Nữ tu Myanmar quỳ xin cảnh sát không bắn người biểu tình
Nữ tu Ann Roza quỳ trên đường phố Myitkyina, bang Kachin, để cầu xin cảnh sát vũ trang dừng bạo lực với người biểu tình, đồng thời thách thức họ.
Nữ tu Ann Roza mặc áo choàng trắng và trùm khăn đen khi quỳ trước cảnh sát vũ trang ở thành phố Myitkyina trong cuộc biểu tình hôm 8/3. “Nếu muốn nổ súng, các anh phải bước qua tôi”, bà nói với cảnh sát.
“Khoảng 12h, lực lượng an ninh chuẩn bị đàn áp nên tôi một lần nữa van xin họ, tôi quỳ xuống trước mặt họ và cầu xin đừng bắn, đừng bắt người dân”, bà nói. “Cảnh sát cũng quỳ gối và nói với tôi họ phải làm điều đó để ngăn chặn biểu tình”.
Nữ tu Ann Roza quỳ trước cảnh sát ở thành phố Myitkyina, bang Kachin hôm 8/3, trong khi hai cảnh sát cũng quỳ với bà. Ảnh: AFP .
“Cảnh sát sau đó bắn hơi cay và tôi bị khó thở, choáng váng. Rồi tôi trông thấy một người đàn ông ngã xuống đường và trúng đạn”, bà cho biết, thêm rằng do hơi cay nên bà không thể nhìn thấy ai đã bắn người biểu tình, nhưng hy vọng đó không phải những cảnh sát đã nói chuyện với bà.
Ann Roza cũng đứng chặn trước cảnh sát, quỳ xin họ đừng bắn người biểu tình hôm 28/2, nói rằng bà sẵn sàng chết để cứu những người khác.
Truyền thông địa phương cho biết thêm hai người thiệt mạng trong cuộc biểu tình hôm qua ở Myitkyina. Video trên mạng xã hội cho thấy người biểu tình lùi lại khi bị bắn hơi cay, đáp trả bằng đá nhưng rồi bỏ chạy sau loạt đạn dường như từ súng tự động.
Người biểu tình vội vã di chuyển một số người bị thương, gồm một người đã chết, một người bị thương nặng ở đầu. Sau đó, xuất hiện thi thể thứ hai trên cáng, đầu được che bằng tấm vải.
Nữ tu Ann Roza đối mặt cảnh sát vũ trang ở Myitkyina hôm 28/2. Video: SCMP .
Lực lượng an ninh cũng đối phó người biểu tình ở những nơi khác, gồm bắn hơi cay giải tán đám đông khoảng 1.000 người tại thủ đô Naypyitaw. Người biểu tình dùng bình chữa cháy tạo thành màn khói khi họ chạy trốn. Hàng nghìn người tuần hành ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, đã tự giải tán trong bối cảnh lo ngại binh sĩ và cảnh sát lên kế hoạch sử dụng vũ lực.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2. Hơn một tháng qua, các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày nhằm yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020 mà quân đội cáo buộc có gian lận.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 60 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra
Lực lượng an ninh Myanmar nổ súng giải tán biểu tình
Lực lượng an ninh Myanmar nổ súng giải tán đám đông bên ngoài một nhà máy ở Myitkyina và triển khai xe bọc thép đối phó biểu tình.
Một video được phát trực tiếp trên Facebook hôm nay cho thấy vụ nổ súng xảy ra bên ngoài một nhà máy điện ở thủ phủ Myitkyina của bang Kachin, Myanmar. Hiện chưa rõ lực lượng an ninh sử dụng đạn cao su hay bắn đạn thật.
Các binh sĩ được triển khai đến các nhà máy điện ở bang Kachin, phía bắc đất nước, để đối phó với đám đông, khi một số người biểu tình cho hay họ tin rằng quân đội có ý định cắt điện.
Đến buổi tối trong ngày biểu tình thứ 9 liên tiếp tại Myanmar nhằm phản đối việc quân đội lật đổ chính quyền dân sự, xe bọc thép đã xuất hiện ở cố đô Yangon, Myitkyina và Sittwe, thủ phủ bang Rakhine, theo cảnh quay của truyền thông địa phương. Đây là lần đầu tiên các phương tiện được triển khai trên quy mô lớn như vậy, kể từ cuộc đảo chính hôm 1/2.
Chính quyền và quân đội Myanmar chưa đưa ra bình luận về các động thái mới này.
Trong khi đó, đại sứ quán Mỹ tại Myanmar kêu gọi công dân của họ "trú ẩn tại chỗ" trước thông tin về hoạt động của quân đội ở Yangon. "Có những dấu hiệu về hoạt động quân sự tại Yangon, cùng khả năng mạng viễn thông bị gián đoạn từ 1h đến 9h ngày 15/2", đại sứ quán cho biết trên Twitter.
Bên cạnh tình trạng biểu tình lớn khắp cả nước, các tướng lĩnh Myanmar còn đối mặt với những cuộc đình công của người lao động trong chính phủ. Truyền thông địa phương đưa tin các chuyến tàu ở nhiều nơi ngừng hoạt động vì nhân viên không đi làm. Công nhân tại các nhà máy điện cũng bày tỏ sự giận dữ.
Người biểu tình bao vây một xe cảnh sát tại Yangon, Myanmar, hôm 12/2. Ảnh: Reuters .
Chính quyền quân sự đã yêu cầu công chức trở lại làm việc, đe dọa sẽ hành động, đồng thời đình chỉ luật hạn chế lực lượng an ninh bắt nghi phạm hoặc khám xét nhà riêng. Mặc dù vậy, hàng trăm nhân viên đường sắt tại Yangon hôm nay vẫn biểu tình, ngay cả khi cảnh sát tới tận khu nhà của họ ở ngoại ô để yêu cầu đến nơi làm.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, lãnh đạo thực tế của quốc gia Đông Nam Á, cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử, với cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Động thái này đã châm ngòi những cuộc biểu tình lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua tại Myanmar.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một nhóm thực hiện các hoạt động giám sát, cho biết hơn 384 người đã bị giam kể từ khi đảo chính xảy ra hồi đầu tháng. Các vụ bắt chủ yếu được tiến hành ban đêm, khiến nhiều người biểu tình giơ biểu ngữ kêu gọi giới chức "ngừng bắt cóc người dân giữa đêm".
An ninh Myanmar bắn chết hai người biểu tình Giới chức Myanmar nổ súng vào đám đông biểu tình phản đối đảo chính ở thị trấn miền bắc Myitkyina hôm nay, khiến hai người chết, nhân chứng cho biết. Truyền thông Myanmar dẫn lời các nhân chứng cho biết họ đang tham gia biểu tình trên đường phố Myitkyina thì bị cảnh sát bắn lựu đạn choáng và hơi cay. Thi thể...