‘Nữ hoàng tiền mã hóa’ bị FBI truy nã là ai?
Ruja Ignatova vừa bị FBI cho vào danh sách truy nã, song ả đã khét tiếng tại Trung Quốc từ nhiều năm.
“Nữ hoàng tiền mã hóa” Ruja Ignatova vừa được thêm vào danh sách truy nã của FBI. Ignatova khét tiếng với trò lừa đa cấp tại Trung Quốc và là nhân vật hiếm hoi bị cả Bắc Kinh và Washington truy lùng.
Sinh tại Bulgari, Ignatova bị FBI truy nã gắt gao với cáo buộc dẫn dắt một đường dây lừa đảo lớn, ảnh hưởng đến hàng triệu nhà đầu tư trên toàn cầu. FBI treo thưởng tối đa 100.000 USD cho thông tin liên quan đến người này. Ignatova sáng lập tổ chức OneCoin và huy động được gần 44 tỷ USD sau khi ra mắt năm 2014.
Kẻ đào tẩu 42 tuổi biến mất trước mắt công chúng vào năm 2017 khi quan chức Mỹ lần đầu ký lệnh bắt giữ ả. Ignatova từng gọi OneCoin là “sát thủ Bitcoin”.
Tại Trung Quốc, Ignatova bị tố cáo đứng sau đường dây lừa đảo đầu tư khổng lồ – cũng xoay quanh OneCoin – liên quan đến khoảng 15 tỷ NDT (2,24 tỷ USD), khiến 98 người bị bắt giữ. Năm 2017, ít nhất 35 người tại đại lục đã tham gia OneCoin thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc giới thiệu và kiếm lời phi pháp từ việc kết nạp thành viên mới, theo hồ sơ của Tòa án Nhân dân quận Tô Châu.
Mỗi bị đơn bị phạt tối đa 7 năm tù và 5 triệu NDT (750.000 USD), dù cảnh sát đã khôi phục 1,7 tỷ NDT (254 triệu USD) của nhà đầu tư. Ignatova không bị buộc tội tại tòa án Trung Quốc, song các tài liệu được công bố miêu tả OneCoin là mô hình lừa đảo đa cấp bất hợp pháp được tạo ra ở nước ngoài, trong đó Ignatova là chủ mưu. Tài liệu nhấn mạnh máy chủ OneCoin đặt tại Copenhagen, Đan Mạch.
Video đang HOT
Trung Quốc có lập trường cứng rắn đối với giao dịch tiền mã hóa, gọi ngành công nghiệp này là cởi mở với các hoạt động lừa đảo và là nguy cơ tiềm tàng đối với trật tự và an ninh tài chính. Tháng 9/2017, bẩy nhà quản lý hàng đầu Trung Quốc ra thông báo cấm mọi hình thức huy động vốn thông qua phát hành token kỹ thuật số, buộc nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa trong nước phải đầu tư ở nước ngoài.
Cùng năm này, khi OneCoin đạt tới đỉnh cao danh vọng trên toàn cầu, Ignatova dự định thuyết trình tại một sự kiện lớn do công ty tổ chức ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, ả không xuất hiện và không thể liên lạc được từ đó tới nay. Bài đăng cuối cùng của Ignatova trên Twitter là mời gọi tham gia đầu tư.
Tháng 2/2018, tòa án Mỹ buộc tội Ignatova nhiều tội danh, bao gồm lừa đảo, âm mưu rửa tiền và gian lận chứng khoán. Một năm sau, Kostantin Ignatov, anh trai ả – một trong những kẻ cầm đầu OneCoin, bị bắt tại Mỹ. Hắn bị kết tội lừa đảo, rửa tiền và nhận mức án 90 năm tù.
Trong thông cáo báo chí công bố tuần trước, FBI cho biết Ignatova bị cáo buộc phát ngôn sai sự thật về OneCoin để lôi kéo mọi người đầu tư. Các nhà điều tra tin rằng OneCoin không được đào giống với tiền mã hóa truyền thống. Ngoài ra, giá trị của OneCoin do công ty xác định thay vì nhu cầu thị trường.
Tại Trung Quốc, một người dùng Weibo ví Ignatova với Elizabeth Holmes, một doanh nhân công nghệ sinh học người Mỹ bị buộc tội lừa đảo về công nghệ xét nghiệm máu.
Ukraine nhận 70 triệu USD ủng hộ bằng tiền mã hóa
Bên cạnh khoản ủng hộ bằng tiền mã hóa, chính phủ Ukraine cũng bán NFT và thu được gần 600.000 USD.
Theo thông tin chính thức trên trang web của chính phủ Ukraine, quốc gia này đã nhận được khoản quyên góp gần 70,2 triệu USD bằng tiền mã hóa. Một phần số tiền đã được chi cho vật tư y tế và đồ bảo hộ cho binh lính.
Ông Alexander Bornyakov, Thứ trưởng Bộ chuyển đổi số (MinTsifry) Ukraine, cho rằng đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Ukraine.
Tiền mã hóa đã giúp cộng đồng quốc tế hỗ trợ Ukraine mà không phải thông qua bên trung gian.
Trong bối cảnh ngân hàng trung ương đình chỉ các hoạt động giao dịch, tiền mã hóa đã trở thành công cụ hữu hiệu để cộng đồng quốc tế có thể trợ giúp Ukraine. "Vấn đề lớn với việc chuyển tiền là các ngân hàng quốc gia đang hạn chế nghiêm trọng khả năng chuyển khoản", ông Bornyakov giải thích.
Từ cuối tháng 2 năm nay, MinTsifry đã kêu gọi cộng đồng quốc tế quyên góp tiền mã hóa để hỗ trợ Ukraine.
Sáng kiến này được ông Michael Chobanian, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa KUNA của Ukraine đưa ra. Chính ông Chobanian là người thiết lập ví để nhận các khoản quyên góp. MinTsifry sau đó đã sử dụng ví này làm tài khoản chính thức của chính phủ.
Kể từ ngày 1/4, nền tảng quyên góp chính thức của chính phủ Ukraine đã huy động được hơn 70 triệu USD tiền mã hóa. Việc đóng góp tiền mã hóa thông qua MinTsifry đã cung cấp một nền tảng cho các cá nhân để hỗ trợ Ukraine mà không cần thông qua bên trung gian.
Ngành công nghiệp tiền mã hóa đã phản ứng tích cực khi việc sử dụng tiền số đã giúp thế giới hỗ trợ Ukraine thông qua các khoản quyên góp. Ông Michael Chobanian cho biết bản thân sẽ xuất hiện trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ để nói về kinh nghiệm của mình ấy khi trốn khỏi nhà và quyên góp tiền điện tử.
Nhà hát Opera và Ballet Quốc gia Odessa ở trung tâm Odessa, Ukraine.
Ngoài việc kêu gọi hỗ trợ quốc tế, chính phủ Ukraine cũng đã tự mình áp dụng công nghệ để góp phần hỗ trợ khôi phục đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh.
Chính phủ Ukraine đã huy động được hơn 600.000 USD thông qua việc bán NFT. Số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng lại các bảo tàng, nhà hát và các tổ chức văn hóa khác bị phá hủy sau xung đột với Nga.
Theo Bloomberg, bảo tàng NFT MetaHistory của Ukraine đã bán được 1.282 tác phẩm nghệ thuật trong ngày mở bán đầu tiên, huy động được 190 Ether cho MinTsifry. Bộ sưu tập NFT này đã ghi lại cuộc chiến tranh thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Bảo tàng cũng đang chuẩn bị bán đấu giá 4 tác phẩm nghệ thuật. Chính phủ Ukraine đã nhận được hàng trăm NFT, mà họ dự định sẽ bán sau này.
Thái Lan nới lỏng đánh thuế tài sản kỹ thuật số Ngày 8/3, Chính phủ Thái Lan thông qua các quy định nới lỏng thuế đối với tài sản kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này trong bối cảnh giao dịch tiền mã hoá (crypto) tăng vọt tại đây. Bộ trưởng Bộ Tài chính Arkhom Termpittayapaisith cho biết quy định mới sẽ cho phép nhà giao dịch được bồi...