Nữ sinh văng tục – Kỳ 1: Ở đâu cũng nghe
Là phái yếu và là biểu tượng của dịu dàng, thùy mị, nết na, nhưng thời gian gần đây nhiều nữ sinh Hà thành khiến nhiều người thảng thốt vì nạn… văng tục. Đáng ngại hơn, nhiều nữ sinh nghiện… văng tục và xem đó là “mốt”!
Câu chuyện của nhóm bạn trẻ này tại quán nước trên phố Nhà Chung (Hà Nội) sặc mùi tục tĩu – Ảnh: Lâm Hoài
“Ê, Đ.M con Linh đến rồi kìa”; “Con mặt l. này làm đ. gì mà lâu thế, định cho bọn tao leo cây à?”; “Tổ sư chúng mày, hãm vừa nó thôi, hôm nay nhà có khách, bà mày phải rửa bát hộ bà già xong mới ra được, trách cái đ. gì”.
Đó là mẩu đối thoại kinh hoàng mà rất nhiều người xung quanh chịu đựng phát ra từ nhóm nữ sinh tuổi mới lớn khi ngồi uống nước tại quán trà chanh cạnh khu Nhà Thờ Lớn (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Mọi lúc, mọi nơi
“Ngày xưa mình nghe người khác nói tục còn đỏ mặt, thế nhưng hơn một năm nay đi cùng nhóm bạn giờ bị nhiễm lúc nào không biết”
Một lần tại ngã tư Nguyễn Du – Trần Bình Trọng (Hà Nội), khi đèn giao thông chuyển từ vàng sang đỏ, hai cô gái rất trẻ dáng dấp đài các trên chiếc xe tay ga phóng như bay phanh gấp suýt đâm sầm vào chiếc xe của một anh bạn cùng trang lứa dừng trước mặt. Thay vì lời xin lỗi thì: “Đ.c.m. mày, đèn chưa đỏ cũng dừng, thật là hãm l.” – cô gái cầm lái ném ánh mắt dè bỉu, rồi rú ga phóng thẳng, bỏ lại phía sau khuôn mặt ngượng chín của khổ chủ và vô số ánh mắt ngơ ngác kèm ngao ngán của người đi đường.
Video đang HOT
Vài năm lại đây văng tục trở thành vấn nạn nhức nhối trong đời sống của giới trẻ Hà thành, văng tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, từ khi những loại hình dịch vụ dành cho tuổi mới lớn đua nhau mọc lên như quán cà phê teen, quán trà sữa, trà chanh, rạp chiếu phim, quán trà đá trước cổng trường… nạn văng tục càng có nhiều đất sống. Nhiều bạn tự cho những nơi đó là không gian riêng của mình và cứ thế “diễn” thả cửa, bất cần xung quanh ai để ý gì.
Hằng đêm, trong mớ âm thanh ồn ào của hàng trăm, có khi lên đến cả nghìn người (trong đó trên 90% là tuổi mới lớn) tại các “thiên đường trà chanh” như Ngã Tư Sở, Cát Linh, các phố nhỏ trước Nhà Thờ Lớn, khu sân vận động Mỹ Đình…, có chỗ văng tục là thứ ký hiệu âm thanh “chủ đạo”. Chỉ cần ngồi lê la vài phút ở những nơi này thì phải hứng trọn một “cơ số” câu tục tĩu từ chính những bờ môi xinh xinh của những nữ sinh với dáng vẻ yêu kiều, xinh xắn.
Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ có những nữ sinh hư hỏng, những cô gái đanh đá… mới văng tục, thì giờ đây với học sinh giỏi, học sinh ngoan, nhiều người đầy vẻ trí thức với cặp kính cận dày cộp văng tục trở thành… “chuyện thường ngày ở huyện”. Những câu nói tục tĩu tưởng chừng chỉ xuất hiện ở đầu đường xó chợ, giờ đây hiện hữu ở cả giảng đường, rạp chiếu phim, hiệu sách…
Văng tục để… giao tiếp
Câu chuyện của không ít nhóm nữ sinh Hà Nội dù về bất cứ đề tài gì thì đi kèm thường là những cụm từ tục tĩu ghê gớm mà khi giải nghĩa ra khiến người lớn cũng phải ngượng chín mặt. Nào là “vãi l.”, “hãm l.”, “d.c.m.”, “Cái cục c.”, “đ.”… Một thứ rác ngôn ngữ nhưng nhiều nữ sinh xem việc sử dụng nó là mốt, như lời của một nữ sinh ở Q.Thanh Xuân: “Không phát ngôn như thế bị coi là lỗi thời, lạc hậu…”.
Lẽ thường, văng tục là hành xử của ai đó, một khi họ không còn kiềm chế, kiểm soát được bản thân, như khi cáu gắt, chửi mắng, xô xát, ẩu đả… Thế nhưng, giờ đây với rất nhiều nữ sinh Hà Nội, chuyện văng tục trở thành thứ ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Từ đơn giản như lời chào, hỏi han khi gặp nhau, thể hiện thân tình với bạn bè, đến trách móc, mắng yêu bạn. Rộng hơn thì nhận xét, đánh giá, bình phẩm về một ai, rồi đến than phiền, chỉ trích một người nào, hoặc chỉ là lời bàn luận về lĩnh vực nào đó như phim ảnh, thời trang hay bóng đá…, tất cả đều đi kèm những từ văng tục… đậm đà về ngữ nghĩa và dày đặc về tần suất xuất hiện.
Văng tục trở thành một phần không thể thiếu trong câu chuyện của không ít nữ sinh và được họ xem đó là chuyện bình thường. Chúng tôi nhiều lần chứng kiến nữ sinh chửi bạn như tát nước vào mặt đi kèm những câu văng tục ngay giữa nơi công cộng. Thế nhưng thay vì cáu gắt hay buồn rầu thì “nạn nhân” lại nhăn nhở cười, không hề có biểu hiện gì gọi là bị tổn thương (!).
Bao biện
Hà – nữ sinh năm nhất Trường trung cấp Bách Nghệ – nói như phân trần: “Ngày xưa mình nghe người khác nói tục còn đỏ mặt, thế nhưng hơn một năm nay đi cùng nhóm bạn giờ bị nhiễm lúc nào không biết”. Hà cho hay ban đầu là nghe, khi quen tai rồi thì cũng đệm thử vài câu, riết rồi đâm ra thấy bình thường và bây giờ thì không kiểm soát được. Ngồi với đám bạn thân, bất cứ câu nói nào của Hà cũng phải đi kèm một vài từ tục tĩu. Theo lý giải của Hà, mọi người chỉ nói cho vui tai chứ không có mục đích gì, hơn nữa vì là bạn thân nên không có gì ngại ngần, ai cũng có thể xuề xòa cho nhau.
Trong lúc đó, Giang – 18 tuổi, đang theo học lớp sư phạm tại một trường mầm non ở quận Thanh Xuân – cho hay lý do hay văng tục của mình đơn giản là để hòa nhập cùng đám bạn. “Khi đi chúng nó bàn luận rôm rả mà mình cứ ngồi im như thóc không biết “đá” vài câu thì quê lắm”, cô dạy trẻ tương lai vô tư bộc bạch.
Còn T. – nữ sinh lớp 11 Trường THPT Nhân Chính – chia sẻ mục đích văng tục của T. và nhóm bạn đơn giản chỉ là cho câu chuyện sinh động hơn hay xả stress mỗi khi việc học hành, thi cử quá căng thẳng. “Sau mỗi buổi kiểm tra, thi học kỳ, cả nhóm lại hẹn nhau tụ tập ở quán trà chanh ngồi tám đủ chuyện trên đời, việc văng tục vài câu là khó tránh khỏi”, T. nói. Tuy nhiên, theo T., chính vì vô tư văng tục, không nghĩ ngợi gì nhiều nên cả T. lẫn bạn của mình đã tự biến văng tục trở thành một thói quen xấu xí của bản thân.
Không chỉ là vấn nạn nơi công cộng, nạn văng tục của tuổi mới lớn còn trở thành cơn sốt trên mạng. Trên các diễn đàn online, nhiều nhóm bạn trẻ hào hứng lập ra những “hội văng tục”, như: “Hội những người thích nói tục”, “Hội những người chửi bậy tứ tung nhưng tôn sùng thánh thiện”, “Hội những người chửi bậy nhưng không hề mất dạy”, “Hội những người thích chửi bậy bằng tiếng Anh”, rồi có cả “Cẩm nang chửi bậy”… Thêm nữa, rất nhiều câu blast hay status “sặc mùi” tục tĩu được bạn trẻ đăng tải mỗi khi tâm trạng không tốt do bực bội ai đó, việc gì đó, thậm chí như vì kẹt xe, đường ngập hay nắng nóng…
Mới đây một nữ sinh ở phường Kim Mã (Q.Ba Đình, Hà Nội) đã khiến cư dân mạng phẫn nộ vì một… tràng chửi dài đăng trên trang cá nhân Facebook của mình. Cô bé này đã tổng sỉ vả cả bà ngoại, bố mẹ mình chỉ vì bị mắng mỏ là lười học, không chịu làm việc nhà.
Theo Tuổi Trẻ
Say khướt giữa trung tâm thành phố
Đường Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, Q1, TPHCM đang trở thành nơi ăn nhậu giữa trung tâm thành phố. Ít ai ngờ, con đường rợp bóng cây phía sau lưng Tòa án thành phố khi màn đêm buông xuống lại là nơi trình diễn những dáng điệu say xỉn của các quý ông và quý bà.
Nắng vẫn còn chói chang, nhưng từ ba giờ chiều các quán xá trên trục đường này đã "dàn binh bố trận", bàn ghế la liệt trên vỉa hè. Nhân viên của các quán và người bán hàng rong cũng đã tập trung đông đảo ở lề đường để đợi khách. Chỉ cần thấy khách trờ xe máy tới, nhân viên của quán sẽ đưa xe vào bãi giữ và chìa phiếu giữ xe.
Thực đơn ở phố nhậu đêm này gồm cả món khô và món nước. Tuy không đặc sắc nhưng nhờ lợi thế "cướp" vỉa hè và giá cả bình dân nên nhiều quý ông vẫn thích đấu tửu ở khu vực này để hưởng sự bình yên quý hiếm giữa một đô thị náo nhiệt.
Sáu giờ tối, khi những tia nắng đã tắt hẳn, những vị khách ghé đến "phố" nhậu đông dần. Nhiều chai bia được bật nắp ào ạt rồi tiếng cụng ly, tiếng trò chuyện khiến không gian vốn yên tĩnh trở nên náo nhiệt. "Ngồi ở đây, ngắm mây trời, hóng gió mát vốn là điểm hẹn của chúng tôi sau giờ làm, đến riết rồi quen, không ra tụ tập bạn bè lại thấy thiếu cái gì đó" - anh Nguyễn Văn Thành, nhân viên một công ty tại Q3 cho biết.
Không khí mỗi lúc một ồn ào, tiếng cãi lộn vì bất đồng quan điểm giữa các bàn cất lên. Một ông khách bụng phệ say quá cụng ly cái rầm làm bể cái ly, văng miểng la liệt dưới đất. Vì chiến hữu "khích tướng", ông ta tiếp tục uống rồi thản nhiên đi tới sát hàng rào của cơ quan quyền lực là tòa án để... trút bầu tâm sự.
Không chỉ có cánh mày râu nhậu say sưa mà nhiều thiếu nữ hoặc khách ngoại quốc cũng chọn phố nhậu đêm này để tụ họp. Sát cạnh bàn chúng tôi ngồi, xuất hiện một hotgirl tuổi trăng tròn. Trở ra từ toilet, cậu bạn của cô gái do quá say đã chụp cô gái... hôn lấy hôn để. Vì giữ gìn nhan sắc và chuẩn mực đạo đức mà cô gái giáng ngay cái tát vào mặt cậu bạn đi cùng. Tiếng cự cãi, chửi rủa, văng tục tuôn ra liên hồi.
Hàng rong, taxi tụ tập phục vụ khách nhậu
Quá 10 giờ đêm, thực khách tại quán đã chân nọ đá chân kia nhưng bạn nhậu của họ từ các nơi khác vẫn đổ về sau nhiều "tăng" ở các địa điểm khác. "Chơi cho say mèm rồi đi vũ trường ở phía bên kia đường luôn. Nhạc xập xình kia rồi!" - một tay dân chơi "miệt vườn", tóc nhuộm xanh đỏ nói oang oang. Sau khi tính tiền, cả nhóm "nam thanh nữ tú" này bước ra khỏi quán với những bước chân nặng trĩu vì say. "Thủ lĩnh" của nhóm chỉ kịp chụp gốc cây xanh để "alô".
Chúng tôi rời phố nhậu đêm khi đường phố đã vắng bóng người nhưng ánh đèn từ các quán vẫn thắp sáng. Với dân nhậu, thời điểm này còn là quá sớm. Lúc này, rác thừa thải từ các bàn nhậu bay tứ tung, mùi xú uế xộc lên tận mũi. Ai ngờ, một tuyến đường đẹp, khang trang của Q1 lại ngập ngụa bàn nhậu, tiếng chửi thề làm mất mỹ quan. Đề nghị cơ quan chức năng sớm chấn chỉnh.
Theo CATP
Thượng úy công an chửi bới người dân Không chỉ xưng "mày", "tao" với người đi xe máy không gương, thượng úy công an ở Hà Nội còn liên tục văng những câu chửi tục tĩu và đòi "vả vỡ mồm" người vi phạm chỉ vì dám lên tiếng đề nghị được xử phạt tại chỗ. Hai ngày qua, đoạn ghi âm công an phường vừa xử phạt vừa chửi bới...