Nữ sinh 14 tuổi đã có bạn trai, bị đau bụng nhập viện mới thú nhận sự thật kinh hoàng
Khi nghe tiếng con gái rên rỉ vì đau bụng lúc nửa đêm, bà mẹ đã nghĩ con đau bụng và đưa vào bệnh viện.
Với cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển và phổ cập thông tin, các y bác sĩ luôn khuyến cáo gia đình cần giáo dục giới tính và các vấn đề sinh sản sớm cho con cái để tránh những tình huống mang thai ngoài ý muốn rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống.
Mới đây, truyền thông nước Nga đưa tin về một trường hợp nữ sinh mang bầu, tự sinh con tại nhà xảy ra ở Siberia, miền nam nước Nga.
Cách đây vài ngày, nữ sinh 14 tuổi tên Anastasia bị đau bụng dữ dội giữa đêm. Khi nghe tiếng rên rỉ vì đau đớn của cô bé, mẹ đã tỉnh giấc và nghĩ rằng con gái bị đau dạ dày. Bà nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Nữ sinh 14 tuổi mang bầu mà không ai hay biết.
Tuy nhiên, khi nằm trên xe cấp cứu, Anastasia đã thú nhận với nhân viên y tế rằng mình mới sinh con. Hóa ra Anastasia đã mang thai mà bố mẹ không hề hay biết, tối ngày hôm đó, cô bé tự mình sinh con trong phòng ngủ. Vì sợ bố mẹ phát hiện ra, nữ sinh này đã cho con vào một chiếc túi nhựa và để vào tủ đông của gia đình. Lúc này mẹ vắng nhà, bố đang bận làm việc ngoài vườn nên không ai hay biết hành động kinh hoàng của cô bé.
Khi nghe lời thú nhận của Anastasia, nhân viên y tế lập tức báo để gia đình kiểm tra tủ đông, cứu bé sơ sinh nhưng không kịp. Hiện tại, Anastasia cũng đang trong tình trạng nguy kịch vì mất máu quá nhiều, nhiễm trùng khi tự sinh con và phải nằm phòng cấp cứu đặc biệt.
Cô bé tự sinh con trong phòng rồi giấu vào tủ đông khiến bé sơ sinh tử vong.
Trước đó, suốt 9 tháng cô bé mang bầu, bố mẹ không hề biết. Thậm chí khi có một người hàng xóm nghi ngờ và nói với mẹ nữ sinh này rằng thấy bụng cô bé hơi to, bà còn cho rằng chỉ là con gái béo lên.
Video đang HOT
“Tác giả” của cái thai nhanh chóng được xác nhận là một nam sinh 16 tuổi, người yêu cũ của Anastasia. Cả hai mới chia tay vào mùa hè vừa rồi.
Hiện tại, cảnh sát đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Bố em bé là một nam sinh 16 tuổi.
Những biến chứng nguy hiểm với mẹ và thai nhi khi mang bầu tuổi vị thành niên
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương), trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) có cấu tạo bộ phận sinh sản chưa hoàn thiện về chức năng. Vì vậy, mang thai ở tuổi này, sản phụ dễ gặp các nguy cơ dọa sảy, đẻ non. Làm mẹ khi quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ chết lưu hoặc sinh con thiếu cân, con suy dinh dưỡng cao.
Ngoài ra, không ít trường hợp có bất thường về bệnh lí hệ thống (do chưa tầm soát) nên không có khả năng phát hiện những nguy cơ biến chứng trong quá trình thai kỳ. Chưa kể ở độ tuổi này, kiến thức hiểu biết làm mẹ của không ít các bạn nữ còn hạn chế nên chưa biết dự phòng, không tự đánh giá được những nguy cơ có thể gây nên biến chứng cho cơ thể trong lúc mang thai.
Cũng theo bác sĩ Quang, ở độ tuổi quá trẻ, bộ khung xương châu của các cô gái trẻ chưa giãn nở như người trưởng thành gây cản trở quá trình chuyển dạ dẫn tới đẻ khó, phải chỉ định mổ. Và sản phụ có thể rách tầng sinh môn do chưa đủ độ đàn hồi.
Ngoài ra, nạo phá thai ở độ tuổi này có rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng ra máu, nhiễm trùng, thủng tử cung. Đôi khi, sản phụ “nhí” có thể bị viêm nhiễm phụ khoa gây vô sinh rất cao.
Vàng da, vàng mắt: Không chỉ là dấu hiệu của bệnh gan
Có nhiều nguyên nhân gây vàng da, trong đó thường gặp nhất là các bệnh lý về gan. Tuy nhiên, người dân cũng cần thận trọng với triệu chứng này, bởi đây có thể là hồi chuông cảnh báo ung thư tụy.
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.
Ung thư tuyến tụy là gì?
Tụy là một tạng thuộc hệ tiêu hóa, nằm sau phúc mạc, sát thành bụng sau, phía trước tụy được che phủ bởi dạ dày. Tụy được chia thành 3 phần chính lần lượt từ phải qua trái gồm: đầu tụy, thân tụy, đuôi tụy. Tụy có 2 chức năng chính:
- Chức năng ngoại tiết: Tiết ra men tụy đổ vào tá tràng giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Khối mô chính của tụy là mô tụy ngoại tiết, đảm nhiệm chức năng tụy ngoại tiết.
- Chức năng nội tiết: Tiết ra hormone insulin và glucagon đi thẳng vào máu để tham gia quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể. Chức năng nội tiết do các tế bào nội tiết của tụy đảm nhiệm, các tế bào này nằm xen kẽ với các nang tuyến của tụy ngoại tiết và được gọi là các tiểu đảo langerhans.
Ung thư tuyến tụy xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trong chủ mô của tuyến tụy. Tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày và phía trước cột sống. Tụy sản xuất ra dịch tiêu hoá và các hormon điều hòa lượng đường huyết trong máu. Tế bào của tụy ngoại tiết sản xuất ra dịch tiêu hoá thức ăn, còn tế bào của tụy nội tiết sản xuất insulin và một số hormones khác.
Những triệu chứng dễ bị bỏ qua của ung thư tuyến tụy
- Vàng da, vàng mắt: Ung thư gần đầu tuyến tụy có thể làm tắc đường mật, ngăn không cho mật vào đến ruột để tiêu hóa chất béo và cuối cùng ra khỏi cơ thể theo phân. Mật sẽ ứ đọng lại và gây vàng da, vàng mắt (hoàng đảm).
- Đau bụng hoặc đau lưng: Ung thư bắt đầu ở đuôi của tuyến tụy có thể tác động lên các cơ quan lân cận, gây đau. Nếu ung thư lan đến các dây thần kinh xung quanh tuyến tụy, bệnh có thể gây đau lưng.
Đặt đầu ngón tay lên bụng, ngay dưới xương ức. Sau đó, tưởng tượng ngón tay của bạn chỉ thẳng ra sau, xuyên qua cơ thể vào cột sống. Đó là vị trí phổ biến mà bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường cho biết có cảm giác đau.
Đau thường rất khó mô tả, nhưng tình trạng đau âm ỉ bên trong ở vùng này, hoặc lan ra xung quanh hai bên bụng ra đằng sau, là một manh mối và cần đi kiểm tra.
- Nước tiểu sẫm màu, phân nhờn mỡ: Nếu nước tiểu có màu sẫm (màu nâu hoặc màu rỉ sắt), đó có thể là một trong những triệu chứng ung thư tuyến tụy cần chú ý. Vì bilirubin, chất được tạo ra bởi gan và là một thành phần của dịch mật, tích tụ trong máu, nước tiểu sẽ sẫm màu. Phân nhạt màu như màu đất sét hoặc nhầy mỡ cũng có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tụy, vì chúng có thể do ung thư làm tắc đường mật.
- Đi ngoài sống phân: U gây cản trở men tụy xuống ruột non tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm người bệnh ung thư tụy bị suy kiệt rất nhanh, do vậy cần bổ sung men tụy kịp thời.
- Đái tháo đường: Đái tháo đường có thể xuất hiện đồng thời nhưng có khoảng 25% bệnh nhân ung thư tụy có khởi phát bệnh tiểu đường trước khi phát hiện ung thư tụy trong thời gian dưới 2 năm.
Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào?
Có nhiều cách thức để điều trị ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến tụy
- Hoá trị liệu và xạ trị.
Hoá trị liệu dùng thuốc hoá chất để diệt tế bào trong khối u. Xạ trị các tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ác tính. Phẫu thuật được dùng để cắt bỏ khối u hoặc điều trị các triệu chứng của ung thư tụy.
Tiên lượng của bệnh nhân ung tuỵ dù đã được tích cực điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhưng vẫn còn rất kém. Theo báo cáo của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy ngoại tiết sống sót sau chẩn đoán 1 năm chỉ khoảng 23% và sau chẩn đoán 5 năm, chỉ còn 4% bệnh nhân sống sót.
Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp Mực nướng, mực khô, râu mực... người thích ăn hải sản phải rất ghiền món này nhưng nhiều người chưa bao giờ tưởng tượng được việc để con mực trong tủ lạnh cả tuần lại có thể gây ra thảm họa lớn như vậy. Trong kỳ nghỉ thu, cậu bé 11 tuổi Tiêu Phàm ở Đông Quan (Trung Quốc) đã về quê ở...