Nữ vận động viên 16 năm đội lốt trốn truy nã
Bị phản bội trong tình yêu, một cô gái đã trả thù người tình bằng quả mìn tự tạo. Người yêu không chết, nhưng cô gái bị khởi tố về tội giết người và sử dụng trái phép vật liệu nổ. Trong cơn hoảng loạn, cô đã bỏ chạy thục mạng…
Tỉnh dậy giữa cơn mê, khao khát được sống tự do đã khiến cô quyết định thay tên thành một người khác, “lọt” vào làm vận động viên cho một công ty than ngay tại nơi mình gây án trong suốt 16 năm. Cứ tưởng tội ác năm xưa sẽ không bị ai phát hiện, nhưng lưới trời lồng lộng…
Từ một vận động viên trở thành kẻ mang lệnh truy nã
Vụ án giết người và sử dụng vật liệu nổ trái phép xảy ra ngày 2.7.1996 tại khu tập thể tổ 20 phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến nay đã 16 năm, nhưng dư âm của nó vẫn khiến nhiều người nhắc đến bởi thủ phạm bỏ trốn biệt tăm. 16 năm trước, trong căn phòng tập thể sơ sài, anh N.V.T suýt mất mạng nếu như hôm đó anh không sang hàng xóm xin phích nước sôi về úp mì tôm.
Vừa xách phích nước ra khỏi nhà được vài bước, anh bị hất tung ra phía trước bởi tiếng nổ chát chúa vang lên. Tường nhà sập, chiếc giường vỡ toang thành những mảnh gỗ vụn. Sau này khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan Công an thông báo, anh mới biết đó là vụ nổ do mìn gây ra. Và kẻ đặt mìn vào cạnh giường định ám sát anh lại chính là cô người yêu cũ Phạm Thị Thu Hường.
Vì sao Hường lại đặt mìn hãm hại người yêu? Câu hỏi này có lẽ anh T. là người hiểu rõ nhất, nhưng dù trong mơ anh cũng không nghĩ Hường lại hành động như vậy. Sắp đặt kế hoạch từ trước nên kể từ khi gây án, không ai nhìn thấy Hường đâu nữa. Công an tỉnh Quảng Ninh đã lục tung mọi ngõ ngách, mọi mối quan hệ mà Hường có thể liên hệ, tá túc nhưng cũng không thấy bóng dáng của cô ta đâu.
Một cô gái “liễu yếu đào tơ” có thể trốn ở đâu khi mà những trinh sát tinh nhuệ đã được tung vào cuộc truy tìm nhưng không thấy. Cuối năm 1996, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định truy nã Phạm Thị Thu Hường trên toàn quốc.
Trung tá Nguyễn Trọng Thuần, Đội trưởng Đội truy bắt, truy tìm, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Quảng Ninh giở tập hồ sơ đã ngả màu của Phạm Thị Thu Hường để cung cấp cho chúng tôi về nguyên nhân đưa đẩy một nữ vận động viên thành kẻ giết người. Trong thâm tâm của người Đội trưởng, dường như anh vẫn thấy tiếc nuối cho một nữ vận động viên tài năng. Giá như Hường tỉnh táo hơn trong tình yêu, thì có lẽ cô sẽ không gây ra hậu quả đáng tiếc. Sự ghen tuông và mất niềm tin khi bị người yêu bỏ rơi đã khiến cô không còn lý trí để suy nghĩ cho hành động của mình. Và trong cơn đau đớn vì bị phản bội, cô đã gây ra tội ác.
Video đang HOT
Sinh ra ở một xã miền núi thuộc huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, Hường giống như bao thôn nữ vùng sơn cước lam lũ với cuộc sống nghèo khổ trên các đồi ngô, đồi sắn. Trời phú cho Hường một vóc dáng cao ráo, gương mặt ưa nhìn, chỉ tội nước da đen nhẻm do cô phải lao động từ bé. Học hết lớp 5, Hường cao lớn vượt trội hơn chúng bạn.
Tính tình như con trai, Hường suốt ngày chỉ thích đánh bóng chuyền và chơi thể thao. Ngày Hường được chọn đi thi vào Trường năng khiếu thể thao của tỉnh Quảng Ninh là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời của cô và gia đình. Tin Hường thi đỗ đã làm rộn ràng xóm nghèo. Từ một cô sơn nữ, Hường được về thành phố Hạ Long học tập và sinh sống. Giống như bao học sinh thi đỗ vào ngôi trường này, họ được coi là những “mầm” tài năng của tỉnh. Và cuộc đời Hường cũng bước sang trang từ giây phút ấy.
Sống ở thành phố, từ cô thôn nữ quê mùa, Hường trở nên xinh đẹp và tài năng hơn. Nhưng không may cho cô, thời điểm tốt nghiệp ra trường, Sở Thể dục thể thao Quảng Ninh (cũ) không nhận vận động viên, nên cô phải xin vào làm vận động viên bóng chuyền cho Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai.
Đó là năm 1994, khi ấy Hường vừa tròn 25 tuổi. Tại nơi làm việc mới, Hường quen và đem lòng yêu người công nhân tên T. Tình yêu lãng mạn đã dệt bao mộng đẹp cho hai người. Cô yêu chân thành và cũng hy sinh hết mình cho tình yêu. Cô dọn về căn phòng tập thể của anh T. để ở. Nồng thắm trong tình yêu khiến Hường không nghĩ đến điều gì khác ngoài làm tất cả cho người mình yêu.
Nhưng trong tình yêu, không ai học được chữ ngờ. Hường đã choáng váng khi vào một ngày “đẹp trời”, anh T. nói lời chia tay. Ăn ở với nhau như vợ chồng, thế nên khi hay tin, Hường đã bị sốc và ốm liệt giường. Càng níu kéo thì anh T. càng dứt khoát chia tay. Hường hoàn toàn rơi vào trạng thái bi đát.
Cô như bị đẩy xuống địa ngục, hoàn toàn thất vọng, đau đớn dọn khỏi căn phòng ghi dấu bao kỷ niệm của tình yêu với anh T. Rồi cô đã đau khổ đến mức chỉ muốn chết đi khi hay tin anh T. chuẩn bị cưới người khác. Ê chề và xót xa, cô chạy đến gặp người yêu chỉ mong anh hãy nghĩ lại tình cảm trước đây, nghĩ lại những hy sinh mà cô đã dâng hiến cho anh. Nhưng tất cả đều là vô vọng. Trong phẫn uất, hờn ghen và tuyệt vọng, Hường mua thuốc về tự tạo thành mìn.
Ngày 2.7.1996, đợi lúc anh T đi làm, Hường lẻn vào nhà đặt mìn tự tạo vào bức tường cạnh thành giường rồi thản nhiên đi về như không có chuyện gì xảy ra. Ghen tuông khiến một nữ vận động viên trở nên mù quáng, mất hết lý trí. May là anh T không thiệt mạng. Nhưng Hường bị khởi tố về tội giết người và bị truy nã trên toàn quốc.
Bị lộ tung tích từ một lần về thăm nhà
Trong cơn hoang mang cực độ, một cô gái chưa biết va vấp cuộc sống ngoài xã hội như Hường bắt xe khách bỏ trốn mà không biết mình đi đâu và làm gì. Hường vẫn đinh ninh anh T đã chết. Hoảng loạn khiến Hường chỉ biết trốn chạy và không dám ngoái đầu lại.
Trong trí nhớ của các trinh sát ở Đội truy bắt, truy tìm thì việc tìm kiếm Hường chẳng khác nào “mò kim đáy bể”. Suốt từ khi gây án, Hường không một lần về gia đình. Cô ta không liên lạc thư từ hay bất cứ thứ gì với người thân. Lục tung mọi mối quan hệ của đối tượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, nhưng Hường vẫn mất hút, chứng tỏ rằng, trong thời gian bỏ trốn, Hường đã nghiên cứu và chuẩn bị mọi tình huống để qua mắt cơ quan Công an.
Từ một nữ vận động viên, Hường trở nên khôn khéo hơn, cô ta đã biết vận dụng mọi khả năng để cơ quan Công an không tìm ra tung tích. Ví như việc Hường không liên lạc về gia đình, không tá túc ở nhà người thân đã cho thấy: Hường khá tinh vi.
Trốn chạy một thời gian, thấy sự việc yên ắng, Hường nghĩ rằng vụ án năm xưa dần đi vào quên lãng, nên Hường tẩy giấy khai sinh đổi tên thành Phạm Thị Thu Hương. Tháng 6.1999, Hường dễ dàng làm hồ sơ xin vào Công ty Than Vàng Danh, ở TP Uông Bí. Sẵn có năng khiếu thể thao, Hường trở thành vận động viên chủ chốt của đội tuyển than Vàng Danh. Nhưng “có tật giật mình”, cô ta không thể ở lâu bởi lo sợ gặp người quen.
Năm 2004, Phạm Thị Thu Hường lại làm hồ sơ chuyển vào Công ty Than Hà Tu ở TP Hạ Long. Dù chuyển về gần nơi mình gây án cũng khiến Hường bất an, nhưng với hồ sơ hoàn chỉnh như vậy, và lại Hường đã khá nổi trong ngành than nên cô ta tự tin là không ai biết tung tích của mình. Làm vận động viên bóng chuyền cho công ty, Hường thường xuyên tham gia thi đấu giải của ngành than, nên ít nhiều cô cũng có tiếng tăm.
Nhưng cô ta không ngờ rằng, đây chính là điểm yếu chết người, hay nói đúng hơn là sai lầm trong trí óc thông minh đã khiến kế hoạch trốn chạy bị lật tẩy. Những lần lên nhận giải, những trận giao hữu đã có người mang máng nhớ ra Hường dù cô ta đổi tên, để tóc, ăn mặc khác so với trước kia. Dù cuộc sống của Hường quá khép kín: ít giao lưu, không lập gia đình… nhưng cũng không lấp được quá khứ tội lỗi mà cô ta đã gây ra cho người yêu.
16 năm trôi qua, người đàn ông suýt thiệt mang ngày đó đã có cuộc sống đuề huề với những đứa con lớn khôn. Hường được chuyển về làm công việc trực tổng đài điều vận xe cho công ty. Dấu vết về vụ án năm xưa dường như đã xóa mờ dù rằng đôi lúc Hường vẫn thấy chột dạ, sợ hãi mơ hồ. Nghĩ rằng không ai nhớ đến mình nữa, Hường đã về quê. Cô ta khóc nức nở khi nhìn thấy người thân. Chính tình cảm lâu ngày không kìm nén được này đã khiến Hường bị lần ra tung tích.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát nhận được tin Hường đã trốn về thăm gia đình. Dù cô ta chỉ về có chốc lát, nhưng dấu vết của Hường đã nhanh chóng bị tìm ra. Bản án truy nã Hường cách đây 16 năm đã ố mờ, so với Hường ngày nay thì khác rất nhiều, cẩn thận xác minh mọi thông tin, các trinh sát biết chắc Phạm Thị Thu Hương chính là Phạm Thị Thu Hường và lập kế hoạch vây bắt.
Vì Hường đang là cán bộ của Công ty than, nên kế hoạch bắt phải hết sức thận trọng, tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Nhưng tạo cớ bắt Hường như thế nào để cô ta bị bất ngờ, không có khả năng chống cự hoặc bỏ trốn là điều mà các trinh sát trăn trở. Cuối cùng, tổ công tác quyết định bắt Hường trong buổi gặp mặt những cán bộ nữ vận động viên tiêu biểu của công ty.
Thiếu tá Lê Hùng Yên là người trực tiếp bắt Hường nhớ lại, hôm đó là một ngày khá đẹp trời, Hường xúng xính trong bộ áo dài, cùng với các chị em lên nhận giải. Cô ta khá vui vẻ, nét mặt tươi và không hề hoài nghi điều gì. Nhận quà xong, Hường xuống hàng ghế dưới khán đài ngồi xem văn nghệ. Nếu bắt lúc này thì sẽ ảnh hưởng đến buổi lễ, gây xáo trộn tâm lý trong cán bộ công nhân viên.
Thế nên tổ công tác phải điều Hường xuống Phòng Lao động tiền lương với lý do “chỉnh lương”. Hường vừa bước vào phòng, thiếu tá Lê Hùng Yên nói: “Phạm Thị Thu Hường, cô đã bị bắt”. Sau phút sững sờ, Hường bình tĩnh lại ngay: “Tôi là Hương cơ mà, các anh nhầm rồi”. “Chúng tôi có bản ảnh, có quyết định truy nã, khẳng định chị là Hường chứ không phải Hương” – Thiếu tá Yên nghiêm giọng. Hường vẫn tiếp tục kêu oan dù cả người cô ta run rẩy, lạnh toát. Nghe đồng chí Yên đọc Lệnh truy nã xong, sau một hồi phản ứng quyết liệt, Hường gục xuống.
16 năm với vỏ bọc chắc chắn, tưởng rằng đã yên tâm trốn khỏi cái án giết người, nhưng Hường vẫn bị lật tẩy. Tội ác dù có che giấu kỹ đến đâu thì cuối cùng cũng vẫn bị bại lộ. Ngần ấy năm bỏ trốn, sống cuộc đời nơm nớp lo sợ, Hường đã quá thấm thìa nỗi đau khổ mà mình đã gây ra. Cô ta khóc mà nói rằng, đừng có cô gái nào bi lụy với tình yêu như mình để rồi khi gặp quả đắng mà gây ra tội ác.
Theo PLXH
Những kẻ lừa đảo đội lốt người lương thiện
Theo lời chị Cúc, sáng 14-6-2012, có 2 thanh niên đi xe máy Suzuki Viva màu vàng đến nhà chị. Một người da hơi ngăm, cao khoảng 1,7m tự giới thiệu tên Hải, là cán bộ kỹ thuật bưu chính viễn thông Viettel.
Giả danh cán bộ, vờ nhận người thân, đóng giả người giàu có đi làm từ thiện, vào vai nhân viên của các Cty trúng thưởng... là các thủ đoạn mà kẻ lừa đảo thường dùng để đánh lừa những người dân lương thiện. Mới đây, ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, những kẻ lừa đảo đã đóng giả là bộ đội, lấy đi 30 triệu đồng của một người dân nhẹ dạ cả tin.
Vợ chồng anh Nguyễn Đức Lợi và chị Nguyễn Thị Cúc ở thôn Xóm Phường, xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nước mắt lưng tròng, bộ dạng khốn khổ đến trình báo với CQCA vừa bị lừa 30 triệu đồng.
Hình minh họa
Theo lời chị Cúc, sáng 14-6-2012, có 2 thanh niên đi xe máy Suzuki Viva màu vàng đến nhà chị. Một người da hơi ngăm, cao khoảng 1,7m tự giới thiệu tên Hải, là cán bộ kỹ thuật bưu chính viễn thông Viettel. Người thứ hai cao, to, da trắng, đưa ra thẻ quân nhân mang tên Nguyễn Đức Lợi, tự xưng là sếp của Hải. Hai thanh niên này nói với chủ nhà, cấp trên của họ phân công đi khảo sát mặt bằng làm cột phát sóng tín hiệu của mạng viễn thông Viettel, nếu gia đình đồng ý thì tiến hành làm hợp đồng.Trưa cùng ngày, cả hai mặc trang phục quân đội, người xưng tên Hải đeo cấp hàm thượng úy, người tên Lợi đeo cấp hàm đại úy lại tìm đến nói với chủ nhà "thuê dài hạn 3.300.000 đồng/tháng cộng kinh phí bảo quản 700.000 đồng vị chi 4 triệu đồng/tháng. Trong đầu tuần tới, gia đình đồng ý sẽ tiến hành làm hợp đồng". Sau đó, hai người này đi quanh nhà hỏi bâng quơ hoàn cảnh gia đình, con cái, bày tỏ sự thông cảm với điều kiện khó khăn của gia đình rồi rỉ tai chủ nhà "ở đơn vị em còn một số lớn gạo ngon và mì tôm, thấy gia đình khó khăn tụi em sẽ để lại 4 tấn với giá 7.000 đồng/kg". Vợ chồng anh Lợi, chị Cúc thường ngày buôn bán lúa gạo nên khi nghe giá "mềm" như vậy khấp khởi mừng thầm. Đến 13h ngày 15-6, đúng như lời hẹn, vợ chồng chị Cúc đến đường Hoàng Diệu khối 3 thị trấn Vĩnh Điện xem gạo. Tại địa điểm hẹn gặp, có 1 bao gạo lớn may kỹ càng, trên bao bì có chữ KHO 3X và 1 thùng mì tôm Hảo Hảo.
Tối 15-6, người tên Hải mang đến biếu gia đình 1 can dầu phụng, 1 gói mì chính rồi bảo vợ chồng chị Cúc chuẩn bị tiền để ngày nghỉ cuối tuần sẽ xuất kho. Đúng 20h thứ bảy ngày 16-6, Hải gọi điện cho chị Cúc, anh Lợi hẹn uống cà phê gần ngã ba huyện rồi bảo anh Lợi đưa điện thoại cho vợ kẻo bốc hàng dễ hư điện thoại. Sau đó, Hải chở anh Lợi đến quán cà phê Hương Sen, bảo anh đợi ở đó để về lấy hóa đơn, rồi đến nói với chị Cúc "chồng chị đang bốc hàng, chị đưa tiền em nộp thủ quỹ". Cầm trên tay 30 triệu đồng, người thanh niên này biến mất. Chờ lâu không thấy động tĩnh gì lại không liên lạc với chồng được, chị Cúc mới biết bị lừa mất 30 triệu đồng, số tiền mà khó khăn lắm vợ chồng chị mới vay mượn được.
Bọn tội phạm ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, nhắm vào những người thật thà, cả tin ở các vùng quê để lừa gạt. Thiết nghĩ, người dân không nên quá tin tưởng những người mới quen biết để rồi tiền mất, thiệt thân. Các cơ quan chức năng cũng nên tăng cường quản lý, cảnh giác với những người lạ về liên hệ ở địa phương, để giúp người dân không mắc bẫy của kẻ gian.
Theo PLXH
Chân dung "má mì" đội lốt cửu vạn Mỗi khi đêm xuống, Quế lại trằn trọc nhớ con. Từ ngày vào trại giam, Quế không nhận được bất cứ thông tin gì về đứa con trai bé bỏng. Mỗi khi đêm xuống, Quế lại trằn trọc nhớ con. Từ ngày vào trại giam, Quế không nhận được bất cứ thông tin gì về đứa con trai bé bỏng. Phận đời hẩm...