Nữ thạc sĩ 8X ‘cất bằng’ về quê trồng nông sản sạch
Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành tài nguyên – môi trường và đang có việc làm ổn định, Lê Ngọc Hiền (38 tuổi) lại quyết định về quê trồng nông sản sạch và làm du lịch trải nghiệm.
Các bạn sinh viên rất hào hứng được trải nghiệm thực tế tại vườn nông sản công nghệ cao của chị Hiền – XUÂN PHÚC
Khu vườn có tên “Peace Farm” của chị Lê Ngọc Hiền tọa lạc khóm Tân Quới Đông, P.Trường An, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long. Hôm chúng tôi đến tìm hiểu, có hơn 100 sinh viên của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM phân hiệu Vĩnh Long và Trường ĐH FPT Cần Thơ đang giao lưu, học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp và trải nghiệm thực tế tại đây.
Quyết định táo bạo
Chị Hiền cho biết sau khi học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các vườn nông sản sạch ở nhiều nơi và thu thập kiến thức từ internet, chị bàn bạc với gia đình dùng số tiền tích lũy và vốn vay tổng cộng trên 500 triệu đồng cải tạo khu vườn 1.000 m của gia đình, đầu tư nhà kín trồng dưa lưới.
“Sau khi nghiên cứu các loại nông sản, tôi quyết định trồng dưa lưới vì loại nông sản này có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Vụ đầu tiên, tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng sau 3 tháng, vườn dưa của tôi thu hoạch được hơn 3 tấn, thu về 100 triệu đồng; trừ chi phí, lợi nhuận được 50 triệu đồng”, chị Hiền nhớ lại.
Do công việc cơ quan nhiều, thời gian dành cho vườn nông sản không được bao nhiêu nên chị Hiền quyết định nghỉ việc, về nhà làm nông dân chính hiệu.
“Tôi nghỉ việc hẳn ở Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long từ đầu tháng 4.2020. Thời điểm đó là lúc khó khăn nhất của tôi vì đại dịch Covid-19, giãn cách xã hội, trong khi vườn dưa lưới đang trĩu quả. Thương lái đến mua lợi dụng dịch ép giá xuống còn một nửa. Tôi đã quyết thà bỏ chứ không bán rẻ. Lúc đó, tôi ở nhà bắt đầu sắp xếp những trái dưa lưới, chụp hình thật đẹp đưa lên trang Facebook cá nhân. Sau đó, một vài người đến tham quan, chụp ảnh rồi lan tỏa vườn dưa lưới của tôi. Dần dần, có nhiều người kéo đến tham quan và mua dưa của tôi, đó cũng là lúc kỷ lục nhất của vườn vì bán hết 5 tấn dưa trong 6 ngày, chỉ bán lẻ”, chị Hiền kể lại.
Các loại nông sản từ khu vườn của chị Hiền – ẢNH: XUÂN PHÚC
Làm nhà nông theo cách mới
Cũng từ đó, chị Hiền nảy sinh ý định biến vườn nông sản thành điểm tham quan, trải nghiệm công việc nhà nông theo cách mới. Các vụ sau, chị trồng thêm dưa leo, cà chua, cà tím, dưa hấu, bí đỏ… để tạo thêm khung cảnh cho khách hàng chụp ảnh và “check-in”. Chị còn tận dụng khoảng sân nhà làm quán nước, để khi khách đến tham quan có chỗ giải khát và thưởng thức nước ép, sinh tố các loại nông sản do tự tay mình hái.
Chị Hiền cho biết vườn nông sản của chị được xây dựng theo mô hình nông sản công nghệ cao và theo chuẩn VietGAP, tưới và bón phân theo công nghệ nhỏ giọt vào ngay gốc cây, giúp tiết kiệm chi phí. Để vận hành khu vườn 1.000 m, chỉ cần có 2 người và một bầy ong giúp thụ phấn cho cây. Từ đó, chị đầu tư thêm một nông trại ở xã Tân Hạnh (H.Long Hồ, Vĩnh Long) cũng có kết cấu như nông trại này.
Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan vườn nông sản, chị Hiền vừa giới thiệu: “Đến với Peace Farm, mọi người phải được cảm giác thoải mái, tự tay hái trái và dùng ngay tại chỗ, được trải nghiệm nông nghiệp theo cách làm mới: giảm nhân công và tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích đất. Sản phẩm ở đây được chú trọng về độ an toàn, nếu theo các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cần cách ly 7 – 10 ngày đã đạt độ an toàn, nhưng ở đây tôi cách ly trên 20 ngày để đạt độ an toàn tuyệt đối”.
Ý kiến
Tôi đến vườn nông sản sạch này để tìm tư liệu viết bài luận cuối khóa. Tôi thấy chị Hiền thực hiện marketing trực tuyến rất có hiệu quả, giúp nông sản của người dân đến được khách hàng với chi phí thấp nhất. Đây cũng là tư liệu quý để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngành marketing của mình.
Nguyễn Thị Lan Hương (Sinh viên Trường ĐH FPT)
Video đang HOT
Được tham gia buổi trải nghiệm thực tế ở nông trại, được trao đổi kinh nghiệm và cách vượt qua khó khăn trong khởi nghiệp đã giúp mình có thêm định hướng trong ngành kinh tế.
Triệu Trọng Nguyên (Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, phân hiệu Vĩnh Long)
Ngoài bán sản phẩm từ vườn, chị Hiền còn bán luôn cây giống, phân bón và hướng dẫn tận tình cách trồng, bón phân cho khách hàng có nhu cầu. Nói về dự định sắp tới, chị hào hứng cho biết sẽ phát triển, mở rộng nông trại nông sản sạch công nghệ cao theo hướng du dịch giáo dục và trải nghiệm.
Người phụ nữ Kiên Giang đầu tư 10 triệu đồng thiết kế nhà màng 30m trồng dưa lưới vì đam mê
Vì yêu thích trồng cây, lại không có nhiều thời gian chăm sóc nên chị Huỳnh Tú quyết định chi 10 triệu đồng đầu tư nhà màng cho khoảng diện tích 30m để trồng dưa lưới.
Chị Huỳnh Tú hiện đang sống cùng gia đình ở Kiên Giang. Từ nhiều năm nay, chị yêu thích trồng cây. Vì công việc khá bận rộn, cộng thêm việc chăm sóc cho gia đình mỗi ngày, không có nhiều thời gian cho niềm đam mê nên chị quyết định đầu tư 30m nhà màng vì trồng ngoài trời cần nhiều công chăm, phải phun thuốc nhiều để phòng trừ sâu bệnh hại. Hơn nữa, vườn ngoài trời có thể gặp nhiều rủi ro khiến việc thu hoạch không mang lại năng suất như mong đợi.
Sau một thời gian tìm hiểu, chị Tú đầu tư cho 30m nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt hẹn giờ kết nối wifi điện thoại, dụng cụ trồng, tất cả chi phí khoảng 10 triệu đồng.
Khâu chuẩn bị giúp chị có thể tự tin trồng cây, cũng không mất nhiều thời gian chăm sóc. Việc của chị chính là chọn lựa các giống dưa thích hợp với thời tiết cũng như sở thích của mình.
Vì thế, ngoài công việc hàng ngày, chị có thêm niềm vui bất tận chính là được ngắm nhìn những cây dưa lớn lên mỗi ngày, những quả dưa phát triển nhanh chóng, đủ thơm ngọt cho mọi người trong gia đình thưởng thức.
Khu vườn nhà màng rộng 30m2 được chị Tú trồng các loại dưa lưới.
Một góc dưa chuẩn bị cho thu hoạch.
Chị Tú đam mê trồng các loại dưa.
Chị Tú chia sẻ: "Mùa hè mình trồng dưa lưới là đúng vụ luôn, trồng dưa lưới bỏ công chăm sóc khoảng gần 3 tháng mới được ăn nên mình chú trọng chọn hạt giống tốt để khi thu hoạch, thưởng thức không hối tiếc khi bỏ bao nhiêu công sức, tâm huyết trồng".
Theo kinh nghiệm của chị, nên chọn hạt giống chất lượng phù hợp kháng bệnh tốt là khởi đầu tốt đẹp. Chị thường chọn mua giống nhập giá hơi cao nhưng chất lượng quả thì vô cùng tuyệt vời. Sau khi chọn được hạt giống, chị tiến hành ngâm hai nước sôi ba nước lạnh trong 2 - 4 tiếng để hạt ngâm đủ nước chìm xuống đáy. Ngâm hạt xong, chị vớt ra bỏ vào túi zip kín lại và cất chỗ tối 1 ngày 1 đêm, hạt sẽ nảy mầm và đem đi ươm trồng.
Vì không có nhiều thời gian nên chị chọn cách thiết kế nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng cây.
Góc vườn sai quả.
Chị trang trí cho những quả dưa chuẩn bị thu hoạch.
Với đất ươm, chị dùng 50% xơ dừa đã xử lý, 20% phân trùn quế, 30% phân dê xay. Sau khi trộn đều, chị tiếp tục pha gói thuốc ridomill 100g với 50l nước tưới ẩm túi trồng ủ 5 - 10 ngày để diệt trừ nấm bệnh lưu tồn trong giá thể trồng trước khi trồng cây con xuống. Vì tưới nhỏ giọt nên chị dùng túi trồng size 20x40.
Khi ươm cây con được 1 - 3 lá thật có thể mang ra trồng. Trước khi trồng cây con xuống thì pha Humic với nước tưới ẩm túi trồng.
Cây sau trồng 7 - 10 ngày bắt đầu bón hân để cây phát triển xanh đẹp. Chị bón phối kết hợp hữu cơ và vô cơ, luân phiên 1 tuần tưới phân hữu cơ 1 lần và 2 ngày tưới phân vô cơ. Phân hữu cơ gồm phân cá, humic và rong biển. Vô cơ chị dùng phân Hakaphos xanh 30-10-10 TE.
Khi được 1 tuần, chị phun rong biển và thuốc nấm sinh học một lần để dưỡng lá xanh đẹp. Nước tưới vẫn duy trì hàng ngày, tuy nhiên lưu ý không tưới nước lên lá cây và không tưới dưa sau 5h chiều tránh gây nấm bệnh chết cây.
Quá trình trồng cây được chị hướng dẫn tỉ mỉ với những kinh nghiệm mà mình có được.
Sau 30 ngày, cây cao đẹp. 32 ngày xuất hiện hoa cái chuẩn bị nở thu phấn. Chị tiếp tục phun canxi bo 1 lần để tăng hạt phấn và tỉ lệ đậu quả tốt nhất. 35 ngày hoa cái hoa đực nở rộ bắt đầu thụ phấn.
Chị lưu ý chỉ nên thụ phấn từ chèo lá thứ 10 - 15 để cho chất lượng quả to nhất và ngon ngọt nhất. Tuy nhiên, trước khi thụ phấn thì vặt bỏ hết tất cả chèo từ lá thứ 9 trở xuống.
Sau khi thụ phấn xong vặt bỏ hết tất cả chèo từ lá thứ 15 trở lên để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Sau thụ phấn từ 5 - 7 ngày tỉa chọn quả lần 1. Chị thường chọn quả to tròn để lại tỉa bỏ quả méo và nhỏ. Sau 7 - 10 ngày quả đã to đẹp. Giai đoạn này quả to nhanh. Chị phun canxi bo lần nữa để hạn chế nứt quả, giúp quả to tròn hơn.
Giai đoạn này chị đổi công thức phân vô cơ sang phân Hakaphos hồng 7-12-40-TE để nuôi quả. Phân hữu cơ vẫn duy trì tưới hàng tuần. Sau 35 ngày sau bón phân trứng sữa tích cực tưới để dưa thơm ngon. 38-40 ngày sau thụ phấn thì chị ngừng tưới phân vô cơ, chỉ tưới phân trứng sữa và nước. 42 ngày sau thụ phấn, chị tưới giảm 50% nước để 45 ngày thu hoạch vừa ngon ngọt thơm.
Thành quả thu được khiến nhiều người thích thú.
Ngoài dưa lưới, chị còn trồng cà chua bi.
Một góc cà chua bi trong nhà màng.
Nhờ những kinh nghiệm trong quá trình trồng trọt, chăm sóc, chị Huỳnh Tú luôn chủ động thu hoạch dưa theo đợt. Không gian sân vườn cũng luôn ngập tràn màu xanh giúp cuộc sống của chị thêm nhiều niềm vui mỗi ngày.
Nguồn ảnh: NVCC
Cô gái Kiên Giang dùng trứng và sữa cho vườn dưa vàng ươm, thu hoạch cả tạ quả Khi hoa thụ phấn cho đến lúc thu hoạch, Mỹ Tú còn tưới thêm phân trứng sữa nhằm tạo hương vị thơm ngọt cho dưa. Xã Đông Thạch, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - nơi cô gái Mỹ Tú (thuộc thế hệ 9X) sinh sống được biết tới là vùng đất bị nhiễm mặn, gây ra nhiều khó khăn cho bà con...