Nữ tiếp viên thoát chết vụ máy bay nổ tung ở độ cao 10.000 m
Vesna Vulovic ghi tên mình vào kỷ lục Guinness với việc sống sót kỳ diệu dù rơi từ độ cao 10.160 m, sau khi máy bay nổ tung trên không trung năm 1972.
Vesna Vulovic thời trẻ. Ảnh: Daily Record
Ngày 26/1/1972, máy bay Douglas DC-9 hãng JAT của Nam Tư cũ nổ trên bầu trời khi đang bay ngang qua những rặng núi bị tuyết bao phủ ở Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia). Vulovic, lúc đó 22 tuổi, là nữ tiếp viên phục vụ trên chuyến này, theo Daily Record.
Vụ nổ máy bay khiến 27 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng và Vulovic là người duy nhất sống sót. Vào thời điểm gặp nạn, máy bay Douglas DC-9 đang trên đường từ Stockholm, Thụy Điển, sang Belgrade, Nam Tư cũ. Khi phi cơ bay qua không phận ở thành phố Hermsdorf thuộc Đông Đức, nó đột nhiên mất tín hiệu ở màn hình radar và mọi liên lạc với máy bay cũng bị cắt đứt.
Các nhà điều tra Nam Tư cho rằng một vụ nổ ở khoang hành lý phía trước đã khiến máy bay vỡ và rơi ở độ cao hơn 10.000 m .
Các nhà điều tra nghi ngờ một quả bom đã được gài bên trong máy bay khi nó quá cảnh ở một sân bay tại Copenhagen, Đan Mạch. Không có bất kỳ vụ bắt giữ nào kể từ đó dù Ustache, một nhóm phát xít cực hữu từ Croatia, lên tiếng nhận trách nhiệm đã đặt bom trên máy bay.
Theo kết luận điều tra, Douglas DC-9 bị vỡ thành hai mảnh lớn và rơi xuống triền của một ngọn núi. Vulovic đã rơi ở độ cao 10.160 m.
Một người đi rừng Đức tên Bruno Henke nghe thấy tiếng kêu cứu của Vulovic. Khi ông đến hiện trường, một nửa người cô nhoài ra bên ngoài một mảnh vỡ máy bay. Cô bị thi thể của một thành viên phi hành đoàn đè phía trên và cột sống bị chèn ép bởi xe đẩy thức ăn.
Henke từng là bác sĩ cho quân đội Đức quốc xã trong Thế chiến II. Ông đã sử dụng các kỹ năng y khoa để sơ cứu Vulovic cho đến khi lực lượng cứu thương đến hiện trường.
Phần đuôi của chiếc máy bay Douglas DC-9 gặp nạn vào năm 1972. Ảnh: Daily Record
Hồi phục
Video đang HOT
Không ai nghĩ rằng Vulovic có thể vượt qua cú rơi với tình trạng chấn thương đặc biệt nghiêm trọng. Sọ và ba đốt sống của cô bị vỡ. Hai chân, khung xương chậu và một số xương sườn cũng bị gãy. Cô hôn mê suốt 27 ngày và phải trải qua 16 tháng điều trị tại bệnh viện.
Các nhà điều tra tin rằng cô sống sót nhờ bị kẹt trong ống xả hình nón ở đuôi máy bay, khiến cô không bị hút ra ngoài khi máy bay phát nổ.
Hơn nữa, sau khi vụ nổ xảy ra, thân máy bay rơi xuyên qua các cành thông và cắm vào lớp tuyết dày, nhờ đó lực va chạm được giảm nhẹ và lực tác động lúc nó lăn xuống triền núi cũng giảm đi.
Ban đầu, Vulovic bị liệt nửa người dưới nhưng dần dần cô gần như hồi phục hoàn toàn.
Sau đó, cô tiếp tục làm việc cho hãng hàng không JAT và thậm chí còn yêu cầu hãng này cho cô trở lại làm tiếp viên. Tuy nhiên, JAT từ chối và bố trí cho cô một công việc bàn giấy ở trụ sở của JAT.
Cô không thể nhớ lại được diễn biến lúc vụ tai nạn xảy ra hay lúc được giải cứu. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2008, cô cho biết cô chỉ có thể nhớ đã nói lời chào hành khách trước khi máy bay cất cánh từ sân bay ở Đan Mạch, rồi thấy mình tỉnh dậy trong bệnh viện và thấy mẹ của cô đang ở bên cạnh.
Vesna Vulovic vào năm 2008. Ảnh: AP
Sống sót thần kì sau vụ tai nạn, Vulovic ngay lập tức được ca ngợi như người hùng. Tổng thống Nam Tư Josip Broz Tito đã tổ chức buổi lễ trang trọng chào đón cô trở về. Cô trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhạc sĩ và là khách mời thường xuyên của các chương trình truyền hình vào giờ vàng.
Cái tên Vesna được nhiều người mẹ lấy để đặt tên cho con vì họ nghĩ rằng nó sẽ mang lại may mắn. Vulovic còn được quốc tế vinh danh vào năm 1985, khi được Sách Kỷ lục Guinness mời đến London để nhận giải thưởng cho kỷ lục sống sót từ cú rơi ở độ cao lớn nhất. Đích thân ca sĩ kiêm nhạc sĩ lừng danh Paul McCartney, thần tượng của Vulovic thời trẻ, trao giải thưởng cho bà.
Guinness ghi nhận đáng lẽ ra Vulvovic không có mặt trên chuyến bay tử thần đó. Cô đã nhầm lẫn lịch bay của mình với một nữ tiếp viên khác cũng có tên Vesna. Guinness cũng nhấn mạnh rằng cô chưa bao giờ trải qua chấn thương tâm lý sau vụ tai nạn và không bao giờ sợ bay sau đó.
“Vận may của cô nhiều khả năng là do cô bị huyết áp thấp, khiến cô bất tỉnh nhanh chóng sau khi máy bay nổ và điều này giúp tim cô không bị vỡ”, Guinness viết.
Vesna Vulovic ngày 23/12 qua đời tại thành phố Belgrade, Serbia ở tuổi 66.
Hồng Vân
Theo VNE
Vũ khí hạt nhân Nga và Mỹ khác nhau như thế nào?
Tại cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton, ông Trump có nói về việc Nga đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân và có những khả năng vượt trội hơn của Mỹ. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Jeffrey Lewis, người sáng lập nhà xuất bản Arms Control Wonk, mặc dù Nga đã nâng cấp tên lửa và đầu đạn hạt nhân liên tục, việc Moscow có khả năng hạt nhân tốt hơn "hoàn toàn không chính xác".
Những từ ngữ như "mới", "hiện đại", "đáng sợ" thường được dùng để miêu tả kho vũ khí hạt nhân của Nga. Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 Yars của Nga mới đưa vào biên chế từ giữa những năm 2000, có thể tấn công vào bất cứ khu vực nào của Mỹ với khoảng 10 đầu đạn phân hướng độc lập. Các đầu đạn này khi tách ra khỏi tên lửa sẽ bay với vận tốc khoảng 8 km/s.
Trong khi đó, tên lửa Minuteman III của Mỹ chỉ mang một đầu đạn duy nhất và đã được sử dụng từ những năm 1970.
Trên thực tế, câu hỏi về việc vũ khí hạt nhân của ai lợi hại hơn không thể được trả lời bởi cách so sánh đơn giản như trên. Tiến sĩ Lewis cho biết, các lãnh đạo của Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ luôn khẳng định trong hàng thập kỉ qua rằng, nếu được lựa chọn sử dụng giữa vũ khí hạt nhân của Nga hay Mỹ, họ sẽ không bao giờ ngần ngại mà chọn Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Business Insider, ông Lewis đã giải thích rằng, mặc dù vũ khí hạt nhân của Mỹ cũ và thiếu đi tiềm năng phá hủy toàn bộ cả một châu lục, nó vẫn phù hợp với nhu cầu chiến lược của nước này.
Vũ khí hạt nhân Nga mới nhưng chưa chắc đã tốt hơn Mỹ
Vũ khí hạt nhân Mỹ so với Nga
"Nga có nhiều thiết kế tên lửa hơn Mỹ. Nga chế tạo tên lửa dựa theo sự cải thiện dần dần, tức là vũ khí cần được nâng cấp thường xuyên. Trong khi đó, vũ khí hạt nhân Mỹ như những chiếc siêu xe Ferrari: đẹp mắt, đầy phức tạp và thiết kế cho hiệu quả cao. Các chuyên gia từng ước lượng rằng, plutoni trong tên lửa Mỹ có thể tồn tại hơn 100 năm. Các tên lửa như Minuteman III của Mỹ là một cỗ máy trường tồn và đáng kinh ngạc. Vũ khí hạt nhân Nga mới hơn nhưng nó phản ánh triết lí thiết kế không bền vững và họ sẽ chế tạo tên lửa mới trong khoảng 10 năm", ông Lewis nhận định.
ICBM RS-24 Yars của Nga
Sự khác biệt không dừng lại ở đây. Theo ông Lewis, Nga thích đưa tên lửa lên xe chở lưu động trong khi Mỹ chỉ chọn kiểu triển khai xuống hầm phóng cố định, vốn mang lại sự tin cậy cao mặc dù thiếu đi sự cơ động.
Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ từng thử gắn ICBM lên xe tải nhưng không đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy và bền bỉ. Theo ông Lewis, Nga thường sản xuất các loại tên lửa đặt lên xe di động và có khả năng đánh tan hệ thống phòng thủ đối phương với mức chi phí nhỏ nhất, tuy nhiên, triết lí chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ là không quan tâm đến giá cả mả chỉ cần chất lượng, nên Mỹ không đưa tên lửa lên một chiếc xe thiếu chắc chắn chỉ để có được sự cơ động.
ICBM Minuteman III của Mỹ đã được sử dụng từ những năm 1970
Một điểm khác biệt khác mà ông Lewis nhắc tới đó là Mỹ luôn ưu tiên độ chính xác so với khả năng hủy diệt.
"Mỹ tạo ra vũ khí hạt nhân với một đầu đạn và nó sẽ bay qua cửa sổ, phát nổ tòa nhà. Trong khi đó, Nga muốn 10 đầu đạn hạt nhân lao thẳng vào tòa nhà và hủy diệt toàn bộ thành phố", ông Lewis bình luận.
Mỹ sẽ chống lại tên lửa Nga như thế nào?
Tên lửa Nga bay sẽ bay đến mục tiêu với 10 đầu đạn dẫn hướng độc lập với tốc độ nhanh gấp nhiều lần vận tốc âm thanh. Theo ông Lewis, nếu điều này thực sự xảy ra, Mỹ đơn giản là không thể chống đỡ do rất khó để hệ thống phòng không nào tiêu diệt được cùng lúc nhiều mục tiêu đến vậy, nhất là khi không chỉ một tên lửa mà hàng chục tên lửa như vậy cùng đồng loạt tấn công.
Một biện pháp khác có thể được tính đến đó là tiêu diệt tên lửa từ các vệ tinh ngoài không gian, tuy nhiên, theo ông Lewis, Mỹ cần nâng số lượng vệ tinh lên gấp 12 lần hiện nay thì mới đủ khả năng bảo vệ quốc gia.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ chịu thua vũ khí hạt nhân của Nga. Thay vì tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD và hàng chục năm trời nghiên cứu, chạy đua vũ trang, Mỹ đang dựa trên học thuyết Đảm bảo Hủy diệt Lẫn nhau (MAD). Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, chính quyền Mỹ luôn chế tạo đủ vũ khí hạt nhân để hủy diệt Liên-xô nếu cần thiết.
Tổng thống Putin từng nói rằng, Nga có thể hủy diệt nước Mỹ trong "nửa giờ" bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng thực tế là các tên lửa Minutemen III cũng có thể "thổi bay" Điện Kremlin chỉ vài giây sau đó.
Ông Lewis cũng khẳng định rằng, Mỹ sở hữu bộ ba vũ khí hạt nhân bao gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, ICBM và máy bay ném bom chiến lược do đó, Moscow không thể đồng thời vô hiệu hóa cả 3 lực lượng này.
Theo Danviet
Tiêm kích Trung Quốc rơi, nổ tung vì chim đâm vào động cơ Một chiếc tiêm kích J-10 của Trung Quốc rơi và phát nổ ở tỉnh Thiên Tân do chim lọt vào động cơ. Chiếc tiêm kích J-10A rơi và phát nổ tạo thành một cột khói dày đặc. Ảnh: East Pendulum. Chiếc tiêm kích J-10 thuộc sư đoàn không quân 24 rơi xuống đất và phát nổ tại công viên Võ Thanh Nam Hồ,...