Nữ sinh tìm việc làm thêm online, thanh niên đi ngang hỏi “có laptop không?” rồi bày cách kiếm tiền xem mà tức
Thanh niên này sau khi hỏi han đã chỉ cho cô gái cách kiếm tiền như này, hỏi sao không tức!
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh khiến hình thức học tập của hầu hết sinh viên đều phải chuyển qua trạng thái online. Những công việc làm thêm như phục vụ, thu ngân, pha chế,… thường là “cứu cánh” để sinh viên có thêm thu nhập, trang trải sinh hoạt phí cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Bởi thế giải pháp được các bạn truyền tay nhau là tìm đến các công việc làm thêm theo hình thức online.
Một nữ sinh cũng mong muốn tìm một công việc tương tự nên đã đăng đàn lên một group MXH để hỏi thăm, nhờ cộng đồng mạng giới thiệu cho mình. Một thanh niên thấy bài đăng liền vào hỏi nữ sinh có laptop không, chắc mẩm đang thăm dò liệu nữ sinh có đảm bảo phương tiện làm việc trước khi giới thiệu việc làm.
Ảnh: Internet
Ấy vậy mà sau khi đã xác nhận mình có máy tính cá nhân, cô bạn đã nhận được một đề xuất đi vào lòng người: Vậy thì bán lap đi!
Việc làm thì chẳng thấy đâu nhưng bị troll thế này không biết cô bạn có tức không cơ chứ! Còn dân mạng được phen phì cười vì màn bẻ lái quá gắt. Có lẽ sau phen này, cô nàng phải tìm đến một địa chỉ uy tín hơn để tìm việc mới được, còn hỏi dân mạng chắc sẽ còn gặp tình huống này dài dài.
Video đang HOT
Thực tế, hiện nay có rất nhiều công việc theo hình thức online mà sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm. Chẳng hạn như dịch thuật tài liệu, biên tập nội dung, quản trị – chăm sóc fanpage, nhập liệu,… đều có thể làm qua máy tính mà không cần phải đến công ty. Các công việc này hiện đang được nhiều trang tin tuyển dụng đăng tải. Nếu muốn tăng thêm thu nhập cho mình, hãy thử tìm hiểu về những công việc này nếu bạn có hứng thú nhé!
Sinh viên quan niệm khác nhau như thế nào giữa "làm thêm" và "làm thật"?
Gần đây, câu chuyện về công việc làm thêm, thái độ, trách nhiệm, tác phong của một số bạn trẻ khi đi làm đã trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi trên các hội nhóm, cộng đồng mạng xã hội.
Phóng viên Báo Dân trí ghi nhận những ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề này.
Cơ hội trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm
Diệu Linh, sinh viên năm 2, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Đối với bản thân mình, lúc còn đi học là một thời điểm tốt để các bạn trải nghiệm với công việc làm thêm. Bên cạnh những giờ học trên giảng đường, sinh viên có thể trau dồi và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc các bạn làm. Tuy nhiên, việc quyết định làm thêm không còn tùy thuộc vào mục đích và quỹ thời gian của mỗi người.
Nếu mong muốn ra trường với kết quả học tập tốt, thì các bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc học, nghiên cứu những điều mà các bạn hứng thú và hỗ trợ cho mục tiêu của bạn. Còn các bạn trẻ mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn để trở nên năng động, tự tin và có thêm nhiều kinh nghiệm có thể lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, năng lực và thời gian của bản thân".
Trong khi đó, Vũ Phương Anh, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Nếu có thể, các bạn sinh viên nên đi làm thêm. Đây là một cách để các bạn áp dụng những kiến thức được học ở lớp vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa, đi làm thêm còn giúp các bạn trẻ năng động hơn, trau dồi được kỹ năng mềm của bản thân và xây dựng được các tác phong nghiệp vụ, phục vụ cho công việc sau này và việc làm thêm sẽ giúp mỗi người có thêm thu nhập, đỡ đần được bố mẹ.
Việc làm nào cũng tốt và ý nghĩa chỉ cần đó là công việc chân chính và phù hợp với bản thân, khi làm việc, ta cảm thấy thoải mái với nó là được. Cá nhân mình luôn hướng đến những công việc đem lại nhiều kinh nghiệm và kĩ năng liên quan đến ngành nghề mình theo học. Qua đó, mình có cơ hội cọ xát, trải nghiệm nhiều hơn. Công việc làm thêm còn mang đến cho mình nhiều cơ hội để được học hỏi và làm quen với nhiều người có kinh nghiệm, tích lũy thêm kiến thức mới".
Bên cạnh học tập trên lớp, Phương Anh còn làm thêm hai công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông, marketing. Không chỉ đảm bảo được kiến thức và điểm số của mình, cô còn nhận được học bổng của trường.
Quyết định có làm thêm hay không phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu của mỗi người. Đối với một số bạn trẻ, làm thêm nhiều công việc, trải nghiệm nhiều hơn là cách mà họ tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân hay đơn giản là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Mình thích gì? Mình muốn làm gì?".
Bạn Hương Trang, sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thẳng thắn bày tỏ: "Mình đi làm thêm chủ yếu để quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Mình không quá quan trọng việc lương bổng, chỉ hy vọng sẽ tìm thấy công việc phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, vì còn là sinh viên nên mình vẫn ưu tiên việc học và cố gắng cân đối thời gian để không bị ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chúng".
Hương Trang chia sẻ thêm: "Cư xử lễ độ, lịch sự khi đi làm thêm là lễ tiết cơ bản và vô cùng cần thiết, nhưng như vậy không có nghĩa là quá khép nép và không dám thể hiện chính kiến. Trong môi trường làm việc sẽ có nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên tốt nhất là giữ thái độ lịch sự với mọi người để thể hiện sự tôn trọng".
"Làm thêm" có gì khác "làm thật"?
Khánh Giang, sinh viên năm 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: "Đi làm cũng chính là đang đi học, việc học ở đây là chúng ta đang học từ cuộc sống và thực tế công việc. Dù là làm thêm, mình vẫn luôn nghiêm túc, cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Khi đang là sinh viên, chúng ta cần biết sắp xếp công việc một cách hợp lí, cân bằng giữa việc học trên trường và việc đi làm để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cá nhân mỗi người thì các bạn sẽ có những cách lựa chọn và phân bổ khác nhau".
Khánh Giang tin rằng khi cố gắng, nỗ lực hết sức với công việc mình làm thì chắc chắn sẽ được đền đáp bằng trái ngọt.
Bày tỏ suy nghĩ về sự khác nhau giữa "làm thêm" và "làm thật", Khánh Giang nói: "Dù là đang đi làm thêm hay đi làm chính thì đó cũng là cơ hội để học hỏi và luôn phải làm việc với thái độ nghiêm túc và chỉn chu nhất. Hai loại công việc chỉ khác nhau ở chỗ hiện tại chúng ta đang là sinh viên nên cần có sự cân bằng giữa học và làm một cách hợp lí, còn khi đã ra trường và đi làm thì chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc.
Đồng thời, làm việc giờ đây là thời điểm chúng ta đưa tất cả những thứ được tích lũy thông qua quá trình làm thêm đó phục vụ cho công việc hiện tại. Giá trị mang lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và cơ hội thăng tiến của mỗi người".
Thu Thảo, sinh viên năm 3, Đại học Ngoại thương, chia sẻ: "Mình nghĩ, làm thêm và làm "thật" đều có những đặc thù riêng. Khi làm "thật" là bạn có sự ràng buộc với đối phương, thường là ký hợp đồng công việc. Như vậy tức là bạn phải có trách nhiệm với công việc mình làm. Công việc của bạn phải mang lại lợi ích, giá trị cho công ty. Công ty trả lương thưởng dựa trên doanh số, giá trị công việc mà bạn mang lại".
Thảo nói thêm: "Khi đi xin việc làm, bạn nên lễ phép và có tinh thần cầu tiến để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn xác định được vị trí và giá trị của bản thân, như thông thạo hai ngoại ngữ, tốt nghiệp loại xuất sắc, bảng thành tích học tập và kinh nghiệm hoạt động, làm việc phong phú, thì bạn có thể đàm phán với nhà tuyển dụng về những mong muốn của bản thân, như vị trí làm việc, cơ hội, lương thưởng...".
Duy Thẩm YouTuber review công nghệ nổi tiếng nhất nhì Việt Nam Duy Thẩm là ai? Duy Thẩm tên thật là Ngô Đức Duy, sinh năm 1995, sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Phúc. Anh chàng được biết đến là một YouTuber trẻ tài năng, review có tâm và được nhiều người yêu mến bởi sự hài hước. Hãy cùng tìm hiểu thông tin Duy Thẩm là ai qua bài viết dưới đây nhé!...