Nữ sinh Hà Nội đau đớn, hoảng loạn vì sẹo chi chít sau tiêm giảm béo ở spa
Giấu gia đình để đi tiêm tan mỡ giảm béo ở spa, nữ sinh 16 tuổi ở Hà Nội hoảng loạn khi phát hiện hàng tá ổ áp xe, sẹo khắp hai vùng hàm và bắp tay, bắp đùi.
Mới sang lớp 11 nhưng N.T.H nặng tới 70kg, cao 1,55m. Nữ sinh 16 tuổi luôn cảm thấy tự ti mỗi lần đến trường vì cơ thể quá béo. Sợ bị trêu đùa, miệt thị cơ thể mũm mĩm nên cô bé tuổi mới lớn luôn sống khép kín, hầu như không tham gia hoạt động nhóm, tập thể.
H. giấu bố mẹ, tìm tới một spa giảm béo. Nhân viên tư vấn giới thiệu cho nữ sinh sử dụng dịch vụ tiêm tinh chất giảm béo, cam kết không đau đớn, không mất thời gian nghỉ dưỡng và có thể lấy lại vóc dáng thon gọn…
Sau đó, H. được tiêm rất nhiều mũi tan mỡ ở vùng bắp đùi, bắp chân và hai bên góc hàm với mong muốn có một khuôn hàm thon gọn, nhỏ nhắn.
Tuy nhiên, khi chưa cảm nhận được thành quả giảm mỡ sau tiêm, toàn bộ các vùng can thiệp trên cơ thể của H. bỗng sưng nề, rồi mưng mủ. Quá đau đớn, hoảng loạn, biết không thể giấu biến chứng đang phủ khắp cơ thể, H. chia sẻ với gia đình và được đưa tới Bệnh viện Da liễu Trung ương ngay.
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương giải thích, tư vấn các phương pháp làm đẹp cho bệnh nhân. (Ảnh: Võ Thu)
Video đang HOT
ThS.BS Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng xuất hiện nhiều ổ áp xe toàn bộ hai vùng hàm và bắp tay, bắp đùi. Đặc biệt, khu vực vùng đùi tiêm chi chít như kẻ bàn cờ.
Để điều trị áp xe, thầy thuốc phải rạch, chọc và hút dẫn lưu mủ, bơm rửa vệ sinh đồng thời kết hợp dùng thuốc kháng sinh.
“Bệnh nhân đến khám muộn, các khối áp xe tại vùng bắp tay và bắp chân đều đã tự vỡ nên để lại sẹo chi chít. Các bác sĩ chỉ có thể chăm sóc để liền sẹo ở ngoài da. Áp xe tại vùng mặt may mắn chưa bị vỡ nên sau khi điều trị sẽ ổn định hơn”, BS Sơn thông tin.
Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay đơn vị này từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai biến do tiêm giảm béo. Rất nhiều trường hợp trong số này do e ngại, che giấu từng can thiệp thẩm mỹ nên chỉ vào viện khi các ổ áp xe đã vỡ, di chứng sẹo. Việc khắc phục hậu quả cho các bệnh nhân này rất khó khăn, lâu dài, tốn kém.
Ngoài hai hoạt chất có chức năng “đốt cháy” mỡ là Phosphatidylcholine và Deoxycholate thường được nhiều cơ sở thẩm mỹ, các spa sử dụng để tiêm tan mỡ, hiện nay có thêm rất nhiều loại enzyme được quảng cáo có thể giảm cân.
Các loại enzyme này gần giống enzyme của dịch mật, tụy, dạ dày tiết ra để phân hủy mỡ của cơ thể. Tuy nhiên, trên thế giới hiện chỉ có những nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa đầy đủ.
“Tới nay chưa có nghiên cứu cụ thể về liều lượng sử dụng các enzyme ra sao, tai biến như thế nào… khi tiêm nên không thể ứng dụng vào điều trị”, BS Sơn nói.
Để kiểm soát cân nặng, các chuyên gia y tế luôn khuyên người dân phải kiểm soát được năng lượng “đầu vào” bằng chế độ ăn uống và năng lượng tiêu hao bằng cách luyện tập, vận động… Tuy nhiên, nhiều người muốn “đi đường tắt” để cải thiện vóc dáng bằng các biện pháp giảm mỡ, giảm béo.
Có nhiều phương pháp giảm béo, giảm mỡ không xâm lấn trong đó có tiêm giảm mỡ, hoặc can thiệp xâm lấn như phẫu thuật tạo hình, hút mỡ …
Dù lựa chọn phương pháp nào, các thầy thuốc cũng khuyến cáo người làm đẹp cần lựa chọn những cơ sở uy tín được cấp phép, có bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo. Hơn nữa, khi thực hiện cũng cần được tư vấn cụ thể cả lợi ích và biến chứng không mong muốn, đối tượng chống chỉ định.
Đơn cử, phương pháp Mesotherapy (tiêm giảm mỡ) đưa các chất hoạt hoá mạch hay chất “đốt cháy” mỡ lại chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh mạch máu, hoặc có nhiễm trùng vùng tiêm.
Tưởng béo, đi khám mới biết mắc bệnh hiếm gặp
Ngày 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức điều trị thành công cho phụ nữ mắc chứng bệnh hiếm đa u mỡ đối xứng.
Chị L.T.N (45 tuổi, Bắc Ninh) rất chú ý đến ăn uống dinh dưỡng hợp lý, nhưng mấy năm gần đây, chị tăng cân khó kiểm soát. Các vòng ngực, bụng của chị to ra trông thấy, chị tưởng chỉ là tăng cân do không tập thể dục. Tuy nhiên gần đây vòng cổ gáy tăng lên không ngừng, chị phát hiện khối u lớn sau gáy lan ra trước cổ, lấp đầy cả góc cổ cằm.
Tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bác sĩ chẩn đoán chị N bị đa u mỡ đối xứng lan tỏa nhiều vùng cơ thể bao gồm cả cổ gáy, ngực bụng, lưng. Các khối u lan tỏa dính với nhau tạo thành 3 đến 4 vòng điển hình quanh cố gáy, ngực bắp tay, bụng vòng qua lưng trên. Nặng nhất là khối u khoảng 20x15cm nổi gồ sau gáy khiến người bệnh vướng víu, khó chịu mất thẩm mỹ. Chức năng gan của người bệnh cũng bắt đầu thay đổi, gan nhiễm mỡ, đường máu cao, huyết áp nhiều lúc cao trên bình thường.
Một bệnh nhân nữ, biểu hiện kín đáo nên khó chẩn đoán hơn. Quan sát kỹ sẽ thấy khối u mỡ lớn vùng gáy và 2 khối u mỡ đối xứng vùng lưng. (Ảnh minh họa: BVCC)
GS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, do yêu cầu thẩm mỹ và an toàn cao nên các bác sĩ thực hiện phẫu thuật bằng kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Thay vì phải rạch một đường dài 20cm ngang hoặc dọc vùng cổ gáy thì với đường mổ 3 đến 4 cm, các bác sỹ đưa camera nội soi vào trong vùng mổ, phóng to các tổ chức mạch máu thần kinh lên 6 đến 10 lần trên màn hình Full HD để bóc tách khối u một cách an toàn. Cũng nhờ kỹ thuật nội soi, các bác sĩ lại có thể lấy bớt da thừa, căng lại da cổ cũng như cố định các đường nét, góc cổ hàm tạo hiệu ứng thanh thoát và trẻ hóa cho vùng cổ (lão hóa vùng cổ là vùng khó sửa chữa nhất hiện nay trong tạo hình thẩm mỹ).
Sau mổ người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng trên vai, vùng mổ cũng không sưng không đau nhiều do ưu điểm ít gây sang chấn của kỹ thuật mổ nội soi.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà cho biết đa u mỡ đối xứng lan tỏa là bệnh hiếm gặp. Trước đây bệnh được cho là chỉ xuất hiện ở đàn ông tại các vùng ven Địa Trung hải mà không gặp ở châu Á. Bệnh biểu hiện ra ngoài bằng các khối u xếp thành vòng xung quanh người từ cổ gáy, vai thượng đòn, bắp tay, ngực bụng, lưng, bẹn, bìu ... Y văn thế giới mới ghi nhận báo cáo về 400 đến 500 ca bệnh, chủ yếu trên người đàn ông da trắng chứ hiếm khi ở châu Á.
Vùng cổ gáy 'béo' lên, người phụ nữ bất ngờ mắc bệnh lý hiếm gặp Chị L.T.N. (45 tuổi) vài năm gần đây liên tục tăng cân, vòng ngực, bụng to ra trông thấy. Tưởng rằng chỉ là tăng cân cho đến khi gần đây vùng cổ gáy của chị tăng lên không ngừng, lúc này chị mới đi khám và bất ngờ mắc bệnh lý hiếm gặp. Các bác sĩ phẫu thuật nội soi ít xâm lấn...