu gần như kiệt quệ hoàn toàn khi không lo được tiền để em phẫu thuật.
Tình trạng của bé Hiếu sau phẫu thuật đã tiến triển tốt hơn. Ảnh PT
May mắn khi trường hợp của Hiếu được báo chí kết nối, chuyên mục Vòng tay nhân ái (Báo Gia đình và Xã hội) đăng tải, gia đình đã nhận được nhiều sự trợ giúp nên gia đình đã đỡ lo một phần. PV Phương Thuận - đại diện chương trình Vòng tay nhân ái đã kết chuyển số tiền 7.950.000 đồng bạn đọc gửi qua Báo. Được biết, gia đình chị Thủy cũng đã nhận được hơn 80 triệu đồng từ nhiều nguồn của bạn đọc.
PV Phương Thuận đại diện chương trình vÒng tay nhân ái trao tiền cho mẹ con bé Hiếu
Nhận được sự trợ giúp của mọi người, chị Thủy đã vô cùng xúc động. Chị xin gửi lời cảm ơn tới bạn đọc hảo tâm và báo chí đã kết nối. Chị Thủy chia sẻ: "Ngày học mẫu giáo con đã có dấu hiệu bất thường, khi lên lớp 1 rõ ràng hơn. Gia đình đưa đi khám thì mới biết con bị khối u não cần phẫu thuật ngay. Nghĩ là mổ xong con sẽ khỏi bệnh, ai ngờ giờ đã lần thứ 5 rồi. Khối u vẫn phát triển nên con đã phải phẫu thuật nhiều lần khiến mắt con ảnh hưởng, không nhìn rõ nữa. Các bác sỹ bảo con cần theo dõi dài nữa, nhưng qua đợt phẫu thuật vừa rồi thấy cháu tiến triển hơn, gia đình đã rất mừng".
Chị cho biết, số tiền mọi người hỗ trợ là như điều kì diệu với gia đình trong thời điểm khó khăn này. Chị cho biết, số tiền đó gia đình sẽ dành vào việc điều trị cho con chỉ mong một ngày may mắn sẽ tới với con, con được khỏe mạnh tới trường như các bạn.
P.Thuận
Theo giadinh.net.vn
Khuôn mặt sưng vù, một mắt không thể mở được nhưng bác sĩ chỉ khám chưa đầy 10 phút, người phụ nữ suýt mất mạng Trish Ellis, một phụ nữ 54 tuổi sống tại London, hoàn toàn có thể đã chết sau những chẩn đoán sai của bác sĩ đã khám cho cô. Hãy tưởng tưởng trường hợp: Bạn thức dậy với cơn đau đầu dồn dập, sưng vù khắp mặt và buồn nôn quá mức. Bạn cố gắng dùng chút sức lực còn lại để đi khám...