Đồng Nai: Mở lại phiên tòa xử vụ ‘phù phép’ 9 ha đất công thành đất tư
TAND tỉnh Đồng Nai mở lại phiên tòa hình sự, xét xử nguyên Giám đốc Sở TN-MT cùng 12 bị cáo do có liên quan đến vụ “phù phép” 9 ha đất công thành đất tư tại dự án khu dân cư Phước Thái (TP.Biên Hòa).
Sáng 22.8, TAND tỉnh Đồng Nai mở lại phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án liên quan đến sai phạm tại dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái (gọi tắt là KDC Phước Thái, tại P.Tam Phước, TP.Biên Hòa). 13 bị cáo bị truy tố vì đã có hành vi “phù phép” 9 ha đất công thành đất tư, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 79 tỉ đồng.
Phiên tòa xét xử 13 bị cáo liên quan đến sai phạm tại dự án KDC Phước Thái. Ảnh LÊ LÂM
Phiên tòa lần này có điểm mới là bị cáo Lê Viết Hưng (66 tuổi, nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai) được chuyển tội danh từ tội “vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” mà cơ quan công tố đã truy tố trước đó, sang tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” có mức án nhẹ hơn.
Bị cáo Lê Viết Hưng, nguyên Giám đốc Sở TN – MT tỉnh Đồng Nai. Ảnh LÊ LÂM
12 bị cáo còn lại vẫn giữ nguyên tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gồm: Trương Quốc Tuấn (48 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái); Nguyễn Tấn Long (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa); Nguyễn Tấn Tài (61 tuổi, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai – chi nhánh TP.Biên Hòa); Nguyễn Tấn Vinh (62 tuổi, nguyên Trưởng phòng TN-MT TP.Biên Hòa );
Video đang HOT
Hồ Bá Minh (64 tuổi, nguyên Phó phòng TN-MT TP.Biên Hòa); Nguyễn Văn Đức (62 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND xã Tam Phước, nay là P.Tam Phước); Võ Cao Cường (44 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND P.Tam Phước); Nguyễn Anh Thương và Võ Văn Huy (cùng 41 tuổi, nguyên công chức địa chính xây dựng P.Tam Phước);
Trương Thành Giàu (46 tuổi); Nguyễn Mộng Hiền (55 tuổi) và 2 cựu chuyên viên của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh – chi nhánh TP.Biên Hòa; Nguyễn Hữu Thành (59 tuổi, em của bị cáo Nguyễn Văn Đức).
Biến đất công thành đất tư
Theo cáo trạng, khu đất gần 9 ha tại P.Tam Phước (trước đây xã Tam Phước) là đất công, thuộc quy hoạch cụm công nghiệp. Trước năm 2015, khu đất này được nhà nước giao cho một công ty may và xây dựng quản lý.
Dự án khu dân cư Phước Thái nằm ở mặt tiền Quốc lộ 51. Ảnh LÊ LÂM
Năm 2015, bị cáo Trương Quốc Tuấn xin UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch khu đất trên sang khu dân cư thương mại. Đồng thời, ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên với số tiền hơn 35 tỉ đồng, rồi nhờ Nguyễn Hữu Thành đứng tên chủ sở hữu để nhận tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi.
Mặc dù biết Thành không phải là người sử dụng gần 9 ha đất trên, không phải là đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng lãnh đạo Sở TN-MT, cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh – chi nhánh TP.Biên Hòa, lãnh đạo Phòng TN-MT TP.Biên Hòa, UBND P.Tam Phước vẫn làm hồ sơ bồi thường, hỗ trợ cho Thành, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 79 tỉ đồng.
Vụ án này được đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 21.6, nhưng sau đó HĐXX TAND tỉnh Đồng Nai đã trả hồ sơ cho Viện KSND vì cho rằng, hành vi của ông Lê Viết Hưng có dấu hiệu của tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” chứ không phải tội “vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”. Sau đó, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản đồng tình với quan điểm này nên đã thay đổi tội danh đối với bị cáo Hưng.
Cáo trạng còn thể hiện trong vụ án này có rất nhiều người liên quan nhưng không có dấu hiệu tội phạm, không có căn cứ để xử lý hình sự hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Riêng ông Võ Văn Chánh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nguyên Bí thư Thành ủy Biên Hòa thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Bằng chứng nào khiến Hoàng Văn Hưng khai có nhận chiếc cặp bí ẩn?
"Bị cáo Hưng từng là điều tra viên, được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hỏi cung, nhưng ra tòa lại nói không được hỏi cung là tráo trở, gian dối.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng cũng nói bị cáo Hưng tráo trở, dựng chuyện là có lý do, hoàn toàn đúng", đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.Tiếp tục phần tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" sáng 21/7, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm đối đáp phần bào chữa của bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cục An ninh điều tra) và luật sư của bị cáo Hưng.
Khi luận luận tội, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bị cáo Hưng có hành vi lừa đảo "chạy án" cho hai bị cáo trong vụ án này là Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) và Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) không bị xử lý hình sự, qua đó bị cáo Hưng chiếm đoạt 800.000 USD. Với hành vi phạm tội trên, bị cáo Hưng bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 19 - 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tranh luận tại phiên tòa, bị cáo Hưng không nhận tội khi cho rằng, khởi tố anh ta là tùy tiện, xem nhẹ sinh mạng người khác...
Đối đáp với bị cáo Hưng, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, trước khi khởi tố, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã phối hợp ghi lời khai của bị cáo Hưng vào đầu tháng 1/2023 nhằm cho bị cáo có cơ hội trình bày, nhưng bị cáo không nhận tội.
Sau khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị cáo Hưng ngày 11/1/2023, sau đó hỏi cung 8 lần liên tục, cho đối chất 2 lần với bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội). Các biên bản hỏi cung đều được đại diện Viện kiểm sát trình chiếu công khai tại phiên tòa.
"Bị cáo Hưng từng là điều tra viên, được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hỏi cung, nhưng ra tòa lại nói không được hỏi cung là tráo trở, gian dối. Tại tòa, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng cũng nói bị cáo Hưng tráo trở, dựng chuyện là có lý do, hoàn toàn đúng", đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Theo đại diện Viện kiểm sát, tính "tráo trở" của bị cáo Hưng còn thể hiện ở chỗ, bị cáo chỉ khai báo nhỏ giọt trước khi cơ quan điều tra đưa ra bằng chứng không thể chối cãi.
Cụ thể, bị cáo Hưng bị bắt ngày 11/1/2023 và không khai báo gì. Đến khi Cơ quan điều tra cho biết, có video nhận cặp thì bị cáo Hưng mới khai, có nhận từ bị cáo Tuấn một chiếc cặp, bên trong 4 chai rượu vang chứ không phải tiền hay USD. Ngày 26/3/2023, khi đối chất với bị cáo Tuấn, bị cáo Hưng mới thừa nhận cầm 7 bản tự khai của bị cáo Hằng mang về nhà...
Về việc bị cáo Hưng cho rằng, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn cùng bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và bị cáo Lê Hồng Sơn thống nhất khai báo theo hướng, đổ tội cho anh ta, đại diện Viện kiểm sát khẳng định: "Không có căn cứ".
Đại diện Viện kiểm sát phân tích, bị cáo Lê Hồng Sơn bị bắt ngày 8/12/2022 và giam tại B34 ở TP Hồ Chí Minh; bị cáo Nguyễn Anh Tuấn bị bắt ngày 28/12/2022 và giam tại trại B14 ở Hà Nội; bị cáo Hoàng Văn Hưng bị khởi tố ngày 11/1/2023; bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng bị khởi tố ngày 29/3/2023 và được tại ngoại.
"Thời điểm bắt khác nhau, giam tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên các bị cáo: Tuấn, Hằng và Sơn đều khai giống nhau về hành vi của bị cáo Hưng. Suốt quá điều tra, cả ba bị cáo: Tuấn, Hằng và Sơn đều không được tiếp xúc riêng với luật sư; gia đình cũng không được thăm gặp nhằm đảm bảo không lộ lọt thông tin từ bên ngoài vào nên lời khai của ba bị cáo là khách quan. Vì vậy, dùng lời khai của ba bị cáo: Tuấn, Hằng và Sơn để chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Hưng là đúng", đại diện Viện kiểm sát đối đáp.
Luật sư của Nữ Tổng Giám đốc đưa hối lộ 34 tỷ đồng bào chữa gì tại tòa? Tiếp tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", chiều 20/7, luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình) đề nghị giảm nhẹ thêm hình phạt cho bị cáo, đồng thời cho bị cáo được ủy quyền cho người nhà thực hiện các giao dịch dân...