Nữ Tiến sĩ gọi Hoa hậu là “mấy con điên” chính thức lên tiếng: “Bị cắt ghép thô thiển rồi lăng mạ”
Nữ Tiến sĩ nổi tiếng đã chính thức có phản hồi về phát ngôn của mình.
Những ngày qua, Tiến sĩ Khoa học Đoàn Hương gây xôn xao cực lớn với nhận định: “Đừng mong thi Hoa hậu về lấy tỷ phú, tỷ phú giờ nó khôn lắm, lấy con điên kia về làm gì… Hoa hậu đúng là con điên, không ai lấy con điên làm vợ bao giờ. Thà lấy một bà vợ mũm mĩm xinh đẹp vừa đủ thôi, 3 điểm trên 5 thôi, rồi về nhà bà hằng ngày hầu hạ mình, cơm bưng nước rót hiền lành còn hơn con điên cả ngày chỉ xắn quần đòi túi Hermes, điên à!
Cho nên Hoa hậu hôm nay là ế, vì không thằng tỷ phú nào nó ngu mà đầu tư vào cái lỗ chuột cống ấy. Nên đi thi Hoa hậu cho vui thì được, chứ mơ về nghề Hoa hậu thì không có. Có một số nghề xốc nổi hào quang, tôi đề nghị các em vượt qua cái hào quang đó để thấy bản chất của nó, đừng đầu tư vào đấy…”
Ngay sau khi đoạn clip ngắn về bài phát biểu của bà được chia sẻ trên MXH, ý kiến của bà khiến nhiều người hoạt động trong lĩnh vực showbiz “phản pháo”.
Mới đây, tiến sĩ Đoàn Hương đã chính thức lên tiếng về câu chuyện này. Bà xác nhận đoạn hội thoại nói về hoa hậu là có. Tuy nhiên bà cho biết đã có sự can thiệp và cắt ghép làm thay đổi nội dung chính về bản chất của cuộc trò chuyện:
“Clip này là sự cắt ghép thô thiển và không hề có sự cho phép của tôi. Đây là những phát biểu của tôi ở một cuộc trò chuyện với sinh viên, trong Chương trình tư vấn hướng nghiệp – Chủ đề Định hướng tương lai tại trường Cao đẳng truyền hình (Thường Tín, Hà Nội), kéo dài tới 2 -3 tiếng. Nội dung đã bị bóc tách, cắt xén và chia sẻ nhưng không đặt vào bối cảnh cụ thể từ cuộc trò chuyện và cũng chưa nhận được sự đồng ý từ người phát ngôn.
Khi một số sinh viên nữ đưa ra câu hỏi về việc có nên tham dự các cuộc thi nhan sắc nhằm tiến thân, tôi muốn nhấn mạnh với họ rằng, các bạn trẻ chỉ nên coi ngôi vị Hoa hậu là danh vị, chứ không phải là sự nghiệp. Hiện nay, không ít thanh niên coi nhan sắc là bàn đạp, công cụ để kiếm tiền.
Một số sinh viên nữ lợi dụng nhan sắc đi làm sugar baby, gái gọi… để lại hậu quả cho chính họ. Không ít người đẹp có danh vị tham gia vào những đường dây mại dâm cao cấp, sau đó phải trả giá trước pháp luật.
Sự bùng nổ của các cuộc thi nhan sắc khiến không ít phi vụ mua bán giải, trao đổi tình – tiền xuất hiện và bị phanh phui. Tôi ủng hộ các cuộc thi sắc đẹp chân chính, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, nhưng không muốn các em sinh viên, học sinh sa ngã, ảo tưởng rằng vẻ ngoài có thể xoay chuyển được tất cả. Chỉ khi bỏ công sức, trí tuệ để làm việc, chúng ta mới làm chủ được cuộc sống của mình.
Những thông tin khác trong bài viết là phát biểu của tôi trong chương trình 60 phút mở trên VTV1. Họ cắt ghép bậy bạ các chương trình khác nhau, vu khống và không đặt ở hoàn cảnh cụ thể, gây nên sự tiêu cực cho các thông tin này”.
“Hiện tại có nhiều bài đăng chia sẻ về cuộc trò chuyện của tôi khiến dư luận hiểu sai thông điệp tôi muốn chia sẻ về định hướng nghề nghiệp và tương lai của giới trẻ”, bà Hương khẳng định.
Tiến sĩ Đoàn Hương cũng cho rằng: “Về nguyên tắc pháp luật, báo chí chỉ có quyền xuất bản thông tin đã cắt ghép sau khi có chữ ký của nhân vật. Tuy nhiên, một tờ báo đã làm trái bản quyền khi đăng tải thông tin này và buộc phải gỡ bỏ, luật sư của họ cũng đã gửi lời xin lỗi chính thức tới tôi.
Tôi hoàn toàn có thể đưa chuyện này ra tòa để bảo vệ danh dự của mình nhưng tôi không muốn làm lớn chuyện. Tuy nhiên, tôi đồng ý trả lời phỏng vấn của báo bởi tôi cho rằng, các loại rác của không gian mạng trong giai đoạn hiện nay cần phải cùng lên tiếng và loại bỏ.
Ở vị trí của tôi, tôi hoàn toàn không còn bị tác động khi bị xúc phạm về chuyên môn, kiến thức. Tuy vậy, tôi muốn lên tiếng cảnh tỉnh rằng, hiện tại trên mạng xã hội đang có quá nhiều rác thải về văn hóa.
Chỉ qua một clip cắt ghép, cư dân mạng cũng hoàn toàn có thể lăng nhục một cá nhân, dù cá nhân đó mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội. Thiết nghĩ, đã đến lúc, chúng ta cần lập văn bản pháp luật về quy chế ửng xử trên mạng xã hội để loại trừ những thông tin bừa bãi này”.
Tiến sĩ Đoàn Hương: Không thể gọi thí sinh Olympia là tài năng
Thời gian gần đây, từ khóa " Đường lên đỉnh Olympia " bất ngờ trở thành đề tài được mọi người quan tâm.
Không chỉ dừng lại ở câu chuyện về nữ MC GenZ tài năng, mọi người còn nhắc vấn đề "chảy máu chất xám". Vẫn là chuyện cũ nhưng ở trong bối cảnh khác, nhiều người còn băn khoăn, chưa tìm được câu trả lời riêng cho chính mình.
Tiến sĩ khoa học Đoàn Hương - một trong những cố vấn quen thuộc của Đường lên đỉnh Olympia. (Ảnh: VTV)
Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nữ tiến sĩ Đoàn Hương nói về vấn đề này. Cụ thể, trong đoạn clip, bà chia sẻ: " Chương trình Olympia nói thật là rất thông minh. Có một khoảng thời gian, người ta cho rằng Việt Nam đào tạo tài năng cho Úc rồi sau đó quốc gia này cho mấy học bổng của trường đại học tư nhân, khoảng 30.000 đến 50.000 USD (682 triệu đồng đến 1,1 tỉ đồng), sang đi học và ở lại. Đây không phải là tài năng, những câu hỏi trong Olympia là đã có câu trả lời có đáp án sẵn. Tài năng là khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án ".
Tiến sĩ Đoàn Hương bày tỏ quan điểm về các thí sinh của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. (Clip: H.N)
Trong bài phát biểu trước hàng trăm học sinh, nữ tiến sĩ cho rằng thí sinh bước ra từ chương trình Olympia sau đó du học tại Úc vốn chỉ là những người bình thường. Họ vào trường đại học tầm trung và chưa làm gì quá xuất sắc để được tôn vinh tại quốc gia này. Cũng như không quá nổi trội để chúng ta phải tiếc nuối nếu họ chọn ở lại nước ngoài. Như vậy, việc nói các thí sinh trong chương trình "leo núi" là tài năng xuất chúng thì khá vô lý.
Thông tin từ VTC News, tiến sĩ Đoàn Hương từng có nhiều năm gắn bó với các chương trình nổi tiếng của VTV như Đường lên đỉnh Olympia , Cafe sáng ,... Bà từng giảng dạy tại Khoa Văn và Khoa Báo chí Truyền thông (nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nữ tiến sĩ cũng phát ngôn nhiều quan điểm gây tranh cãi về mạng xã hội, thay đổi tiếng Việt hay các bộ phim nổi bật đang được giới trẻ quan tâm. Dẫu có khá nhiều quan điểm trái chiều nhưng bà vẫn khiến mọi người nể phục vì học vấn cao và góc nhìn đa chiều của mình.
Quán quân cuộc thi "leo núi" năm 2020. (Ảnh: Người Lao Động)
Quay lại với câu chuyện về "chảy máu chất xám", từ quan điểm của tiến sĩ Đoàn Hương, nhiều bạn trẻ tiếp tục nổ ra các cuộc tranh cãi kịch liệt. Người đồng tình, kẻ phản đối để bảo vệ quan điểm riêng của chính mình. Thế nhưng, phải chăng những người đứng ngoài "đánh trống" đang quá áp đặt suy nghĩ cá nhân vào danh hiệu "nhân tài xuất chúng"?
Trên thực tế, các nhà leo núi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia đều là học sinh giỏi, họ có tiềm năng để trở thành người tài. Họ tận dụng học bổng để có thể phát triển tiềm năng và tìm kiếm cơ hội để trở thành người tốt, giỏi giang hơn. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp và lựa chọn ở lại Úc, họ cũng chỉ là những công dân bình thường, phần lớn công tác trong chuyên ngành mà bản thân đã lựa chọn. Tại một số trường hợp, sinh viên tốt nghiệp trong nước còn tạo ra rất nhiều thành tích vẻ vang và mang tầm quốc tế hơn thế. Nếu vậy, không thể lấy vị trí "quán quân Đường lên đỉnh Olympia " để trở thành thước đo cho nhân tài.
Chương trình đã bước qua mốc 20 năm, được khá nhiều người yêu thích. (Ảnh: Dân Việt)
Từng chia sẻ với Zing News, một thí sinh từng bước ra từ Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 5 khẳng định rằng bất kể ai đi du học cũng đều muốn quay về nước. Tuy nhiên, họ sẽ làm được gì cho đất nước sau khi trở về lại là một vấn đề nan giải. Theo người này cho biết, dù ở lại hay về nước thì bản thân anh ta đều phải đánh đổi.
Nam quán quân cho rằng nếu về mà không làm hay đóng góp cho đất nước những điều tốt hơn thì thà rằng ở lại tích lũy thêm kiến thức, tài chính và kỹ thuật. Có thể thấy, đến các "tài năng xuất chúng" được mọi người vinh danh cũng mang định hướng riêng cho mình.
Việt Nga - một thí sinh bước ra từ cuộc thi, hiện đang làm thợ xăm hình tại Việt Nam. (Ảnh: Dân Trí)
Người Việt Nam dường như đang có tiêu chuẩn kép khi nhìn nhận chung về một vấn đề. Họ dễ dàng "vỗ ngực tự hào" khi nhiều người nước ngoài tài năng ở lại Việt Nam để làm việc vì yêu mến đất nước này. Thế nhưng, họ lại khắt khe hơn khi thấy người Việt Nam rời đất nước, sinh sống tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Mong rằng trong tương lai, dư luận sẽ có cái nhìn khách quan và bớt khắt khe với những bạn trẻ, bởi trong một chừng mực có thể chấp nhận được, họ vốn dĩ có quyền tự do lựa chọn cuộc sống của riêng mình.
Bài viết dựa trên quan điểm riêng của tác giả!
10 lời khuyên của nữ tiến sĩ Việt tại Mỹ dành cho các bạn trẻ vừa thi tốt nghiệp THPT Nhân kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nữ tiến sĩ đã có bài viết về 10 lời khuyên mang đậm trải nghiệm sâu sắc được nhiều bạn trẻ yêu thích và chia sẻ. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Nguyễn Phương Chi (Chi Nguyễn) sinh năm 1989 ở Hà Nội, hiện lập nghiệp và định cư...