Nữ “phù thủy” biến cục đất sét thành bát rồng, chén hoa sen, đưa gốm Bát Tràng đi khắp thế giới
Là người sinh ra tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), được thừa hưởng tinh hoa của thế hệ trước truyền lại, nữ doanh nhân Hà Thị Vinh – Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh được coi là một trong những người tiên phong mang cái “hồn”, “cốt cách” thể hiện trên những sản phẩm gốm sứ giới thiệu đến bạn bè khắp nơi trên thế giới…
Bà Hà Thị Vinh, chủ doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Quang Vinh cho biết, để giữ được nghề như ngày hôm nay, bà đã trải qua vô vàn khó khăn, có những lúc tưởng phải phá sản, đóng cửa lò gốm.
Thời kỳ bao cấp, bà Hà Thị Vinh là một trong những công nhân tay nghề khá của Xí nghiệp sứ Bát Tràng. Bà cũng là hậu duệ đời thứ 15 làm nghề gốm sứ và là một trong 19 dòng họ gốc của Bát Tràng.
Bà quan niệm: “Cục đất để nguyên thì chỉ là cục đất, nhưng nếu qua bàn tay tài hoa, khéo léo có thể trở thành sản phẩm giá trị”. Với suy nghĩ đó, bà không ngừng nâng cao tay nghề, trở thành một nữ doanh nhân thành công, đưa gốm Bát Tràng đi khắp nơi trên thế giới.
Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (trong cùng bên phải) – người được ví như “phù thuỷ” đất sét đang giới thiệu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng với đoàn cán bộ của TP Hà Nội.
Bà Vinh cho biết, năm 1989, khi Nhà nước sắp xếp cơ cấu lại việc làm, bà xin nghỉ làm tại Xí nghiệp sứ Bát Tràng rồi cùng các anh em bàn bạc thành lập tổ hợp tác sản xuất gốm sứ xuất khẩu Mỹ Hạnh, với mục tiêu làm hàng cao cấp để xuất khẩu đi nước ngoài.
Đến năm 1990, bà có đơn hàng từ Nhật Bản. Đến năm 1991 – 1992 có thêm những đơn hàng từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Các thị trường này phát triển rất nhanh. Để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, năm 1994 bà thành lập Công ty TNHH Quang Vinh.
Để mở rộng cơ sở sản xuất, năm 2001, Công ty gốm sứ Quang Vinh đã quyết định đầu tư nhà máy tại Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh).
Từ một tổ hợp với 6 thành viên ban đầu, đến nay Quang Vinh đã có 2 nhà máy sản xuất trên 700 lao động, cơ sở sản xuất tại Đông Triều đã được mở rộng trên 30.000m2.
Hiện các sản phẩm của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã có mặt ở nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường EU…
Video đang HOT
Cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đặt tại Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh) có diện tích trên 30.000 nghìn m2.
Bà Vinh là người sáng lập ra thương hiệu Quang Vinh CERAMIC, đến nay thương hiệu này đã phát triển vượt xa nhiều kỳ vọng. “Với nền kinh tế thị trường đang hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường thì thay vì bán những gì mình có, chúng tôi chuyển sang bán những gì thị trường cần” – bà Vinh chia sẻ.
Trải qua hàng chục năm tham gia thị trường xuất khẩu, bà Vinh đã đưa sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng đến với nhiều thị trường trên thế giới, tiếp cận nhiều thị trường khắt khe, khó tính. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vĩnh đã cho ra mắt hàng nghìn sản phẩm độc đáo, tinh xảo. Nhiều người vừa nhìn thấy những tác phẩm gốm độc đáo, tài hoa đó, đã không đắn đo suy nghĩ mua ngay về dùng hoặc làm quà biếu.
Để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm đến với thị trường, năm 2019, đã có 4 sản phẩm của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh được TP Hà Nội đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP 4 sao.
Trong đó, 4 sản phẩm là: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ; Bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng; Bộ bát đĩa gốm sứ chim én – hoa sen; Bộ ấm chén chim én – hoa sen.
Năm 2019, 4 sản phẩm gốm sứ của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã được TP Hà Nội đánh giá là sản phẩm OCOP 4 sao.
Ngoài là Giám đốc của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, bà Vinh còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội.
Bà Vinh tâm sự: Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước và cũng là nơi có nhiều nghệ nhân tài hoa nhất cả nước. Để quy tụ những sản phẩm tiêu biểu nhất và những nghệ nhân tài hoa nhất phải có một không gian trưng bày sản phẩm, cũng như là nơi các nghệ nhân có thể sáng tác trực tiếp.
Năm 2018, dự án “Tinh hoa làng nghề Việt Nam” đã được khởi công xây dựng, trên diện tích 3.300m2, với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên (Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh là chủ đầu tư). Đây sẽ là nơi lưu giữ, bảo tồn và giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghệ thuật của các làng nghề Việt Nam tới du khách trong nước và quốc tế.
Bà Vinh, cho biết: “Mô hình chúng tôi đang triển khai sẽ có Trung tâm giới thiệu sản phẩm của các làng nghề tiêu biểu nhất của Hà Nội, của các nghệ nhân đại diện cho các làng nghề tiêu biểu Việt Nam. Chúng tôi dự kiến mở ở đây từ 15 đến 20 làng nghề tiêu biểu Việt Nam. Trong đó có các sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu”.
“Ở đây sẽ là nơi giao lưu Hà Nội với cả nước của Chương trình mỗi làng một sản phẩm. Qua đó, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước hiểu được cái hồn cốt, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam qua ngành thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra trung tâm này kết nối đón tour du lịch vào làng Bát Tràng. Chúng tôi muốn đưa du khách vào thăm nhà các nhà nghệ nhân làng Bát Tràng rồi kể cho họ những câu chuyện làm nghề” – bà Vinh nói tiếp.
Hiện nay, các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên Thế giới, như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…
Công trình “Tinh hoa làng nghề Việt Nam” còn có 1 trại sáng tác nghệ thuật dành cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, sinh viên trường đại học mỹ thuật công nghiệp, cũng như những người yêu gốm sứ. Ở đây có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu để sáng tác sản phẩm.
“Khi dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam đi vào hoạt động, đây sẽ là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc trình diễn tay nghề, thi tay nghề giữa các nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề trong cả nước. Qua đó, bảo tồn, phát triển làng nghề, khuyến khích cấy ghép nghề cho những làng chưa có nghề, bởi đội ngũ nghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong làng nghề” – bà Vĩnh chia sẻ
“Cục đất để nguyên thì chỉ là cục đất, nhưng nếu qua bàn tay tài hoa, khéo léo có thể trở thành sản phẩm giá trị. Và, để tạo dựng được thương hiệu gốm Bát Tràng với thế giới là cả một hành trình đầy nỗ lực và không ngừng vượt khó của người làng nghề” – bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Hà Thị Vinh trải lòng.
Theo tìm hiểu của PV, dự án này hiện đang đi vào giai đoạn hoàn thiện nhưng bà Vinh đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép xây dựng để đưa vào hoạt động. Nguyên do là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác định cụ thể nguồn gốc đất gặp vướng mắc. Bà Vinh cũng cho biết, khu đất để xây dựng dự án đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài từ ngày 1/11/2001.
Gắn "sao" OCOP, tạo cú hích cho nông sản
Đông Anh (Hà Nội) được đánh giá là địa phương có tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế làng nghề với nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao.
Đây được coi là nền tảng và lợi thế để Đông Anh phát triển Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP).
Sẵn sàng chớp thời cơ
Năm 2019, huyện Đông Anh được TP.Hà Nội công nhận 20 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao (tượng gỗ Long Mã, đậu phụ sạch Dafusa), 18 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều sản phẩm của huyện Đông Anh được gắn "sao" OCOP là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, tạo "cú hích" cho những sản phẩm mới sẵn sàng tiếp cận thị trường lớn, có tính cạnh tranh cao.
Sản phẩm "Điêu khắc quả mít" của anh Đỗ Văn Cường, thôn Thiết Úng đã được TP. Hà Nội công nhận 3 sao. Ảnh: Minh Ngọc
"Để tạo động lực thúc đẩy chương trình OCOP, huyện Đông Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp... tham gia hội chợ xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối hiện đại, tạo chuỗi liên kết bền vững để góp phần nâng cao giáa trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng".
Ông Nguyễn Văn Thiềng
Để làm được điều này, trên địa bàn huyện Đông Anh đã hình thành nhiều cơ sở chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm, các làng nghề, làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát huy như bún Mạch Tràng, tương Việt Hùng, bánh chưng Liên Hà, đậu làng Chài Võng La, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng...
Nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ xuất hiện ở thôn Thiết Úng (xã Vân Hà) từ lâu đời. Qua hàng chục thế hệ, nhiều lớp nghệ nhân trẻ nối tiếp cha ông, cứ thế theo dòng chảy thời gian, đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng dần tạo được thương hiệu trên thị trường.
Năm 2019, sản phẩm "Điêu khắc quả mít" của anh Đỗ Văn Cường (thôn Thiết Úng) được TP.Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Là gia đình có truyền thống làm làm nghề điêu khắc gỗ nhiều đời nay, anh Cường cho biết: "Ở đây, gia đình nào cũng làm nghề này, mỗi người lại có những bí quyết và chuyên về mỗi dòng sản phẩm riêng. Nhờ đó nhiều gia đình đã có cuộc sống ngày một sung túc. Như cơ sở của tôi, có rất nhiều sản phẩm chạm khắc tinh xảo, giá trị cao lên tới hàng trăm triệu đồng".
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề Thiết Úng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, bao gồm các đồ dùng gia đình, đồ văn phòng, đồ thủ công mỹ nghệ. "Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề Thiết Úng không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu.
Để khẳng định chất lượng sản phẩm, cũng như tiếp cận các thị trường lớn, tiềm năng, năm 2020, cơ sở của anh Cường tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP với 2 sản phẩm "Lợn phú quý" và "Đài nến hoa sen".
Thu hút nhiều chủ thể tham gia
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, Đông Anh là địa phương đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã khảo sát, đánh giá được 233 sản phẩm của 84 chủ thể sản xuất. Đông Anh đã lựa chọn 40 sản phẩm để đánh giá, xếp hạng "sao" năm 2020.
Để thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển trong thời gian tới, ngay từ đầu năm 2020, UBND huyện Đông Anh đã quyết định xây dựng đề án phát triển nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Là năm đầu tiên có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, chị Trần Thị Thanh (chủ cơ sở sản xuất và chế biến gà tần Thiên Thanh) cho biết: "Để tiếp cận thị trường được dễ dàng cũng như mong muốn thành phố và huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tôi đã quyết định đăng ký tham gia Chương trình OCOP".
Chị Thanh cho biết, bản thân là người đam mê với nông nghiệp từ nhỏ, sau khi từ bỏ công việc tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho các trang trại, chị đã xây dựng trang trại nuôi hàng nghìn gà thịt thương phẩm và đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng khu chế biến sản phẩm đóng hộp, với 2 sản phẩm chính là cháo gà ác gạo lứt và gà ác tần thuốc bắc.
"Nếu được gắn "sao" OCOP chúng tôi sẽ có cơ hội được phân phối tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng" - chị Thanh kỳ vọng.
Trao đổi với PV NTNN, ông Nguyễn Văn Thiềng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho hay: Các chủ thể cần xây dựng hướng đi bài bản, thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu, từ đó có thể mở rộng đầu ra.
Chủ tịch Hà Nội đồng ý 1 tuần nữa gỡ cách ly thôn Hạ Lôi Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng ý với đề xuất của huyện Mê Linh gỡ bỏ phong tỏa thôn Hạ Lôi vì đến hết ngày 5/5 là đủ 28 ngày cách ly y tế. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều nay họp trực tuyến với các quận, huyện, xã, phường về tình hình và công tác chủ...