Nữ sinh Kim Anh cắt cổ người tình trên xe Lexus và những khát khao đã một thời nguội tắt
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ cô nữ sinh xinh đẹp Vũ Thị Kim Anh trong vụ sát hại người tình trong xe Lexus gây xôn xao dư luận hồi tháng 2-2009. Kim Anh hiện đang cải tạo tại Trại giam Phú Sơn 4 và thật sự muốn quên đi quá khứ. 14 năm tù giam với một đời người, có thể rất dài, nhưng cũng có khi rất ngắn. Kim Anh là cô gái trẻ, đang tuổi xuân sắc bị kết án vì tội giết người. Cô đã thực sự ăn năn hối cải và đang cải tạo tốt với hy vọng sẽ nhanh chóng vượt qua thời hạn cải tạo, và có thể sẽ được đặc xá để trở về làm lại cuộc đời.
Nữ sinh Kim Anh cắt cổ người tình trên xe Lexus và những khát khao đã một thời nguội tắt
Phút chốc lầm lạc
Ở các trại giam trên cả nước, có hàng trăm cô gái trẻ như Kim Anh, từng một phút lầm lỡ, gây nên trọng án, và hủy hoại tiền đồ của chính họ. Nhà văn Võ Bá Cường (quê ở Thái Bình), người đã đi thực tế và viết hầu hết các trại giam trong cả nước cho biết: “Những người trẻ lầm lạc như Kim Anh thì nhiều, nhưng cái ý chí đoạt tuyệt quá khứ, có ý làm lại cuộc đời thì không phải nhiều đâu. Tôi đã theo dõi thông tin về Kim Anh rất sát, liên tục và ngày đó, dư luận cũng quan tâm, đề cập nhiều. Tôi tin, Kim Anh với sự quyết tâm, có ý chí, sẽ có thể cải tạo tốt hơn nữa và sớm được trở lại cuộc đời. Vì đường đời của em còn rất dài”.
Kim Anh làm nữ sinh sư phạm, sắp nhận bằng cử nhân. Cô được các bạn bè nói rằng là hoa khôi khoa Hóa, một cô gái Tày năng động, hiền lành và ngay cả đến giờ cô vẫn múa rất giỏi. Cuộc đời cô nếu không có bước rẽ định mệnh và ngang trái ấy, cô sẽ có tổ ấm, sống với niềm vui và hạnh phúc chứ đâu phải chịu cảnh tù giam như bây giờ. Nhưng chuyện đã xảy ra rồi. Không thể xoay chuyển được. Cô cũng đã cải tạo được mấy năm rồi. Cách tốt nhất là hướng về ngày mai.
Lời nhắn nhủ
Kim Anh được chuyển về Trại giam Phú Sơn 4 từ tháng 5-2010. Từ đó đến nay, cô luôn nỗ lực hoàn thành mọi công việc được giao. Các tiết mục văn nghệ trong các phong trào thi đua văn nghệ của phạm nhân cô biểu diễn rất tốt, ai xem cũng phải thán phục. Một cô gái ngoại hình đẹp, múa dẻo, ánh mắt lung linh. Thời gian đầu về Phú Sơn, cô hơi ngượng vì chỗ nào cũng thấy nhắc đến mình. Sau đó, cô được học kéo sợi, làm vàng mã, tập văn nghệ và có thời gian cô đọc sách. Kim Anh nói: “Em muốn quên đi quá khứ anh ạ. Em chỉ nhớ những hình ảnh đẹp trong quãng thời gian là sinh viên thôi. Nhưng em cũng phải đấu tranh mãi đấy, em học được cách phải chấp nhận sống cuộc sống như vậy. Ở trại, mọi phong trào văn nghệ em đều tham gia, nên em xuất hiện nhiều trên báo. Những điều đó cho em niềm vui, giúp em quên đi ác mộng”.
Trong nhiều tiết mục văn nghệ, Kim Anh xuất hiện với thân hình “bốc lửa”, một khuôn mặt rạng ngời. Nhưng sau đó, chắc chắn, cô lại phải trở lại buồng giam, với những sinh hoạt phải tuân thủ quy định của trại giam, với những bức tường im lặng. Quãng thời gian trong trại Kim Anh nghĩ nhiều. Khuôn mặt thanh tú của người con gái đẹp luôn phảng phất nỗi buồn, ưu tư. Tôi hỏi: “Điều gì khiến em ân hận nhất?” Kim Anh trả lời: “Ân hận nhất là em có lỗi với cha mẹ. Cha mẹ đã cho em ăn học tử tế, hy vọng em thành người tốt. Vậy mà mọi chuyện đã xảy ra”. Nói đến đây, cô khóc. Cô cũng khóc khi nhắc đến những bạn bè cũ, những người đã không bỏ rơi cô. Ngay cả khi cô vào trại giam, họ vẫn đến thăm, động viên. Sự cảm thông với những gì cô gây ra, cho cô hiểu được giá trị của tình cảm, sự bình yên và sự tự do. Cô đã vấp sai lầm, đi vào một ngã rẽ tiêu cực, dấn thân vào một cuộc tình sóng gió. Tôi lại hỏi: “Em có lời nhắn nhủ nào cho các bạn trẻ, để đừng rơi vào cảnh lao tù như em?”. Kim Anh bảo: “Rất nhiều bạn trẻ như em, vì những phút giây nông nổi, hoặc không kìm chế được bản thân, hoặc vì những cám dỗ mà đánh mất mình. Mọi chuyện đều có nguyên do và kết cục của nó. Tương lai của em, em đã đánh mất rồi. Nhưng cần phải sửa chữa sai lầm để đi tiếp, em sẽ chôn vùi được quá khứ tội lỗi đó, xin mọi người tha thứ, chấp nhận em, để sau này em cải tạo, còn được quay về trong tình thương…”.
Tìm lại niềm tin cho cha mẹ
Nhớ lại, trong Cuộc thi viết “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” trong phạm nhân, trại viên do Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Bộ Công an phát động năm 2011 đã thu hút sự tham gia hơn 20.000 phạm nhân. Phạm nhân Vũ Thị Kim Anh viết bài tham gia cuộc thi. Bài viết của cô khá xúc động, tuy không đạt giải nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Kim Anh đã viết: “…Giờ đây, khi đã hiểu được giá trị của lao động, giá trị của cuộc sống và chứng kiến những thành công mà bạn bè đồng trang lứa đã gặt hái được, tôi thấy thật đáng xấu hổ biết bao. Nhưng cũng chính vì thế, trong tôi lại nung nấu một ý chí và quyết tâm hơn bao giờ hết. Bằng những gì mình được trải nghiệm, đặc biệt là trong môi trường này và cùng với việc trau dồi thêm vốn kiến thức ít ỏi, tôi phải bắt đầu làm lại, khẳng định lại chính mình, tìm lại niềm tin, niềm hy vọng cho cha mẹ và những người yêu thương. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Nhận sự quan tâm, giúp đỡ của cán bộ quản giáo và Ban giám thị, tôi luôn cố gắng hết sức để không phụ lòng tin mong. Tôi là một người gây ra tội lỗi, song được sự cảm hóa của các cán bộ nơi đây, tôi đã biết hướng mục đích sống của mình tới những điều tốt đẹp nhất, mong muốn được trở lại thành con người lương thiện, có ích cho xã hội.
Video đang HOT
Đó là những tấm lòng nhân hậu, bao dung, đã xóa đi khoảng cách giữa những con người thuộc về hai thế giới bên ngoài xã hội và đằng sau song sắt. Chính những tấm lòng ấy đã khơi dậy trong tôi những khát khao một thời nguội tắt. Từ sâu thẳm trái tim, tôi vẫn mang một lòng biết ơn sâu sắc.
Qua đi những ngày mưa, ta mới biết thêm yêu những ngày nắng. Cuộc sống nào cũng vậy. Khi trải qua những mất mát rồi mới giúp ta trân trọng những gì mình đang có hơn. Tôi tin rằng, cố gắng cải tạo thật tốt là con đường duy nhất giúp ta sớm được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sớm được trở về với gia đình và xã hội, mỗi chúng ta sẽ vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống, kiên cường vượt qua những khó khăn, thử thách để làm một con người lương thiện có ích cho đất nước…
Đọc những dòng này, tôi chợt nhớ đến phạm nhân Huỳnh Minh Vũ, hiện đang cải tạo trại Trại giam Thanh Phong (Thanh Hóa). Vũ có tài vẽ tranh, hát và là người có khát vọng sửa chữa lỗi làm, làm lại cuộc đời. Ngày từ những ngày nhập trại, Vũ đã khao khát tìm lại niềm tin nơi giám thị, cán bộ quả lý trại giam và gia đình. Vì thế, cậu đã dồn tất cả tâm huyết vào những bức tranh và lời hát. Vũ cũng có một bài dự thi, trong đó trang trí rất đẹp bằng những hình ảnh tươi sáng và thông điệp nhắn nhủ với các phạm nhân khác: hãy ăn năn và thức tỉnh. Cậu cũng có thông điệp cho các bạn trẻ: đừng phạm sai lầm như chúng tôi và hãy sống tốt, tuân thủ pháp luật.
Tôi tin, cũng như Kim Anh, Huỳnh Minh Vũ sẽ thực hiện được khát vọng của mình.
Theo An Ninh Thủ Đô
Gặp nữ luật sư bào chữa cho Vũ Thị Kim Anh
Chúng tôi có dịp ôn lại quá khứ với nữ luật sư bảo vệ cho bị cáo trong vụ "Nữ sinh giết người tình trên xe Lexus" từng làm rúng động dư luận 5 năm trước.
Gần 5 năm sau vụ án, cảm xúc của nữ luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga vẫn còn nguyên vẹn. Đó là khi bà đứng trước tòa để bào chữa cho nữ sinh cắt cổ người tình trên xe Lexus - Vũ Thị Kim Anh.
Luật sư đóng vai người mẹ
Tại phiên tòa ngày ấy, bà vừa là người bảo vệ thân chủ, lại phải đóng vai một bà mẹ che chở cho đứa con tội lỗi. Không ai trong gia đình Vũ Thị Kim Anh đến tòa. Họ sợ đối mặt với gia đình nạn nhân, sợ cả búa rìu dư luận. Nhìn cô nữ sinh đứng trước vành móng ngựa, đôi lần nữ luật sư bật khóc.
Bà Nga nhớ lại, đó là một ngày cuối năm 2009, giữa tiết trời mùa đông lạnh lẽo chốn công đường, lòng bà se lại, cảm xúc thương xót dâng đầy.
Vào đúng buổi sáng ngày Valentine (ngày lễ tình nhân - 14/2) năm 2009, tại một con phố ở phường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), một người đàn ông được phát hiện đã chết trong chiếc xe Lexus với vết cắt ở cổ. Nạn nhân là ông Nguyễn Tiến Chính (42 tuổi, là một doanh nhân ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Bốn ngày sau, nhiều người bất ngờ khi biết, hung thủ là cô gái mang tên Vũ Thị Kim Anh (22 tuổi), sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô nữ sinh quê Cao Bằng chính là người tình của nạn nhân. Có gia đình, con đã lớn nhưng ông Chính có quan hệ tình cảm với Kim Anh từ năm 2006.
Luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga
Theo bà Nga, bây giờ, những câu chuyện như thế chắc không quá bất ngờ với nhiều người. Nhưng cách đây hơn 4 năm, cô nữ sinh trường sư phạm sát hại người tình đáng tuổi bố mình đã làm nhiều người giật mình. Trước đó, ít người tưởng tượng được hình ảnh như thế ở một nữ sinh sư phạm. Rồi công luận chuyển từ bất ngờ đến phẫn nộ. Nhận lời bào chữa cho Kim Anh, luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga không tránh khỏi áp lực từ dư luận.
Buổi chiều không lâu sau khi án mạng xảy ra, một phụ nữ trung niên với vẻ mặt đờ đẫn tìm đến Văn phòng Luật sư Hằng Nga trên phố Kim Mã. Trong một số lần đi công tác Cao Bằng, qua người quen giới thiệu, luật sư Hằng Nga và bà Thanh (mẹ Kim Anh) biết sơ qua về nhau. Bà Thanh đi từ nhà xuống Hà Nội để thuê luật sư Hằng Nga bào chữa cho con mình.
Câu chuyện báo đài đưa tin về "cô nữ sinh giết người tình trên xe Lexus" xôn xao dư luận thời gian qua bà đều theo dõi. Nhưng bà không nghĩ đó là con bà Thanh, một phụ nữ hiền lành, yếu đuối, đang là cô giáo dạy cấp 2. Vũ Thị Kim Anh vốn là con nhà gia giáo nề nếp. Bản thân cô nữ sinh này cũng là học sinh giỏi, ngoan hiền có tiếng ở quê nhà.
Sự việc xảy đến khiến người phụ nữ mới bước vào tuổi trung niên già thêm cả chục tuổi. Vóc dáng tiều tụy cùng vẻ mặt thất thần, giọng nói của bà Thanh yếu ớt, lúc nào cũng như có cái gì chèn giữa cổ họng. Luật sư Nga thấy trong mình có sự đồng cảm với người mẹ này. Nhận lời bào chữa cho Kim Anh, bà kiêm luôn công việc của một nhà tâm lý.
Có những lần vào gặp Kim Anh trong trại tạm giam, bà ngồi cả buổi không hỏi được thông tin gì. Cô nữ sinh thì chỉ khóc. Thỉnh thoảng cô nói được vài câu tâm sự "nhớ nhà", "nhớ mẹ". Luật sư Hằng Nga đành im lặng ngồi cho hết thời gian quy định, hoặc nói đôi lời an ủi rồi ra về.
Bố mẹ Kim Anh không dám đến tòa. Cô nữ sinh khóc suốt từ khi phiên xét xử bắt đầu đến khi kết thúc. Bà có một cộng sự bên cạnh nhưng ít tham gia tranh luận. Hầu như chỉ một mình bà lên tiếng bảo vệ cho Kim Anh. Vì vậy mà giữa công đường, bà có cảm giác nhiều người phía dưới coi mình như kẻ đồng lõa.
Đứng trước tòa, đôi khi bà nghe có người gằn giọng: "Giết người độc ác như thế, còn bảo vệ làm gì?".
Luật sư Hằng Nga nhớ: "Ở tòa lúc đó, cảnh sát rất đông". Nhưng nhiệm vụ của cảnh sát là dẫn giải, bảo vệ bị cáo và đảm bảo an ninh tại tòa. Sau đó là xong. Đâu có ai bảo vệ cho mình." Ra khỏi cổng tòa, bà cảm thấy run vì sợ bên gia đình nạn nhân có người không kiềm chế được.
"Những lời bị cáo khai là sự thật. Con dao gây án bị cáo phát hiện được trên xe. Việc ông Chính túm tóc, sờ ngực sàm sỡ là có...", Kim Anh nói trong tiếng nấc tại phiên xét xử.
Không chỉ Vũ Thị Kim Anh
Nữ luật sư biết, tội lỗi của người mình nhận lời bào chữa là quá lớn. Bà cũng biết, cả xã hội đang lên án tội ác của cô nữ sinh. Nhưng theo bà, những cô gái vốn trong sáng, ngây thơ như tờ giấy trắng, xa quê hương về chốn thành đô xô bồ, nhiều cám dỗ. Trong một xã hội không có giá trị thước đo cho sự chuẩn mực, đôi khi họ bị mất phương hướng, rơi vào cạm bẫy lúc nào không hay.
Khi Kim Anh đưa ánh mắt ngó quanh để tìm một hơi ấm của người thân tại phiên tòa, bà luật sư bỗng thấy chua xót. Bà càng nhận ra rằng, Kim Anh là một trong những nạn nhân của vòng xoáy nghiệt ngã đó.
Chính tình tiết mà bên buộc tội cho rằng, "Kim Anh chỉ bị sàm sỡ một tý, đâu đến mức phải giết người", khiến bà luật sư cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Bà bảo: "Sao lại có chuyện vô lý thế được?". Khi yêu, người phụ nữ có thể tự nguyên dâng hiến tất cả. Nhưng lúc đã không còn tình cảm, một động chạm nhỏ cũng là sự sỉ nhục ghê gớm.
Rồi bà luật sư không còn chỉ bào chữa cho Kim Anh nữa. Lời bào chữa của bà tại tòa cũng là sự lên tiếng thay cho những người phụ nữ, cho những cô nữ sinh vẻ mặt ngây thơ, trong sáng ngoài kia. Họ đang vui cười đầy vẻ thánh thiện nhưng biết đâu, một lúc nào đó những tà áo trắng lại bị vấy bẩn.
Mức án 14 năm có lẽ là nhẹ nhất mà Kim Anh có thể nhận. Luật sư Hằng Nga hay một ai đó đều không thể làm hơn thế. Tội lỗi của cô nữ sinh quá rõ ràng. Luật sư Hằng Nga chỉ có thể đứng trước tòa nói thay cô gái, thay gia đình cô những lời mà họ muốn nói với dư luận. Để dư luận hiểu rằng, bản thân gia đình họ vốn là những người lương thiện.
Ít có vụ án nào mà luật sư và thân chủ có sự gắn bó như vụ án của Vũ Thị Kim Anh. Đến nay, dù vụ án đã kết thúc từ lâu nhưng bà luật sư vẫn thường xuyên giữ liên lạc với gia đình thân chủ. Luật sư Hằng Nga thấy vui khi hay tin Kim Anh đã trở thành cây văn nghệ năng nổ trong trại giam. Thỉnh thoảng, bà Thanh, mẹ Kim Anh vẫn ghé qua văn phòng thăm bà, thông báo tình hình con gái. Cô nữ sinh vẫn không quên gửi lời hỏi thăm luật sư Hằng Nga. Rồi hai người phụ nữ cùng tuổi lại ngồi tâm sự, chia sẻ nỗi lòng.
Luật sư Hằng Nga bảo, không phải chỉ mỗi Kim Anh là thân chủ mà bà có sự gần gũi. Đối với bà, khi được mời tham gia bảo vệ vụ án nào đều có ý nghĩa như nhau. Bà đã không ít lần khóc cùng thân chủ tại tòa. Từng có thân chủ phải gọi bà là người mẹ thứ hai ngày khi phiên tòa kết thúc.
Vị luật sư cho rằng, sở dĩ người ta nghĩ rằng bà có sự gắn bó với Vũ Thị Kim Anh bởi vụ án nữ sinh giết người trên xe Lexus quá chấn động. Vụ án đã khiến dư luận cả nước dõi theo. Những tình tiết nhỏ nhặt của bị cáo lẫn luật sư đều được đưa vào tầm ngắm. Nhưng luật sư Hằng Nga thừa nhận, vụ án của cô nữ sinh sư phạm ngày đó thực sự đưa lại cho bà nhiều cung bậc cảm xúc. Đến nay, sau nhiều năm nhắc lại bà vẫn không tránh khỏi những cảm giác khó tả.
Theo Khampha
"Bóng hồng" dính vòng lao lý (Kỳ 18): Nữ sinh đại học danh tiếng 'cắt cổ' người tình Trong lúc kháng cự người tình cũ đòi làm chuyện đồi bại, Kim Anh đã dùng con dao gọt hoa quả cô tìm được trên xe 'cắt cổ' người yêu. Kim Anh (giữa) rạng rỡ trong đội văn nghệ của trại giam Hẳn dư luận vẫn chưa thể quên vụ án giết người tình trên xe Lexus của nữ sinh viên trường Đại...