Nữ Thủ tướng Thái đang “đi trên dây”?
Số phận của chính phủ Thái Lan đương nhiệm do nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra dẫn dắt hiện tại đang bị phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Quốc hội đối với một loạt những dự luật đang chờ họ thông qua, trong đó có dự luật ân xá gây tranh cãi và các dự luật khác liên quan đến kinh tế.
Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan – bà Yingluck Shinawatra
Chính phủ do Đảng Pheu Thai (Vì Người Thái) lãnh đạo đã chọn trình dự luật ân xá làm lợi cho các tù nhân và bị cáo chính trị trước khi trình các dự luật tài chính lớn khi Quốc hội Thái Lan nhóm họp vào đầu tháng tới.
Giới lãnh đạo điều hành Thái Lan chắc chắn sẽ phải tham gia vào một cuộc chiến pháp lý giằng co và gay go trong các phiên họp Quốc hội kéo dài 4 tháng và kết thúc vào tháng 11.
Trong khi đó, theo các nhà quan sát chính trị, người ta không thể bỏ qua khả năng nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck phải dùng đến biện pháp giải tán Hạ viện để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử mới nếu những dự luật do chính phủ đưa ra không nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội.
Trong khi một số quan chức và thành viên trong Đảng Pheu Thai, trong đó có bà Yingluck, kín như bưng về khả năng giải tán Hạ viện và thậm chí một số người khẳng định là không thể, thì nhiều nghị sĩ đã thực hiện chuyến thăm đến những “căn cứ” ủng hộ của mình ở các tỉnh để chuẩn bị sẵn sàng cho một tình huống như vậy.
Khi chính phủ do Đảng Pheu Thai dẫn đầu đi được một nửa chặng đường trong nhiệm kỳ 4 năm, nữ Thủ tướng Yingluck bắt đầu biến nội các của mình thành cái gọi là “nội các di động” bằng việc tổ chức các cuộc họp nội các ở các tỉnh. Tại đó, bà Yingluck cùng những quan chức của mình có thể tham vấn một cách không chính thức các cử tri của họ ở vùng nông thôn.
Trong khi lắng nghe nỗi khổ và các vấn đề của người dân vùng nông thôn, Thủ tướng Yingluck cũng báo cáo với họ về cam kết của chính phủ trong việc đem lại sự thịnh vượng về kinh tế cho đất nước, chấm dứt đói nghèo và tăng cường phúc lợi xã hội thông qua những dự luật tài chính mà chính phủ của bà trình lên Quốc hội. Những dự luật đó bao gồm đề xuất về ngân sách cho năm 2014 và khoản vay trị giá 730 tỉ USD cho việc tái xây dựng hệ thống đường sắt cũng như đưa vào sử dụng các hệ thống tàu cao tốc.
Cuộc “đấu” giữa Chính phủ và Quốc hội
Một số nhà quan sát nhận định, những cuộc họp kiểu “nội các di động” ở các khu vực khác nhau của đất nước không khác là mấy so với chiến dịch tranh cử của Đảng Pheu Thái trong một cuộc đua với Quốc hội.
Thông điệp mà các quan chức của chính phủ Thái Lan đưa ra cho người dân là những cam kết về sự thịnh vượng kinh tế và cải cách dịch vụ xã hội của đảng cầm quyền chỉ có thể được thực hiện khi Quốc hội thông qua các dự luật tài chính.
Hiến pháp Thái Lan quy định, một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày sau khi Hạ viện được giải tán.
Video đang HOT
Cụu Thượng nghị sĩ Thái Lan Panat Tassaneeyanond dự đoán, nữ Thủ tướng Yingluck có thể nhanh chóng giải tán Hạ viện nếu bất kỳ dự luật nào mà bà đưa ra bị Quốc hội gạt bỏ và sau đó sẽ là một chiến dịch sửa đổi hiến pháp nhanh chóng. Quá trình này hiện đang bị phủ bóng đen bởi những dự luật tài chính và ân xá.
“”Hạ viện Thái Lan có thể bị giải tán trong vòng vài tháng tới. Bà Yingluck sẽ không đợi cho đến cuối năm nay để giải tán Hạ viện nếu như bất kỳ dự luật nào mà chính phủ đưa ra không được thông qua”, ông Panat nhận định.
Giới lãnh đạo của Đảng Pheu Thai cầm quyền đã thực hiện một cú xoay chuyển khi đảo thứ tự ưu tiên từ các dự luật ngân sách và vốn vay – hai dự luật đã vượt qua trở ngại đầu tiên ở Hạ viện, sang dự luật ân xá. Dự luật ân xá được chinh phủ đặt vào ưu tiên đầu tiên trong chương trình nghị sự của Quốc hội nhằm “vuốt ve” các thành viên của lực lượng áo đỏ ủng hộ chính phủ còn được biết đến dưới cái tên Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống Độc tài (UFDAD).
UFDAD đã không ngừng yêu cầu chính phủ phóng thích cho những tù nhân chính trị bị cáo buộc “khủng bố” sau cuộc đàn áp của quân đội năm 2010. Cuộc đàn áp này gây ra cái chết của gần 100 người và làm 2.000 người bị thương.
Thủ lĩnh phe “áo đỏ” – ông Chatuporn Prompand gần đây đã nhắc nhở, hàng triệu người ủng hộ ông Thaksin trên khắp đất nước sẽ thất vọng, tức giận và không ủng hộ Đảng Pheu Thái trong cuộc bầu cử sắp tới nếu việc thông qua dự luật ân xá tiếp tục bị trì hoãn.
Để xoa dịu sự tức giận của những người như ông Chatuporn, Thư ký Đảng Pheu Thai – ông Poomtham Vejjachai đã công khai thông báo rằng, dự luật ân xá cho các tù nhân chính trị của phe áo đỏ phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu, trên tất cả các dự luật khác, trong chương trình nghị sự của chính phủ của bà Yingluck bất chấp sự phản đối của liên minh đối lập do Đảng Dân chủ dẫn đầu.
Theo VnMedia
Đời thê thảm của bé gái 10 tuổi bị mẹ kế sát hại
Cuộc đời của cô bé Zahra Baker là chuỗi ngày ngắn ngủi và đầy đau đớn. Bị mắc bệnh ung thư, bị mất một chân rồi bị điếc, cuối cùng, bé còn bị bà mẹ kế độc ác sát hại một cách dã man khi mới tròn 10 tuổi.
Cuộc đời đau khổ
Sáng 9/10/2010, lực lượng cứu hỏa TP.Hickory (hạt Catawba, Bắc Carolina, Mỹ) đã phải đến nhà bà Elisa Baker (52 tuổi) để xử lý một vụ hỏa hoạn xảy ra ở khu vườn phía sau nhà người phụ nữ này.
Đến 14h cùng ngày, Elisa lại hoảng hốt gọi điện cho cảnh sát báo tin con gái riêng của chồng bà ta là bé Zahra Baker (10 tuổi) đã bị mất tích. Elisa cũng nói với cảnh sát rằng rất có thể thủ phạm đã cố tình gây ra vụ hỏa hoạn nhằm đánh lạc hướng mọi người để hắn rảnh tay bắt cóc đứa trẻ.
Vụ mất tích của Zahra sau đó đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận, đặc biệt là sau khi các phương tiện truyền thông tìm hiểu và đăng tải các góc khuất trong đời tư bất hạnh của cô bé này. Theo đó, Zahra là con gái của ông Adam Baker và người vợ đầu của ông là Emily Dietrich.
Bà mẹ kế độc ác Elisa.
Sau khi sinh Zahra, bà Emily bị mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng, dẫn đến vợ chồng thường xuyên cãi cọ. Khi Zahra mới được 8 tháng tuổi, ông Adam và bà Emily đã ly hôn. Vì sức khỏe của bà Emily không tốt nên bé Zahra được giao cho cha chăm sóc.
Dù thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ nhưng Zahra vẫn rất ngoan ngoãn. Nhưng khi lên 5 tuổi, cô bé bỗng có những triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ thể và sút cân không rõ nguyên nhân. Đưa bé đến bệnh viện, gia đình mới biết Zahra đã mắc bệnh ung thư xương. Trong những ngày tiếp theo, cô bé còn bị phát hiện đã mắc thêm bệnh ung thư phổi.
Trong nỗ lực giữ lại mạng sống của sinh linh nhỏ bé này, các bác sỹ đã phải cắt bỏ một chân của Zahra để hạn chế sự phát triển của khối u. Cùng với đó, cô bé cũng liên tục phải trải qua các đợt xạ trị đau đớn. Thính lực của Zahra yếu dần, rồi điếc và phải dùng đến máy trợ thính.
Trải qua tất cả những đau đớn, bất hạnh nhưng Zahra vẫn rất vui vẻ, lạc quan, nụ cười luôn trực trên khuôn mặt xinh xắn. Đến năm 2008, bệnh tình của Zahra thuyên giảm. Cùng năm, ông bố Adam quyết định kết hôn với Elisa, người phụ nữ mà ông quen qua mạng internet. Một thời gian sau, Zahra theo cha và dì ghẻ sang Mỹ sinh sống dù cô bé vẫn muốn ở lại Úc cùng với bạn bè, người thân.
Trở lại với việc Zahra mất tích, đến ngày 27/10/2010, sau nhiều ngày huy động một lực lượng lớn gồm cả cảnh sát và các tình nguyện viên, cảnh sát đã tìm được chiếc chân giả của cô bé ở một khu rừng gần nhà.
Đến đầu tháng 11/2010, các phần thi thể của Zahra cũng lần lượt được tìm thấy tại nhiều khu rừng khác nhau, rải rác trên khắp bang Bắc Carolina.
Dựa trên kết quả khám nghiệm pháp y, cảnh sát nhận định Zahra đã thiệt mạng từ ngày 24/9/2010, tức hơn 2 tuần trước khi cô bé được cha và mẹ kế trình báo mất tích.
Đi tìm sự thật
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc Zahra mất tích, cảnh sát đã tiến hành thẩm vấn Elisa và Adam. Trong các cuộc thẩm vấn này, Elisa đã không qua được bài kiểm tra nói dối khi được hỏi những câu đơn giản như: Liệu bà ta có làm hại Zahra không, bà ta có biết ai đã hãm hại, ai đã bắt cóc con gái riêng của chồng hay không?... Ngoài ra, cảnh sát đã phát hiện vết máu của Zahra trên xe ô tô của Elisa.
Đến khi thi thể bé gái được phát hiện, nhà chức trách đã bắt tạm giam vợ chồng Elisa và Adam để điều tra về vụ việc. Trước nhiều bằng chứng không thể chối cãi, Elisa bước đầu khai nhận: Khoảng 16h ngày 24/9/2010, bà ta vào phòng và phát hiện Zahra ngất đi trên giường.
Elisa khai đã cố làm hô hấp nhân tạo cho cô bé trong vòng 20 phút nhưng không được nên đành gọi điện thông báo cho chồng. Theo lời Elisa, vì lo sợ bị buộc tội sát hại Zahra nên bà ta đã bàn với chồng đem phi tang thi thể Zahra ở nhiều nơi. Elisa khẳng định ông Adam cùng đi vứt xác Zahra với mình.
Cô bé xấu số Zahra Baker
Những lời khai này của Elisa sau đó đã bị vạch trần là dối trá vì các điều tra viên, với công nghệ ánh sáng đặc biệt, đã phát hiện 18 vết máu bắn tung tóe trên tường ở phòng của Zahra dù Elisa đã cố tình quét sơn phủ lên đó. Mẫu máu được chứng minh là của bé gái này. Các chứng cứ thu được qua khám nghiệm pháp y cũng cho thấy bé gái không hề tự chết như Elisa khai báo.
Ngoài ra, các điều tra viên phát hiện trong khoảng thời gian từ 14h đến 16h ngày 24/9, Elisa đã thực hiện nhiều cuộc gọi tại các địa điểm mà về sau đã phát hiện các phần thi thể của Zahra. Trong khi đó, tín hiệu điện thoại của Adam trong suốt thời gian này không ở gần vợ, chứng tỏ ông ta không cùng với Elisa đi phi tang thi thể con gái ở nhiều địa điểm khác nhau.
Sau 80 giờ thẩm vấn liên tục, các điều tra viên xác nhận Adam không liên quan đến cái chết của con gái và ông này sau đó đã tố cáo Elisa về việc sát hại bé Zahra. Adam nói rằng trước đó ông đã không khai báo về cái chết của con gái nhằm che giấu cho hành vi phạm tội của vợ hai.
Chân dung mẹ kế độc ác
Theo kết quả điều tra của cảnh sát, khi hẹn hò với Adam, Elisa vẫn đang sống với chồng nhưng bà ta lại nói dối với Adam rằng mình độc thân. Elisa cũng ra sức thể hiện cho Adam thấy mình là một người phụ nữ nhân hậu, tốt bụng và đặc biệt là bà ta còn hứa chăm sóc Zahra chu đáo khiến Adam xiêu lòng.
Trên thực tế, chỉ một thời gian ngắn sau khi chung sống với Zahra, Elisa đã bộc lộ bản chất ác độc. Những người hàng xóm cho biết, họ đã nhiều lần nhìn thấy Elisa đánh đập, chửi bới con riêng của chồng. Năm 2009, khi Zahra đang học lớp 4, các giáo viên tại trường học đã thấy cô bé đến trường với khuôn mặt bị đánh đến bầm dập, phần mắt tím đen lại.
Thấy vậy, nhà trường đã báo nhà chức trách. Tuy nhiên, khi các nhân viên bảo trợ đến gặp, Elisa một mực nói rằng đó là do Zahra bị ngã khi sử dụng chiếc chân giả. Ngay sau vụ việc đó, Elisa đã nộp đơn xin cho phép Zahra được theo chương trình giáo dục tại nhà vì "vấn đề sức khỏe".
Trong lúc điều tra về vụ việc, cảnh sát cũng phát hiện thêm nhiều điều bất ngờ về Elisa. Theo đó, trước khi bị bắt giữ, người phụ nữ này từng có đến... 7 đời chồng. Chỉ trong 2 năm 1997 và 1998, chị ta đã đăng ký kết hôn với 3 người đàn ông khác nhau, chung sống với mỗi người lâu nhất là được 10 tháng rồi chia tay.
Ngày 21/2/20111, Elisa đã chính thức bị truy tố về tội "Giết người". Một thời gian sau, ác phụ đồng ý nhận tội để đổi lấy việc sẽ chỉ phải nhận mức án 18 năm tù giam, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt của tội danh mà bà ta bị truy tố. Tuy nhiên, bà mẹ kế độc ác vẫn một mực từ chối tiết lộ về những tình tiết trong vụ sát hại con riêng của chồng. Cùng thời điểm đó, cảnh sát cuối cùng cũng đã tìm được phần hộp sọ của bé gái xấu số Zahra.
Đến ngày 5/3/2013, Elisa tiếp tục phải nhận thêm một bản án 10 năm tù giam vì hành vi tàng trữ và phân phối nhiều loại thuốc cấm với số lượng lớn. Nếu tính cả bản án trước đó, Elisa sẽ phải ngồi sau song sắt 28 năm để sám hối về tội ác ghê tởm của mình.
Theo Pháp luật Việt Nam
Mẹ người bị CSGT bắn lên tiếng xin lỗi công an Liên quan đến vụ CSGT bắn 2 người dân trọng thương, mới đây người mẹ của nạn nhân Ngọc đã chính thức lên tiếng xin lỗi đại úy Hoàng về hành động không đúng của con mình. Như tin đã đưa, khoảng 16h ngày 16/7, anh Lê Văn Ngọc (36 tuổi) và Tô Thế Kỷ (47 tuổi), cùng trú tại xã Quảng Thái,...