Nữ sinh cấp cứu vì uống ‘nước vui’ trong tiệc sinh nhật
Kết quả xét nghiệm loại ‘nước vui’ mà cô gái ở TP.HCM đã uống cho thấy có thành phần là các chất gây nghiện.
Ngày 28/2, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa tiếp nhận hai trường hợp cấp cứu vì ngộ độc chất gây nghiện. Cả hai bệnh nhân đều nhập viện vào tối qua (27/2).
Trường hợp thứ nhất là một nữ sinh viên, 23 tuổi, ngụ tại TP.HCM. Bệnh nhân được cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng sau khi uống “nước vui”.
Tối 27/2, cô gái tham dự một tiệc sinh nhật và uống một loại nước không nhãn mác. Khoảng 2 giờ sau, cô gái bị nôn ói, hôn mê, suy hô hấp. Những người còn lại không có triệu chứng bất thường.
Người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu. Các bác sĩ lập tức tiến hành đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực chống độc theo dõi. Đến sáng nay, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, tình trạng dần ổn định.
Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, kết quả xét nghiệm loại “nước vui” mà bệnh nhân uống có chứa thành phần chất kích thích như amphetamin, methamphetamin…
Video đang HOT
Cô gái trẻ cấp cứu sau khi dùng “nước vui” trong tiệc sinh nhật.
Trường hợp thứ 2 là một người đàn ông 50 tuổi, cũng nhập viện vào tối 27/2. Kể với bác sĩ, người này cho biết bạn bè rủ ông đi uống bia và ép uống thuốc kích thích.
Sau khi uống thuốc, người này có biểu hiện lừ đừ nên được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất. Kết quả xét nghiệm dương tính với amphetamin. Đến sáng nay, bệnh nhân được xuất viện.
Bác sĩ Ánh cho biết những trường hợp ngộ độc chất gây nghiện sẽ được điều trị nâng đỡ như đặt nội khí quản, thở máy. Nếu đến viện muộn, nạn nhân có thể bị ngưng hô hấp tuần hoàn, nguy kịch đến tính mạng.
Việc sử dụng các chất gây nghiện sẽ tác động đến thần kinh khiến người bệnh cảm thấy kích thích, hưng phấn, nói nhiều. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị co giật hay kích động, nghiêm trọng hơn sẽ tổn thương đa cơ quan.
“Amphetamin gây co thắt mạch máu, đặc biệt là mạch máu não (gây đột quỵ não) hoặc mạch vành (gây nhồi máu cơ tim). Do đó, bất kỳ ai cũng không nên thử các chất kích thích này dù chỉ một lần, rất nguy hiểm cho bản thân như cũng như người xung quanh”, bác sĩ Ánh nói.
Mỗi năm, Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận từ 5-7 trường hợp ngộ độc chất gây nghiện, chất kích thích, thậm chí có người cấp cứu đến 2 lần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bệnh viện cấp cứu cho người bệnh suy hô hấp vì “nước vui”.
Chàng trai 27 tuổi bị đột quỵ sau tắm
Sau tắm 10 phút, nam thanh niên thấy thị lực giảm nhẹ, khuyết tầm nhìn mắt phải, kèm tê bì mặt và nửa người, kết quả chụp cộng hưởng từ chẩn đoán bị đột quỵ.
Ngày 12/1, TS.BS Phùng Đức Lâm, Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) thông tin, đơn vị mới tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 27 tuổi bị đột quỵ não sau tắm.
Người này được đưa vào bệnh viện trong tình trạng thị lực mắt phải 8/10, soi đáy mắt và mắt trái bình thường, kèm tê bì mặt và nửa người phải. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy hình ảnh nhồi máu não mới thùy chẩm bên trái.
Các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị thuốc tiêu sợi huyết cho người bệnh. Sau khi tiêm xong thuốc tiêu sợi huyết 1 giờ, tình trạng mắt của người bệnh cải thiện 70%. Sau 3 ngày điều trị, mắt của người bệnh phục hồi hoàn toàn.
Ảnh chụp tổn thương não của người bệnh.
Đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời nhưng rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu - "thời gian vàng" để cứu sống người bệnh.
Bệnh xảy ra khi mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào não bị mất đi. Khi đó các tế bào này sẽ bị tổn thương hoặc chết, dẫn đến các triệu chứng như mất khả năng nói, di chuyển hoặc cảm nhận.
Trường hợp nam thanh niên trên với tuổi đời còn rất trẻ cùng những triệu chứng bệnh lý không rõ ràng, rất may mắn người bệnh đến bệnh viện và được phát hiện, can thiệp kịp giờ vàng tránh được những biến chứng đáng tiếc do đột quỵ gây ra.
Chuyên gia khuyến cáo, đột quỵ thường gia tăng khi trời lạnh và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Khi trời lạnh, catecholamin trong máu tăng khiến mạch máu co lại, từ đó làm tăng áp lực trong lòng mạch dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim khiến tăng tình trạng đông máu, dễ hình thành cục máu đông, tắc lòng mạch gây ra đột quỵ não, đột quỵ tim như nhồi máu cơ tim.
Để phòng tránh đột quỵ vào trời lạnh, việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Mọi người nên ngủ trong phòng kín gió, luôn giữ đủ ấm cho cơ thể, cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Vì vậy buổi sáng trước khi rời giường nên có vài động tác vận động nhẹ để làm nóng cơ thể, thích ứng với thời tiết bên ngoài, không nên xuống giường ngay khi vừa thức dậy.
Bạn cần uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh, không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện huyết áp cao, đái tháo đường cần được uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.
Cấp cứu thành công người phụ nữ bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vaccine phòng dại và uốn ván. Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine, một người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu. Ảnh BVCC Bệnh nhân là N.T.T (nữ, 40 tuổi, sinh sống tại Lâm Đồng), trước đó bệnh nhân về quê...