Nữ nhân viên y tế Bồ Đào Nha tử vong sau 48 giờ tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech
Các cơ quan y tế Bồ Đào Nha đang điều tra cái chết đột của một trợ lý phẫu thuật nhi khoa ở thành phố Porto. Nữ nhân viên y tế này được cho là có tình trạng “ sức khỏe hoàn hảo” khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech.
Bà Acevedo làm việc tại Khoa nhi của Viện Ung thư Bồ Đào Nha ở Porto. Ảnh: Google
Theo hãng tin RT (Nga), nữ nhân viên y tế được xác định là bà Sonia Azevedo, 41 tuổi, mẹ của hai con, làm trợ lý phẫu thuật tại Instituto Português de Oncologia (IPO), một bệnh viện ung thư ở thành phố Porto của Bồ Đào Nha.
Bà Azevedo nằm trong danh sách 538 nhân viên chăm sóc sức khỏe đầu tiên tại IPO được tiêm vaccine của hãng Pfizer BioNTech vào hôm 30/12/2020. Được biết, Azevedo vẫn ăn tối cùng gia đình vào đêm giao thừa và được phát hiện đã tử vong trên giường vào sáng hôm sau.
“Tôi muốn biết điều gì đã gây ra cái chết của con gái tôi”, cha của bà Abilio nói với tờ Orreio da Manhã của Bồ Đào Nha. Ông cho biết con gái mình là một người “tốt và hạnh phúc”, “không bao giờ uống rượu, không ăn bất kỳ đồ ăn nào đặc biệt hay khác thường”.
Bà Azevedo đã vô cùng tự hào khi là một trong những người đầu tiên được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Bà đã thay đổi ảnh đại diện Facebook của mình để khoe điều đó với mọi người: “Tôi đã được tiêm phòng COVID-19″, Azevedo ghi chú kèm một bức ảnh tự chụp khi đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Bà Sonia Acevedo đã tử vong đột ngột vào ngày đầu năm mới chỉ 48 giờ sau khi tiêm vaccine. Ảnh: Solarpix.com
“Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tất cả diễn ra nhanh chóng và không có lời giải thích nào”, cô Vania Figueosystemo, con gái của bà Azevedo nói. “Tôi không nhận thấy bất cứ điều gì khác lạ ở mẹ. Bà ấy ổn. Bà chỉ nói rằng vùng cơ thể được tiêm phòng bị đau, nhưng đó là điều bình thường.”
Bệnh viện IPO đã đưa ra tuyên bố xác nhận cái chết của bà Azevedo và bày tỏ “lời chia buồn chân thành” tới gia đình và bạn bè của bà. “Trong những trường hợp này, việc giải thích nguyên nhân tử vong sẽ theo quy trình thông thường. Việc khám nghiệm tử thi của bà Azevedo đã được lên lịch vào hôm 4/1″, bệnh viện cho biết thêm.
Bồ Đào Nha, quốc gia có dân số khoảng 10 triệu người, cho đến nay đã ghi nhận trên 427.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 7.100 ca tử vong. Sau làn sóng bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên tương đối nhẹ, các ca nhiễm tại nước này đã tăng mạnh trong làn sóng dịch bệnh thứ hai và lại tăng vọt kể từ Giáng sinh.
Cho đến nay, vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech là loại vaccine duy nhất được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp, mở đường cho Liên hợp quốc và các cơ quan y tế xuyên quốc gia khác sử dụng rộng rãi.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên gặp sự cố với vaccine COVID-19 của hãng Pifizer/BioNTech. Hôm 3/2, nhà chức trách Mexico cũng ghi nhận một trường hợp nữ bác sĩ 32 tuổi phải nhập viện sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng này. Nữ bác sĩ giấu tên đã được chuyển đến khu vực chăm sóc đặc biệt sau khi xuất hiện các triệu chứng co giật, khó thở và phát ban trên da. Chẩn đoán ban đầu cho thấy nữ bác sĩ bị viêm não tuỷ. Hiện hãng Pfizer/BioNTech chưa đưa ra bình luận trước thông tin này.
Thế giới ghi nhận trên 81,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 22h ngày 28/12 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 81.239.206 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.774.085 ca tử vong. Hiện trên thế giới vẫn còn 22.065.886 ca dương tính.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở bang Texas, Mỹ. Ảnh: The New York Times/TTXVN
Số ca nhiễm tại Mỹ đã lên tới 19.575.248 ca, trong đó có 341.149 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 10.210.536 ca nhiễm và 147.982 ca tử vong, Brazil với 7.484.285 ca nhiễm và 191.146 ca tử vong.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi có thêm nhiều nước phát hiện các ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi VUI-202012/01 đang lây lan nhanh tại Anh, trong đó có Canada, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc và mới đây nhất là Nam Phi và Sri Lanka.
Trong ngày 28/12, Thái Lan thông báo ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 đầu tiên trong gần 2 tháng trở lại đây, đồng thời ban bố các biện pháp hạn chế các hoạt động giải trí tại thủ đô Bangkok trong nỗ lực kiểm soát đợt bùng phát dịch bệnh mới hiện đã lan ra hơn một nửa trong tổng số tỉnh thành trên cả nước.
Hội đồng An ninh Quốc gia Malaysia (NSC) cùng ngày đã quyết định kéo dài Lệnh hạn đi lại có điều kiện (CMCO) đến hết ngày 14/1/2021 tại Kuala Lumpur, Selangor, Sabah và một số địa phương thuộc các bang khác. Quyết định trên được đưa ra sau khi Selangor và Kuala Lumpur ghi nhận hơn 43.000 ca mắc COVID-19 trong 2 tuần từ ngày 14 đến 27/12. Ngoài Selangor và Kuala Lumpur, CMCO cũng được kéo dài tại bang Sabah và một số địa phương như Tây Nam Mukim 12 và Đông Bắc Mukim 13 thuộc bang Penang; Seremban thuộc Negeri Sembilan; Johor Bahru và Batu Pahat thuộc bang Johor. Trong ngày 28/12, Malaysia thông báo ghi nhận 1.594 ca mắc COVID-19.
Trái với Malaysia, ngày 28/12, Sri Lanka đã đón những du khách đầu tiên sau 9 tháng đóng cửa chống sự lây lan của dịch COVID-19. Mặc dù vẫn đóng cửa biên giới với hầu hết các nước, nhưng ngoài một số chuyến bay đón công dân hồi hương, Sri Lanka vẫn mở cửa cho một số chặng bay được giới chức nước này cho phép. Chuyến bay với 185 hành khách đến từ Ukraine đã được phép hạ cánh tại một sân bay nhỏ ở phía Nam Columbo, thành phố vẫn đang bị áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.
Giới chức Sri Lanka hy vọng những chuyến bay từ Ukraine sẽ mang những du khách đầu tiên trong hàng nghìn người nước ngoài tới du lịch tại đảo quốc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, đặc biệt là ngành "công nghiệp không khói", một trong những trụ cột của nền kinh tế.
Tuy nhiên, du khách đến Sri Lanka, ngoài giấy tờ tùy thân bắt buộc, phải có chứng nhận xét nghiệm virus SRAS-CoV-2 trước khi nhập cảnh và phải xét nghiệm lại tại sân bay quốc tế Rajapaksa.
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 và cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều nước trên thế giới đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ngày 27/12, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai tiêm chủng vaccine Pfizer/BioNTech do Mỹ và Đức phối hợp bào chế. Chiến dịch được khởi động một ngày sau khi tất cả các quốc gia thành viên nhận được lô hàng vaccine đầu tiên kể từ khi được Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận. Những đối tượng nằm trong diện ưu tiên được tiêm chủng lần này là người cao tuổi và nhân viên y tế. Trong khi đó, người phát ngôn của EC thông báo đến tháng 9/2021, EU sẽ hoàn tất việc phân phối 200 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19. Hiện EU đang tiến hành các cuộc đàm phán để nhận thêm 100 triệu liều vaccine theo hợp đồng đã ký kết với 2 công ty trên.
Tại châu Á, Hàn Quốc và Singapore đang nỗ lực khởi động chương trình tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19. Nhà chức trách Hàn Quốc cam kết đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng sau khi ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc cho biết thời gian để phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 sẽ được rút ngắn từ 180 ngày xuống còn 40 ngày. Bên cạnh đó, tiến trình cấp phép bổ sung cho việc phân phối và bán vaccine, thông thường kéo dài vài tháng, sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 20 ngày. Mục tiêu là đến tháng 2/2021, các nhân viên y tế và người cao tuổi sẽ được tiêm phòng đầu tiên, sau đó mở rộng tiêm chủng đại trà cho mọi người.
Hàn Quốc đã có kế hoạch mua đủ số vaccine để tiêm cho 46 triệu người, tương đương hơn 85% dân số.
Bộ Y tế Singapore thông báo bắt đầu từ ngày 30/12 sẽ tiến hành tiêm vaccine Pfizer/BioNTech cho các nhân viên y tế tại Trung tâm các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NCID), sau đó là nhân viên làm việc tại các bệnh viện và trung tâm y tế khác trong các tuần tiếp theo. Từ tháng 2/2021, những người từ 70 tuổi trở lên sẽ được tiêm vaccine, sau đó là các công dân Singapore và người cư trú dài hạn đủ điều kiện về mặt y tế.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD và dự luật ngân sách trị giá 1.400 tỷ USD nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ đến hết tài khóa 2021 và hỗ trợ nền kinh tế đang lao đao vì đại dịch, trong bối cảnh chỉ còn một ngày nữa là ngân sách tạm thời hết hạn. Theo đề xuất của gói tài chính cứu trợ COVID-19, mỗi người dân Mỹ với thu nhập dưới 75.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD/năm sẽ được hỗ trợ 600 USD/người. Ngoài ra, mỗi thành viên phụ thuộc dưới 18 tuổi trong cùng một hộ gia đình cũng được nhận 600 USD.
Bồ Đào Nha phát hiện 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Ngày 23/12, Viện Y tế Quốc gia mang tên Tiến sĩ Ricardo Jorge (INSA) của Bồ Đào Nha thông báo các nhà khoa học đã phát hiện 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong đợt dịch COVID-19 thứ hai tại nước này. Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy một tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu...