Nữ triệu phú sở hữu dinh cơ 200 tỷ “kiệt xỉ” khó tin: Cho chồng đúng 1 tờ tiền tiêu vặt mỗi ngày, tự tay giặt giũ bếp núc để đỡ tốn tiền thuê giúp việc
Không chỉ tiết kiệm với bản thân, Tracy còn “kiệt xỉ” với cả chồng khi mà bà chỉ cho ông đúng 1 tờ 20 bảng (khoảng 700.000 đồng) để tiêu vặt mỗi ngày, thậm chí, đôi khi chỉ là tờ 10 bảng (350.000 đồng).
Người dân Anh lâu nay không còn xa lạ với gương mặt cặp vợ chồng đại gia tên Steven Smith và Tracy Smith bởi họ là nhà sáng lập ra Poundland, một trong những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu nước Anh. Khởi đầu từ đôi bàn tay trắng với số vốn khiêm tốn, họ đã đồng hành cùng nhau gây dựng doanh nghiệp lớn với một chuỗi cửa hàng cao cấp, lượng khách hàng chiếm tới 85% dân số nước Anh.
Giàu có là thế nhưng cách ăn tiêu của bà chủ Poundland – nữ đại gia Tracy Smith – khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Năm 2015, tờ Daily Mail (Anh) đã có bài viết về cuộc sống bên trong dinh cơ trị giá 6,5 triệu bảng Anh (tương đương hơn 200 tỷ đồng) của bà Tracy khiến dân chúng nước Anh “há hốc miệng”. Đúng là, giàu chưa chắc đã sướng!
Vất vả đi lên từ 2 bàn tay trắng
Steven Smith sinh năm 1962 trong một gia đình nghèo ở hạt West Midlands, miền Trung nước Anh. Hồi nhỏ, ông sống trong ngôi nhà cũ với cha mẹ, ông bà nội cho đến khi bố mẹ ông mua được một căn hộ để gia đình dọn ra ở riêng. Đến giờ, ông vẫn nhớ như in cảnh mình ngồi vẽ bậy trên tấm thảm sờn chỉ, mẹ chia từng phần khoai tây chiên nhỏ trong bếp để đủ cho cả gia đình.
Cha mẹ ông có một quầy hàng ở chợ ở Bilston, West Midlands và chính những kinh nghiệm trong lúc giúp cha mẹ bán hàng đã giúp Steven nảy ra ý tưởng cho chuỗi cửa hàng bán lẻ Poundland.
Steven gặp Tracy khi đang theo học ngành kinh doanh tại trường Cao đẳng Fourbury. Họ nhanh chóng tiến tới hôn nhân dù tuổi đời còn rất trẻ và sự nghiệp chưa ổn định.
Năm 18 tuổi, Steven thành lập cửa hàng đầu tiên được gọi là Chợ Giảm giá Steves. Trong khi đó, cha của Steven vẫn giữ cửa hàng cũ và định bụng sẽ giao lại cho con trai nhưng rồi một ngày ông quyết định bán nó đi để chuyển đến Mallorca (Tây Ban Nha) sống. Steven và Tracy cũng thu dọn đồ đạc và dự định di cư đến Mallorca cùng gia đình, nhưng sau đó cặp đôi lại quyết định ở lại Anh.
Với một khoản vay từ cha, Steven đã tìm được một văn phòng ở thị trấn Sedgley và mở ra cửa hàng Poundland đầu tiên bên trong trung tâm mua sắm Octagon ở Burton Upon Trent vào tháng 12 năm 1990. Họ đã thu về 13.000 bảng Anh (hơn 400 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) trong ngày đầu khai trương.
Vào cuối năm đầu, họ đã thu được hơn 1 triệu bảng Anh (hơn 30 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) đồng thời mở thêm được nhiều cửa hàng nữa. Steven phát triển công việc kinh doanh trong khi Tracy phụ trách nhân sự và trả lương.
Năm 2002, khi công việc kinh doanh vẫn đang phất lên, vợ chồng Smiths quyết định bán chuỗi cửa hàng với giá 50 triệu bảng Anh (hơn 1.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Vào thời điểm đó, họ đang có 5.500 nhân viên và đạt doanh thu 200 triệu bảng Anh, lợi nhuận hàng năm đạt 4,3 triệu bảng Anh. Steven dùng số tiền đó mua một dinh thự trị giá 6,5 triệu bảng Anh (hơn 200 tỷ đồng) ở hạt Shropshire và một số bất động sản khác ở nước ngoài.
Video đang HOT
Vợ chồng nhà Smiths đã dành 12 tháng nghỉ ngơi trước khi trở lại làm việc và hiện đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nắm giữ khối tài sản kếch xù đáng mơ ước. Bà Tracy tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp của gia đình đồng thời đảm đương công việc chăm sóc chồng con.
Nữ đại gia với lối sống khác người
Tờ Daily Mail bình luận: “Tracy là một quý bà hoạt bát và hấp dẫn với hàng triệu USD trong ngân hàng và những viên kim cương lấp lánh đeo kín các ngón tay. Người phụ nữ tưởng chừng như chẳng thiếu thốn thứ gì trên đời này lại chẳng biết tiêu xài hoang phí. Và điều này thực sự khiến bà trở nên khác biệt với các phu nhân triệu phú khác trên thế giới”.
Không chỉ tiết kiệm với bản thân, Tracy còn “kiệt xỉ” với cả chồng khi mà bà chỉ cho ông đúng 1 tờ 20 bảng (khoảng 700.000 đồng) để tiêu vặt mỗi ngày, thậm chí, đôi khi chỉ là tờ 10 bảng (350.000 đồng).
Bà nói: “Nếu tôi cho ông ấy thêm đồng nào, ông ấy sẽ tiêu xài vào việc ngốc nghếch nào đó hoặc đánh rơi. Khi các con tôi còn nhỏ, chúng hay nhặt được tiền cha chúng làm rơi lắm”.
Tracy vẫn còn rùng mình khi nhớ lại cái ngày cách đó 5 năm khi Steven ra ngoài vào buổi sáng và trở về vào buổi chiều với một chiếc Lamborghini màu vàng với giá khoảng 800.000 bảng (hơn 24 tỷ đồng).
“Tôi nổi cáu hét lên với ông ấy rằng Tại sao, Steven, tại sao? Nhưng tôi biết tại sao. Đàn ông đến một độ tuổi nhất định thường muốn một món đồ chơi, phải vậy không? Tôi thực sự không thích chiếc xe đó vì nó quá phi thực tế, vô dụng khi di chuyển những ngày có tuyết. Tôi chỉ lái nó khoảng 4 lần, những lúc Steven uống rượu. Đôi khi, ông ấy thích lái nó lên đường cao tốc nhưng tôi mà đi cùng, tôi bắt ông ấy phải giảm tốc độ”.
“Chiếc xe hơi đó! Nó đã từng khiến tôi phát điên, cái thứ ngớ ngẩn to lớn cứ chễm chệ ngoài kia”, Tracy vừa cười vừa nói . “Tôi cứ lải nhải mãi để ông ấy phải tiễn nó đi. Cuối cùng, ông ấy đã bán nó với giá thấp hơn số tiền bỏ ra mua”.
Và đó không phải là điều duy nhất bà Tracy không hài lòng về chồng. Ông Steven là người mê sắm đồ nội thất. Ông lắp đèn disco ở tất cả 5 phòng khách trong dinh thự rộng lớn và hệ thống điện whizzo trong ngôi nhà có 13 phòng ngủ.
Bà nói: “Thấy bất cứ thứ gì hay ho, ông ấy đều mua về, chẳng hạn như công tắc đèn bằng nút bấm và có cảm ứng. Tôi nói rằng Chúng ta có thể chỉ cần có một công tắc đèn bật và tắt là được rồi? Cần gì phải chi 50 bảng cho một cái bóng đèn chứ”.
Một số hình ảnh dinh thự của của nhà Smiths.
Khi giàu rồi, Tracy có thể mua bất cứ thứ gì bà muốn, nhưng bà lại không có nhu cầu mua sắm gì cả. Ở nhà, bà có 2 quản gia và 1 người làm vườn, nhưng vẫn tự nấu ăn và giặt giũ để không tốn quá nhiều tiền thuê thêm giúp việc. Một thợ làm tóc thường đến nhà theo lịch 6 tuần 1 lần để cắt và nhuộm màu tóc cho bà. Bà Tracy cũng tự làm móng tay và móng chân cho mình, và không bao giờ chi tiền cho những bộ quần áo hàng hiệu đắt đỏ, bà thường đặt may quần áo từ hãng bình dân không tưởng như Sainsburys hay Mango.
Bà cũng chỉ mua đồ trang điểm ở siêu thị chứ không phải là các thương hiệu đắt tiền. Thậm chí Tracy còn cho biết bà cảm thấy “rùng mình” khi nghĩ đến việc trả 40 bảng Anh (1,2 triệu đồng) cho một thỏi son Tom Ford.
“Thực ra tôi không thích đeo trang sức kim cương đâu, nhưng vì chồng tặng nên tôi dùng”, Tracy nói.
Dù không đầu tư nhiều cho quần áo nhưng Tracy lại thích giày, chính vì vậy bà có hẳn bộ sưu tập 50 đôi giày trong nhà. Bà đặc biệt yêu thích một chiếc túi xách và chiếc áo khoác Armani.
“Tôi không muốn mọi người chú ý đến mình. Tôi chỉ muốn hòa nhập và tôi không phải tốn hàng nghìn bảng Anh để đầu tư cho trang phục” , Tracy nói. “Tôi vẫn có thể cảm thấy hài lòng về bản thân khi mặc chiếc váy mà tôi đã mua của nhãn hàng Next hoặc Debenhams”.
Tracy luôn biết điều gì là quan trọng nhất đối với mình, đó không phải những thứ phù phiếm, mà là gia đình và chồng con.
Thế khó của doanh nghiệp dịch vụ ăn uống khi mở cửa lại
Dù được hoạt động, các doanh nghiệp bán lẻ, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, mô hình chuỗi cửa hàng, nhà hàng... vẫn khó trăm bề.
Chia sẻ với VnExpress , hàng loạt doanh nghiệp nói việc sắp được mở cửa nền kinh tế sau hơn ba tháng giãn cách là "rất cấn thiết" với họ. Nhưng khi đứng trước "cơ hội tái mở cửa" ấy, nhiều chủ doanh nghiệp lại không khỏi trăn trở vì những khó khăn trước mắt.
Ngành bán lẻ và F&B là một ví dụ. Ông Dominic Vũ, sáng lập của Dom Capital cho biết, ngày 13/9, 11 doanh nghiệp (sở hữu 1.337 nhà hàng với gần 41.000 nhân viên) trong ngành bán lẻ và F&B vừa gửi thư kiến nghị tập thể tới lãnh đạo TP HCM, nêu khó khăn khi thực hiện chính sách mở cửa lại từ 7/9.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cho rằng ngành ăn uống, dịch vụ rất khó đáp ứng được quy định 3 tại chỗ (sản xuất - ăn - ngủ nghỉ tại chỗ). Thiết kế của một nhà hàng không có khu vực tắm rửa và nghỉ ngơi, do đó không đảm bảo các điều kiện thiết yếu nhất để nhân viên ở lại.
Thứ hai, thời gian bán hàng từ 6h đến 18h được doanh nghiệp nhìn nhận là quá ngắn, không đủ để thực hiện các đơn hàng phục vụ cho khách có nhu cầu cho bữa tối.
Thứ ba, doanh nghiệp lo ngại tăng chi phí hoạt động trước yêu cầu người lao động phải xét nghiệm nhanh Covid-19 hai ngày một lần, với mức phí doanh nghiệp tự chi trả. Ngoài ra, theo họ, việc không được phép tự giao hàng đến người mua, trong khi tài xế giao hàng công nghệ quá ít, sẽ ảnh hưởng đến việc phục vụ khách lẫn doanh thu nhà hàng.
Nhân viên cửa hàng trên đường Bùi Bằng Đoàn, phường Tân Phong, quận 7 cắt bánh phở cho khách hôm 9/9 - ngày đầu hàng quán TP HCM được bán trở lại. Ảnh: Đình Văn
Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống TP HCM đã dừng hoạt động kinh doanh đến nay là hơn 65 ngày, khiến dòng tiền của doanh nghiệp đang cạn kiệt dần. Trong thời gian đóng cửa, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu các chi phí như tiền thuê mặt bằng, chi phí hỗ trợ và phúc lợi cho người lao động. Đa số lao động phải tạm hoãn hợp đồng, thu nhập đột ngột bị sụt giảm nghiêm trọng.Một nguyên nhân nữa khiến việc mở cửa khó thực hiện là thiếu nguyên vật liệu. Ông Dominic Vũ cho biết chuỗi cung ứng hàng hoá, thực phẩm đầu vào cho các cửa hàng đã bị tắc nghẽn khi giữa các địa phương có những biện pháp chống dịch khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng trong giai đoạn hiện tại dù hàng quán có mở cũng không dám tiêu xài mạnh. Doanh nghiệp cũng cần thời gian để chờ khách quay về.
Các doanh nghiệp đánh giá, nếu không được hỗ trợ tài chính, họ sẽ đứng trước rủi ro phá sản rất cao. Điều này khiến không chỉ hàng triệu lao động trong ngành bị ảnh hưởng, còn tác động đến hàng nghìn các doanh nghiệp là nhà cung cấp, đối tác chiến lược.
Kiến nghị với lãnh đạo TP HCM , các doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ ăn uống, nhà hàng... đề nghị sớm có chính sách ưu tiên tiêm vaccine cho lao động trong ngành. Từ đó, những người đã được tiêm ít nhất 1 mũi vacicne có thể trở lại làm việc tại văn phòng và cơ sở kinh doanh. Nhân sự giao hàng riêng của doanh nghiệp được hoạt động thay cho việc giới hạn chỉ cho tài xế công nghệ thực hiện.
Doanh nghiệp được tự chịu trách nhiệm kiểm tra sức khỏe cho nhân viên, đảm bảo tuân thủ 5K nghiêm ngặt. Những nhà hàng đáp ứng được 3 điều kiện: tất cả nhân viên đã tiêm ít nhất một mũi vaccine; xét nghiệm định kỳ; và thực hiện nghiêm túc 5K, sẽ không bắt buộc thực hiện "3 tại chỗ".
Ngoài ra, để việc kinh doanh thuận lợi, thành phố cần tạo điều kiện để họ đủ nguồn cung nguyên vật liệu (kể cả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ như bao bì, tem nhãn...).
Với khó khăn về tài chính, dòng tiền, các doanh nghiệp đề xuất dừng đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng sau khi công bố hết dịch; Không bị phạt nếu không có khả năng đóng bảo hiểm trong đại dịch. Với doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì giãn cách xã hội, được miễn 100% tiền nộp bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp đề xuất được miễn VAT trong năm 2021, giảm 50% VAT trong 2 năm 2022 và 2023; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 và 30% thuế này trong 3 năm tiếp theo; được chấp nhận tất cả chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải chịu: xét nghiệm, chi phí chống dịch và 3 tại chỗ.
Ngoài ra, doanh nghiệp mong được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất tối đa 4% một năm tương đương gói hỗ trợ năm 2008-2009 trong hai năm kể từ 1/10/2021; được phép khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ.
Bà vú nhà đại gia Quận 7 có phản ứng thế nào sau khi "lộ" lương 30 triệu/ tháng, ở biệt thự đi siêu xe? Sau khi lộ lương cao muốn xỉu trên MXH, vợ chồng đại gia Quận 7 đã hé lộ phản ứng dễ thương của bà vú. Nhắc đến vị đại gia ồn ào và chịu chơi gây sóng gió cõi mạng hiện nay, nhiều người sẽ không ngại gọi tên cặp vợ chồng đại gia Quận 7 Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ....