Nữ sinh làm xước xe ô tô, chủ xe không bắt đền tiền còn có hành động ấm lòng
Chủ xe ô tô được ca ngợi hết lời vì không những không đòi bồi thường tiền mà còn có hành động ấm lòng sau khi một nữ sinh làm xước ô tô.
Thay vì đòi bồi thường tiền, người đàn ông ở miền đông Trung Quốc đã yêu cầu nữ sinh làm thêm bài tập về nhà, sau khi cô gái đi xe đạp điện không may va phải ô tô và làm xước xe của ông này.
Chia sẻ với CCTV, người đàn ông họ Xu cho hay vào một ngày, ông đi tới chỗ đỗ xe và phát hiện bên thành xe có 2 vết xước dài kèm theo một tờ giấy nhắn cài trên kính chắn gió.
Chiếc xe đạp điện của nữ sinh lao vào xe ô tô đã tạo ra 2 vết xước dài dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
‘Xin lỗi, bác hoặc cô. Chúng cháu không may va phải xe ô tô trong lúc đi xe đạp điện. Chúng cháu thành thật xin lỗi vì đã làm xước xe. Hơn nữa, vết xước còn rất dài’, một phần nội dung trong tờ giấy nhắn viết.
‘Chúng cháu cũng bị ngã xuống đất trong lúc va phải xe. Nhưng xin đừng lo lắng, chúng cháu chỉ bị thương nhẹ. Chúng cháu thực sự không cố ý. Lần sau, chúng cháu sẽ cố gắng chú ý hơn. Chúng cháu hy vọng được tha thứ. Xin lỗi vì đã làm phiền. Chúng cháu vẫn còn là học sinh nên không có tiền. Nhưng nếu bác vẫn muốn bồi thường, chúng cháu sẽ cố hết sức đền bù thiệt hại. Bác có thể liên lạc qua QQ và WeChat’, tờ giấy viết thêm.
Sau khi ông Xu liên lạc với các nữ sinh qua WeChat, một thiếu nữ đã tiếp tục nói lời xin lỗi và hy vọng được ông Xu tha thứ.
‘Đừng lo. Tôi sẽ tha thứ cho cháu, bởi cháu đã biết tự nhận trách nhiệm. Tôi không cần cháu phải bồi thường vì đã làm xước xe. Cháu cũng bằng tuổi con của bác. Hãy cẩn thận khi đi xe đạp điện. Để bồi thường, cháu hãy đi mua thêm một quyển bài tập về làm để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra tới. Sau khi làm xong bài hãy gửi ảnh cho tôi kiểm tra’, ông Xu viết tin nhắn trao đổi với một nữ sinh.
Vào tối ngày hôm đó, nữ sinh đã gửi một số bức ảnh về việc hoàn thành 2 trang bài tập trong quyển bài tập làm thêm cho ông Xu xem.
Video đang HOT
Khi cô bé hỏi rằng liệu mình có phải gửi tất cả hình ảnh bài tập đã làm cho ông Xu để làm bằng chứng hàng ngày hay không, ông Xu đáp lại rằng ‘Tôi sẽ chỉ kiểm tra ngẫu nhiên’.
Trong cuộc phỏng vấn với CCTV, ông Xu cho hay ông cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy tờ giấy nhắn cài trên kính chắn gió, và chính nó đã giúp ông xoa dịu cơn tức giận khi phát hiện 2 vết xước dài trên xe.
Theo ông Xu, chi phí để sửa 2 vết xước trên xe ô tô là khoảng 600 nhân dân tệ (85 USD).
‘Tôi ngợi khen việc cô bé sẵn sàng nhận trách nhiệm sau khi gây lỗi, do đó tôi quyết định không yêu cầu cô bé bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, học sinh trong khu thường lái xe đạp điện đi rất nhanh, và không tuân thủ các quy định an toàn giao thông. Vì thế tôi đã đưa ra một hình phạt nhỏ với hy vọng cô bé sẽ rút được kinh nghiệm’, ông Xu nói thêm.
Câu chuyện về cách yêu cầu bồi thường vô cùng đặc biệt của ông Xu đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội Trung Quốc, và nhận về cơn mưa lời khen.
‘Like (yêu thích) cho cả 2 người’, hay ‘Người chủ xe ô tô thật phóng khoáng và tốt bụng. Hình phạt cũng vô cùng ý nghĩa’ là 2 trong số nhiều bình luận của cư dân mạng Trung Quốc.
Bà mẹ nỗ lực cả đời đồng hành cùng con đến lớp
Cách đây không lâu, câu chuyện về nữ sinh khiếm khuyết đôi chân Nguyễn Thị Thùy (17 tuổi, ở làng chài Diêm Phố, thôn Nam Vượng, xã đảo Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) và giấc mơ trở thành giáo viên của em sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến rất nhiều người xúc động.
Dù bị bệnh nhưng Thùy không chấp nhận để số phận quyết định cuộc đời mình mà luôn cố gắng học tập thật tốt, vươn lên hoàn cảnh.
Từ khi sinh ra đôi chân của Thùy đã không được lành lặn.
Và đằng sau những cố gắng khiến người đời nể phục của Thùy là bóng dáng bà Bùi Thị Tới (52 tuổi) - người mẹ tần tảo, sống hết mình vì con. Suốt 10 năm qua, bà chính là đôi chân của Thùy, luôn hỗ trợ em trên hành trình đi tìm con chữ.
Mẹ là đôi chân của Thùy trên hành trình đi tìm con chữ.
Phụ Nữ Việt Nam viết, ngay từ giây phút chào đời, Thùy đã không có một đôi chân như đứa trẻ khác. "Lúc đó, bác sĩ nói bị nhau thai quấn chân nên không thể phát triển bình thường được. Dù gia đình đã vay mượn khắp nơi đưa con đi chữa trị ngoài Hà Nội nhưng điều trị suốt 3 năm vẫn không có hy vọng nên gia đình đành bỏ cuộc", mẹ Thùy nghẹn ngào.
Kể từ đó, cả thế giới của Thùy chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường chật hẹp. Năm Thùy 6 tuổi, bà Tới đưa con gái tới trường mầm non học chữ, thế nhưng chứng kiến bạn bè trang lứa vui chơi nhảy nhót, bản thân mình lại không đứng được với đôi chân co quắp nên Thùy tủi thân, không đi học nữa.
Hàng ngày hai mẹ con đều rong ruổi trên chiếc xe đạp tới trường cách nhà 5km.
8 tuổi, bà Tới một lần nữa đưa Thùy đến lớp học tình thương của cô giáo trong làng để xin cho con học. Ở đây, bạn bè đa số đều có hoàn cảnh giống mình nên cô gái nhỏ không còn tự ti, nhanh chóng hòa nhập với mọi người. Sau 3 năm học, Thùy được cô giáo dẫn tới trường THCS Ngư Lộc xin đăng ký vào lớp 6 và được nhà trường tiếp nhận.
Dù cơ thể không lành lặn nhưng Thùy rất sáng dạ, học tốt.
Khi Thùy trở thành học sinh đặc biệt ở trường cấp 2, bà Tới hàng ngày đều đạp xe đưa đón con gái đến lớp, dù nắng oi hay mưa tầm tã vẫn miệt mài đồng hành cùng con trên hành trình tri thức. "Nhiều hôm hai mẹ con ướt sũng vì gặp trời mưa, dù vậy cháu vẫn quyết tâm không bỏ buổi học nào", người mẹ kể.
Dù nắng hay mưa, bà Tới vẫn miệt mài đưa con đi học.
Được biết, bà Tới thường nhận bóc tôm, xẻ cá thuê cho các đại lý để kiếm tiền nuôi con ăn học, còn chồng bà đã gần 60 tuổi nhưng vẫn lênh đênh trên biển đánh cá thuê. Công việc của cả 2 vợ chồng dù rất vất vả nhưng thu nhập lại bấp bênh, ốm đau vẫn phải làm việc.
Dù cơ thể khiếm khuyết nhưng cô bạn vẫn giúp mẹ việc nhà, dạy em học.
Trong kỳ thi trung học phổ thông vừa rồi, Thùy đặt 22,5 điểm nhưng lại xét tuyển học bạ vào ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Hà Nội. Nói về quyết định này, em chia sẻ: " Hồi còn bé, em từng có ước mơ sẽ trở thành cô giáo để dạy các bạn nhỏ có hoàn cảnh như mình. Tuy nhiên, khi lớn lên em nhận thấy khiếm khuyết trên cơ thể có thể thành rào cản khiến em không thể thực hiện tốt được ước mơ ấy. Vì vậy, em quyết định chọn ngành Công nghệ Thông tin để phù hợp hơn với bản thân mình. Hơn nữa, theo em tìm hiểu thì đây cũng là một ngành khá triển vọng".
Bà Tới bật khóc vì thương đứa con gái khiếm khuyết, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo cho con đi học.
Gia đình dự định khi chính thức lên Hà Nội nhập học, người mẹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng Thùy trên giảng đường, là đôi chân đi học của con trong 1, 2 tháng đầu. Lúc em đã quen với môi trường mới, bà Tới sẽ về quê để làm việc kiếm tiền chu cấp cho con. Dù rất đau lòng vì con gái sinh ra không hoàn thiện nhưng người mẹ vẫn mong ước Thùy được đi học để có tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy nên dù vất vả, cực khổ thế nào, bà vẫn luôn bên cạnh, sẵn sàng làm đôi chân cho con đi tìm tri thức.
Bà Tới đã, đang và sẽ luôn hi sinh vì con như thế.
Trước đó, dân tình cũng từng xúc động về câu chuyện người bố đơn thân 12 năm làm đôi chân đưa con đi học của 2 bố con ông Mai Ngọc Tuyết (54 tuổi, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) và anh Mai Khánh Tân (21 tuổi). Cũng giống như bà Tới, người bố này chấp nhận vất vả, phải từ bỏ nhiều thứ nhưng luôn nỗ lực để thực hiện ước mơ của con trai.
Chàng trai và hành trình 12 năm trên lưng bố đi học khiến nhiều người cảm động.
Báo Thanh Niên viết, biến cố năm 5 tuổi khiến Tân bị co quắp tay trái và 2 chân mất khả năng đi lại. Dẫu vậy, anh vẫn khát khao đi học, và bố là người đồng hành cùng Tân trên mọi nẻo đường đến trường. Từ những năm cấp 1 phải buộc con vào lưng đến tháng ngày rong ruổi trên chiếc xe máy để đi học cấp 2, cấp 3, ông Tuyết lắm lúc cõng không nổi vẫn gắng sức đưa con tới lớp. Hiện, Tân đã là sinh viên đại học, có thể đi lại bằng nạng nhưng người bố vẫn luôn ở bên và sẵn sàng giúp đỡ con thực hiện ước mơ của mình.
Đã có lúc tưởng chừng không gắng gượng nổi nhưng ông Tuyết vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ đến trường của con.
Táo tợn cướp điện thoại ở cổng trường và hành động của nữ sinh khiến dân mạng tranh cãi Đoạn clip do camera giám sát tại cổng một trường học ở TP Hồ Chí Minh ghi lại hình ảnh một vụ cướp điện thoại của nữ sinh đang lan truyền trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Theo các clip, vào lúc 15h41' ngày 21/9/2022, tại khu vực cổng trường THPT Bà Điểm nằm trên đường...