‘Nữ quái’ mạo danh con nuôi lãnh đạo cấp cao, lừa tiền tỷ của 3 người đàn ông
Mạo danh là con nuôi của nguyên lãnh đạo cấp cao ở Quốc hội, có “anh nuôi” là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ, bị can Vũ Thị Thanh đã khiến 3 người đàn ông sập bẫy lừa, chiếm đoạt tiền tỷ của các nạn nhân.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Vũ Thị Thanh (SN 1975, ở quận Hà Đông, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, năm 2017, ông Ngô Đăng C. (SN 1962) sở hữu nhà số 8 khu Bắc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Căn nhà này trong diện giải tỏa để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp và chỉnh trang Quốc Lộ 6 qua địa phận thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo các quyết định của UBND huyện Chương Mỹ về việc thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì gia đình ông Cường được bồi thường, hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng.
Khoảng tháng 11/2021, ông C. quen biết với bà Thanh và có nói với bị can về việc đền bù, giải tỏa nêu trên. Khi đó, bà Thanh nói đền bù như thế là không thỏa đáng và hứa sẽ giúp ông C. được đền bù nhiều tiền hơn.
Để tạo lòng tin cho ông C., bà Thanh nói dối có mẹ nuôi nguyên là lãnh đạo cấp cao ở Quốc hội. Thậm chí bà Thanh còn lấy điện thoại giả vờ gọi điện thoại cho “mẹ nuôi” và được mẹ nuôi đồng ý giúp đỡ với chi phí 50 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngày hôm sau, ông C. giao tiền cho bà Thanh mà không có giấy biên nhận. Sau đó, bà Thanh tiếp tục nói dối ông C. việc mình là em nuôi của một lãnh đạo cao cấp của Chính phủ và đang làm thư ký cho vị lãnh đạo này.
Theo lời bà Thanh, người “anh nuôi” này tư vấn rằng, nếu ông C. muốn lấy tiền đền bù thì phải chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu đãi hơn, chủ doanh nghiệp phải có sim số đẹp, tài khoản ngân hàng số đẹp, điện thoại đắt tiền, còn việc làm như thế nào để Thanh lo hết.
Tin lời, ông C. tiếp tục nhiều lần đưa tiền cho bà Thanh mà không có giấy biên nhận. Đến tháng 5/2022, bà Thanh tiếp tục đưa ra thông tin gian dối về việc nhờ sự giúp đỡ của bị can mà ông C. thành chủ doanh nghiệp và được mua 1.500m2 đất ở trên Quốc Oai với giá ưu đãi.
Bà Thanh nói, mọi thủ tục mua bán đất để bà ta lo hết, ông C. chỉ việc đưa tiền. Tiếp đó, bà Thanh lấy nhiều lý do bảo ông C. đưa tiền để mua đất, đóng cho địa chính, đóng thuế… Tin lời bà Thanh, ông C. đã nhiều lần chuyển tiền cho kẻ lừa đảo.
CQĐT xác định, bị can đã chiếm đoạt của ông C. hơn 1,8 tỷ đồng và chi tiêu cá nhân hết.
Ngoài ra, trong quá trình quen biết với bà Thanh, do tin rằng bị can là con nuôi lãnh đạo cấp cao và thư ký cho một lãnh đạo cấp cao khác, có nhiều mối quan hệ rộng nên tháng 5/2022, ông C. đã giới thiệu bà Thanh cho anh trai ruột là ông Ngô Đăng L. (SN 1955, ở quận Hà Đông, Hà Nội) để nhờ vả chuyện đất đai.
Cụ thể, ông L. đang có mảnh đất thuộc khu Bãi Rừng (đất nông nghiệp) thuộc phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Nguyễn Đình T. (SN 1961, là thông gia với gia đình ông C.) cũng đang có mảnh đất dịch vụ và mảnh đất Bãi Rừng thuộc phường Đồng Mai, quận Hà Đông chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cả hai ông đều nhờ bà Thanh giúp.
“Nữ quái” đã nói dối 3 người đàn ông có thể giúp được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bị can yêu cầu các ông đưa tiền để giải quyết việc. Sau khi nhận 188 triệu đồng từ ông L. và ông T., bà Thanh không thực hiện lời hứa mà sử dụng chi tiêu hết số tiền trên.
Cáo trạng xác định, tổng số tiền mà bà Thanh chiếm đoạt được của ông C., ông T. và ông L. là hơn 2 tỷ đồng.
Quân khu 7 cảnh báo 2 chiêu trò giả danh quân đội lừa đảo
Chỉ trong 7 tháng, Cục Chính trị Quân khu 7 ghi nhận 64 vụ việc mạo danh, giả danh quân đội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cục Chính trị Quân khu 7 vừa có văn bản đề nghị Ban Tuyên giáo, Sở TT-TT và các cơ quan báo chí 9 tỉnh, thành phố trên địa bàn đóng quân phối hợp cảnh báo các phương thức, thủ đoạn mạo danh, giả danh quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đánh giá của Cục Chính trị Quân khu 7, thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong cả nước nói chung và trên địa bàn có dấu hiệu gia tăng, ngày càng hoạt động tinh vi hơn.
Nhiều cơ quan chức năng, báo chí trung ương và địa phương đã tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, phòng ngừa các phương thức, thủ đoạn lừa đảo. Tuy nhiên, từ tháng 5.2023 đến nay, trên địa bàn Quân khu 7 vẫn phát hiện 64 vụ việc giả danh, mạo danh cán bộ, nhân viên trong quân đội thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, được người dân trình báo cơ quan chức năng.
Cụ thể, có 23 vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 21 vụ ở Lâm Đồng, 6 vụ ở Tây Ninh, 6 vụ ở Bình Thuận, 4 vụ ở Bình Dương, 3 vụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu và 1 vụ ở TP.HCM. Tổng số tiền bị chiếm đoạt của 7 vụ việc hơn 1 tỉ đồng, các vụ việc còn lại được người dân cảnh giác, kịp thời phát hiện bất thường nên không bị thiệt hại.
Nguyên nhân của những vụ việc này chủ yếu do người dân thiếu cảnh giác, tin tưởng chuyển khoản đặt hàng, giao hàng khi chưa xác thực thông tin. Mặt khác, một phần vì ham lợi nhuận cao, chấp nhận giao dịch với đối tượng lạ, ứng tiền nhập các loại hàng hóa mà cửa hàng của mình không kinh doanh, dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản.
Mạo danh chỉ huy đơn vị lừa đảo người nhà chiến sĩ
Cục Chính trị Quân khu 7 nêu rõ 2 phương thức mà các đối tượng lừa đảo thường thực hiện để người dân nhận diện, cảnh giác.
Thứ nhất, đối tượng thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội (phổ biến nhất là ứng dụng Zalo và Mesenger) sử dụng hình ảnh mang mặc quân phục, hình ảnh phản ánh hoạt động thường ngày của bộ đội hoặc tự xưng là cán bộ đang công tác trong quân đội để tạo dựng niềm tin.
Sau đó, những người này chủ động liên hệ với các cơ sở kinh doanh, cơ sở nấu ăn, công ty dịch vụ, cửa hàng vật liệu xây dựng, phân bón, cây trồng của nạn nhân để đặt tiệc, đặt mua các loại sản phâm.
Kế tiếp, các đối tượng chuyển khoản trước một số tiền để đặt cọc, tạo niềm tin rồi nhờ nạn nhân ứng tiền trước mua giúp một số loại hàng hóa mà cơ sở kinh doanh của nạn nhân không có. Khi nạn nhân không tìm được nguồn hàng để cung ứng, các đối tượng tung chiêu giới thiệu nguồn hàng với lợi nhuận hấp dẫn để dụ dỗ nạn nhân, rồi yêu cầu chuyển khoản đặt cọc.
Khi nạn nhân tin tưởng, chuyển tiền cọc thì các đối tượng này cắt liên hệ, không giao hàng hoặc giao hàng hóa không đúng, có giá trị thấp hơn so với thỏa thuận để chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn thứ 2 là các đối tượng tìm hiểu hoàn cảnh gia đình có con, em đang tại ngũ. Sau đó, họ mạo danh là chỉ huy đơn vị của cán bộ, chiến sĩ liên hệ với gia đình để thông báo con, em của nạn nhân bị tai nạn hoặc vi phạm kỷ luật, cần chuyển khoản một số tiền gấp để tiến hành điều trị, khắc phục hậu quả, nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Bịa chuyện bố vợ là đại gia để lừa tiền tỷ của thiên hạ Bịa chuyện bố vợ là đại gia, bản thân mình cũng là giám đốc Công ty CP đầu tư và xây dựng Hà Nội Group, bị can Nguyễn Hải Vân đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ của người nhẹ dạ. VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hải Vân (SN 1984, ở Thanh Xuân, Hà Nội)...