Nữ sinh bị bạn học chế giễu lười tắm, đến bệnh viện khám mới biết mắc bệnh
Sau khi về nhà thử mọi biện pháp như tẩy tế bào chết, thay sữa tắm nhưng không hiệu quả thì lúc này nữ sinh mới đến bệnh viện khám.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp nữ sinh viên (20 tuổi) sống tại Đài Loan. Nữ sinh được mẹ đưa đến khám trong tình trạng xuất hiện da sẫm màu, dày, ở nếp gấp sau cổ.
Nữ sinh được mẹ đưa đến khám trong tình trạng xuất hiện da sẫm màu, dày, ở nếp gấp sau cổ.
Được biết, trong giờ thể dục, nữ sinh buộc tóc cao bị bạn học nhìn thấy vùng da sẫm màu sau cổ, nghĩ rằng nữ sinh lười tắm nên bạn học đã chế giễu khiến nữ sinh vô cùng xấu hổ. Sau khi về nhà thử mọi biện pháp như tẩy tế bào chết, thay sữa tắm nhưng không hiệu quả thì lúc này nữ sinh mới đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh cho biết: “Kết quả khám cho thấy không chỉ nếp gấp sau cổ mà ngay cả vị trí nách và vùng eo đều có dấu hiệu tương tự. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gai đen, căn bệnh này do nhiều nguyên nhân bao gồm rối loạn chuyển hóa, ung thư hoặc một số loại thuốc có thể gây ra. Sau khi tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, phát hiện mức đường huyết tăng cao được xác nhận mắc bệnh tiểu đường”.
Nữ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường là ông bà nội và bố, cộng thêm thói quen nghiện đường, đồ uống luôn bỏ đường và uống 3 ly trà sữa/ngày, theo thời gian, nữ sinh xuất hiện tình trạng kháng insulin trên da, da trở nên sẫm màu và dày được gọi là bệnh gai đen.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nữ sinh đã được điều trị bằng cách kiểm soát đường huyết trong cơ thể, tiêm thuốc điều trị tăng sắc tố kết hợp với uống thuốc. Cho dù trải qua quá trình điều trị nhưng làn da của nữ sinh vẫn khó phục hồi như lúc ban đầu. Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp mắc bệnh tương tự cần thay đổi đầu tiên chính là thói quen sống của người bệnh.
Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở cổ, nách, háng và dưới bầu ngực.
Bệnh thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh này sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh gai đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng, như dạ dày hoặc gan.
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai đen gồm:
Kháng insulin. Hầu hết những người có bệnh này cũng sẽ đề kháng với insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rối loạn nội tiết. Bệnh này thường xảy ra ở những người có các rối loạn như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
Một số loại thuốc và chất bổ sung. Niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và các thuốc corticosteroid khác có thể gây ra bệnh này.
Ung thư. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện do u lympho hoặc khi khối u ung thư bắt đầu phát triển trong một cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày, ruột kết hoặc gan.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gai đen:
Những thay đổi về da là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Bạn sẽ nhận thấy da sẫm màu, dày, mịn ở những khu vực nếp gấp – thường là ở nách, háng và sau cổ. Những thay đổi về da thường xuất hiện chậm. Da bị ảnh hưởng cũng có thể có mùi hoặc ngứa.
Những phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh gai đen?
Nếu bệnh liên quan đến béo phì, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng insulin và phòng ngừa bệnh.
Bạn cũng nên điều trị các tình trạng sức khỏe có liên quan đến bệnh (như suy giáp) và tránh các loại thuốc có thể làm nặng hoặc xuất hiện bệnh (như thuốc tránh thai).
Người mắc bệnh vảy nến đối mặt với nhiều rối loạn chuyển hóa
Ngoài những tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ người mắc bệnh vảy nến còn đối mặt với nhiều rối loạn chuyển hóa. Kiểm soát sớm bệnh vảy nến là giải pháp bác sĩ khuyến cáo để tránh biến chứng.
Theo thống kê của Bệnh viện Da Liễu TPHCM, mỗi năm tại đây tiếp nhận khoảng 50.000 lượt bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị. Người bệnh đến thăm khám thường có biểu hiện trên làn da xuất hiện các mảng đỏ có vảy trắng, dày với nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến.
Bệnh vảy nến gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Những bệnh nhân bị tổn thương móng trong do vảy nến khiến móng bị ngả màu vàng đục, có chấm lỗ trên bề mặt, móng dày, dễ gãy dẫn tới mất móng. Các bệnh nhân bị vảy nến đóng ở khớp thường bị viêm khớp mạn tính biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn.
Nhiều bệnh nhân sau một thời gian tiến triển các tổn thương lan ra toàn thân gây đau, rát, khó chịu khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm với bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Đặc biệt, hiện nay bác sĩ đã phát hiện các rối loạn chuyển hóa kèm theo vảy nến như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch... Đây chính là những yếu tố nguy cơ tim mạch nguy hiểm cho người bệnh.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết vảy nến là một bệnh lý viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch, có liên quan tới gen di truyền, biểu hiện ngoài da hoặc khớp, hay cả da và khớp. Thương tổn đặc trưng là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ tróc, thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ và thân mình. Ngoài ra thương tổn cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể như móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt...
Người bị vảy nến cần thăm khám, điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm
Trong hầu hết các trường hợp, vảy nến diễn tiến lành tính, bệnh nhân có thể sống chung với bệnh mà không có ảnh hưởng đáng kể về mặt sức khỏe ngoại trừ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số bệnh kèm theo xuất hiện trước, trong hoặc sau khi khởi phát vảy nến như hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch... Do đó bệnh nhân cần được theo dõi, hỗ trợ điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Trước đây, bệnh vảy nến không có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, những giải pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân vảy nến đã mang lại nhiều khả quan. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào cho biết, khoảng 20 năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều yếu tố liên quan đến sinh bệnh học vảy nến đã được phát hiện. Từ đó, phương pháp điều trị vảy nến bằng các thuốc sinh học đã ra đời (Biologics).
Bằng cách ức chế những thành phần đặc hiệu của hệ thống miễn dịch, thuốc sinh học sẽ giảm thiểu tác động lên các tế bào của những cơ quan khác, từ đó hạn chế các tác dụng không mong muốn do vảy nến gây ra. Với những loại thuốc sinh học điều trị vảy nến như Infliximab, Adalimumab, Ustekinumab, và Secukinumab các bác sĩ đã có những chọn lựa an toàn và hiệu quả hơn cho bệnh nhân vảy nến.
Theo bác sĩ Trọng Hào, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, biết cách tự chăm sóc, tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn, tuân thủ và hợp tác tốt với bác sĩ nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Nhân Ngày Vảy nến thế giới (29/10), Bệnh viện Da Liễu sẽ tổ chức chương trình tư vấn miễn phí "Bệnh vảy nến: Kiểm soát sớm những tổn thương không chỉ ở làn da". Người tham dự có thể đăng ký qua số điện (028) 39308131 (ấn phím 148 để đăng ký). Chương trình diễn ra lúc 8 giờ 30 đến 11 giờ, ngày 25/10/2020 tại Hội trường A, lầu 2, khu A (Số 02 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP.HCM). Các bác sĩ tư vấn và chia sẻ về ảnh hưởng của bệnh vảy nến lên tim mạch và phương pháp điều trị hiện nay.
Không chủ quan điều trị bệnh gout Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng urat trong các mô của cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý về xương khớp. Đây là một trong những bệnh phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến...