Nữ tiến sĩ và keo dán thông minh chữa nhanh lành vết thương
Sau 6 năm nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp đã thử nghiệm keo dán sinh học chữa thương thành công trên heo và chuẩn bị thực nghiệm trên người.
Bạn có một vết thương ở tay, thay vì khâu và băng lại, chỉ cần dán loại keo sinh học để chữa lành nhanh và thay thế mô đã mất. Loại keo chữa trị vết thương đặc biệt này được tiến sĩ Hiệp nghiên cứu từ năm 2013 đến nay, đang ở giai đoạn thử nghiệm. Keo được ví như bộ dụng cụ cứu thương gia đình, có tác dụng dùng ngoài da như cầm máu, diệt khuẩn, chữa lành vết thương. Nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển keo để tiêm khớp gối, tải tế bào gốc, tái tạo mô cho bệnh nhân ung thư.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, 38 tuổi, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật y sinh, trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM) sau 6 năm nghiên cứu, đến nay đã tạo được loại keo tốt nhất tại phòng thí nghiệm để áp dụng thử nghiệm trên người.
Keo được hình thành từ axit hyaluronic (một protein tự nhiên) và chitosan (có tác dụng tái tạo mô). Hai loại bột này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành một loại keo dán vào vết thương. Tính chất của keo có thể thay đổi theo tỷ lệ thành phần vật liệu chitosan và axit hyaluronic, thêm các thành phần khác như bạc và hạt nano curcumin (bột nghệ) giúp chế tạo vật liệu tế bào gốc hoặc thuốc đặc trị.
Tiến sĩ Hiệp cho biết keo dán thực nghiệm trên da heo với kết quả rất khả quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy keo có khả năng diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng, làm lành các loại vết thương nhanh chóng mà không cần các kỹ thuật khâu vá.
Trong khi các sản phẩm điều trị vết thương trên thị trường chỉ mang tác dụng tạm thời và thường sẽ phải gỡ bỏ, loại keo sinh học này không cần phải lấy ra và có tác dụng thay thế mô đã mất.
Tiến sĩ Hiệp tại phòng nghiên cứu của trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo tiến sĩ Hiệp, người dân không biết cách sơ cứu vết thương có thể mua keo để ở nhà và dùng khi cần thiết, sau đó đến trạm y tế hoặc bệnh viện để chữa trị. Sản phẩm sẽ được sử dụng như bộ dụng cụ y tế cho các gia đình, hữu ích những người sống xa bệnh viện như nông dân, ngư dân, người công tác ở vùng núi, hải đảo… khó tiếp cận với phòng khám, bác sĩ.
Tiến sĩ Hiệp cho biết lợi thế trong việc chế tạo loại keo này là nguồn cung nguyên liệu. Chất chitosan có nhiều trong vỏ tôm, cua. Sản phẩm được sản xuất từ chất liệu có sẵn của nước ta nên rất phù hợp về kinh tế và khả năng chữa trị cho người Việt.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của nữ tiến sĩ là kinh phí nghiên cứu. Để có kết quả nghiên cứu như hiện tại, chị đã được một tổ chức của Mỹ đầu tư hai tỷ đồng. Trong quá trình nghiên cứu, chị nhờ một số sinh viên hỗ trợ và tự trả lương cho họ.
“Keo cần có các dự án để thử nghiệm trên quy mô lớn và sự quan tâm của nhà nước để sản phẩm được cấp giấy phép đưa ra thị trường. Hy vọng cá nhân, đơn vị nào trong nước cảm thấy đề tài này khả thi, tài trợ kinh phí để tôi tiếp tục nghiên cứu trở thành một sản phẩm hoàn toàn của người Việt”, tiến sĩ chia sẻ.
Video đang HOT
Chị đang xin kinh phí của Đại học Quốc gia TP HCM để thực hiện nghiên cứu sâu hơn nhằm kiểm tra khả năng kháng khuẩn và chống sẹo của keo. Thời gian tới tiến sĩ cũng làm việc với các cơ quan để tiếp tục thí nghiệm lâm sàng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp tốt nghiệp cử nhân Hóa học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại trường Đại học Soonchunhyang (Hàn Quốc). Năm 2012, chị trở về nước làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật y sinh tại trường Đại học Quốc tế. Tiến sĩ Hiệp là một trong hai nhà khoa học Việt Nam vào top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á 2019.
Tiến sĩ có hơn 10 năm nghiên cứu về các vật liệu ứng dụng trong y học và tương tác của chúng lên tế bào và mô. Đến nay, chị có hơn 60 công bố khoa học thuộc ISI, nhiều công bố khoa học thuộc các tạp chí quốc tế, trong nước cũng như bài báo khoa học trong những hội nghị quốc tế. Công trình nghiên cứu “Keo thông minh trong điều trị lành thương” của chị đã đoạt giải nhất Giải thưởng sáng tạo TPHCM 2019 thuộc lĩnh vực 7 – khoa học cơ bản.
Cẩm Anh
Theo VNE
5 kỹ năng y tế cơ bản để cứu mình và cứu người, bạn cần phải biết
Để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp, bạn rất cần phải mở rộng kiến thức y tế của mình. Tuy nhiên, có một số kỹ năng y tế cứu mạng thường bị bỏ qua, theo Natural News.
Shutterstock
Điều quan trọng là bạn nân cân nhắc tham gia một khóa học sơ cứu cơ bản hoặc một khóa bồi dưỡng để học các kỹ năng sinh tồn y tế để có thể giúp bạn chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, theo Natural News.
1. Biết cách mở đường thở và cách đặt bệnh nhân nằm
Một người bất tỉnh, dù vì nguyên nhân gì, đều dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở - có thể dẫn đến tử vong. Bạn có thể mở đường thở cho bệnh nhân bằng cách hơi nghiêng đầu của bệnh nhân và nhấc hàm của họ về phía trước. Sau đó, đặt họ nằm nghiêng, theo Natural News.
2. Ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu
Có nhiều vết thương gây chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Nếu có vết thương chảy máu, điều đầu tiên phải làm là cầm máu.
Nếu có thể, trước khi cầm máu hãy cố gắng rửa tay để tránh nhiễm trùng. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế hoặc túi ni lông sạch, mỏng, tiến hành:
Cho người bị nạn nằm xuống, nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
Dùng vải sạch hoặc bông băng ép chặt lên thành của các mạch máu bị thương hoặc vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút, không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa.
Thêm bông băng nếu cần thiết.
Nếu vết thương ở cánh tay, nâng cao vết thương lên vị trí cao hơn tim và nén chặt bằng một miếng gạc sạch cho đến khi xe cứu thương hoặc bất kỳ trợ giúp y tế nào đến, theo Natural News.
Nếu máu không ngừng chảy, có thể buộc ga rô hoặc sử dụng các hợp chất cầm máu để cầm máu. Dùng ga rô ép chặt động mạch tại các vị trí sau:
Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.
3. Pha dung dịch bù nước đường uống
Những người bị bệnh nặng và bị thương thường cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Do bệnh nặng hoặc chấn thương, ruột của họ thường phản ứng chậm và không hoạt động tốt như bình thường. Dung dịch bù nước đường uống có thể cải thiện tình trạng của họ và thậm chí cứu sống họ.
Dung dịch bù nước đường uống là cách tốt để cung cấp chất lỏng và chất điện giải cho cơ thể. Cách tiếp cận này có thể giúp những người đang bị mất nước từ trung bình đến nặng. Vì bệnh nhân bị bệnh và bị thương thường không muốn uống bất cứ thứ gì, nên bạn sẽ phải cho họ uống một lượng nhỏ thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho 5 ml cứ sau 2 - 3 phút, sau đó 150 ml mỗi giờ và 1,5 lít trong 10 giờ, theo Natural News.
4. Đảm bảo uống nước sạch, hợp vệ sinh
Dù có khát đến mức nào, đừng uống đại bất cứ loại nước nào bạn gặp. Hãy đảm bảo uống nước sạch và an toàn. Uống nước không tinh khiết hoặc không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
5. Rửa tay kỹ
Rửa tay bằng xà phòng và nước là một thực hành đơn giản có thể cứu sống bạn, nhưng nó gần như bị lãng quên hoặc bỏ quên hoàn toàn.
Tại sao rửa tay lại quan trọng như vậy. Cần phải cọ xát tay với nước để rửa sạch vi khuẩn. Làm điều này có thể làm giảm đáng kể việc truyền bệnh truyền nhiễm. Quên hoặc lơ là rửa tay có thể dẫn đến vi khuẩn chuyển từ tay sang thức ăn, miệng hoặc vết thương hở, gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng, theo Natural News.
Các kỹ năng sinh tồn quan trọng khác mà bạn cần phải biết
Để ứng phó tình huống khẩn cấp cũng cần chuẩn bị và dự phòng một bộ dụng cụ sơ cứu. Có một bộ dụng cụ sơ cứu đầy đủ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm các dụng cụ phù hợp để điều trị vết thương.
Băng và gạc là những dụng cụ tiêu chuẩn mà một bộ dụng cụ sơ cứu cần phải có.
Thêm những dụng cụ khác tùy theo nhu cầu cụ thể của các thành viên gia đình bạn. Chuẩn bị thêm các loại thuốc thay thế như dược liệu và thảo dược, cũng như các loại dầu để xử lý cho các chấn thương từ nhẹ đến trung bình, theo Natural News.
Cân nhắc tham gia một khóa học sơ cứu cơ bản hoặc một khóa bồi dưỡng để học các kỹ năng sinh tồn y tế khác có thể giúp bạn chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.
Theo thanhnien
Thanh sắt giàn treo cắm ngập cổ nam công nhân Đang làm việc tại xưởng cơ khí, bệnh nhân L.V.H (27 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) bất ngờ bị thanh sắt của giàn treo bắn vào cổ trái. Bệnh nhân được đưa đến BV Việt Đức cấp cứu ngày 2/5 trong tình trạng thanh sắt tròn dài 15cm vẫn cắm ngập cổ. Tai nạn xảy ra khi bệnh nhân đang làm việc tại...