Nữ hoàng Anh quyền lực ra sao (Phần 1)
Sở hữu mọi chú cá heo trong vùng biển nước Anh, chạy xe không cần bằng lái, được miễn trừ truy tố… là những đặc quyền Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị đang nắm giữ nhưng ít người biết.
Người phụ nữ quyền lực nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị – Ảnh: Reuters
Trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 19.5 cho biết vai trò của Nữ hoàng Anh chủ yếu là mang tính nghi lễ; ngôi vị Quốc vương từ lâu đã không còn nắm giữ nhiều quyền lực quan trọng trong thời buổi hiện nay.
Hầu hết đặc quyền của vua chúa trong quá khứ giờ đây được phân chia cho các bộ trưởng chính phủ. Một số khác vẫn thuộc thẩm quyền của Nữ hoàng như điều chỉnh các cơ quan chính phủ, đại diện chính phủ Anh tuyên chiến, hoặc ký hiệp ước.
Dù vậy, bà cũng nắm giữ một số quyền lực độc nhất vô nhị, khiến người ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, theo Business Insider.
Sở hữu toàn bộ đàn thiên nga ở sông Thames
Theo quy định thì hầu hết các con thiên nga không được đánh dấu trên sông Thames đều thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng, và quy định này có tác dụng “dọc theo sông Thames và các nhánh xung quanh”, trang web Hoàng gia Anh cho hay.
Hằng năm, Nữ hoàng tổ chức Lễ hội đánh dấu thiên nga truyền thống (Swan Upping) vào tuần lễ thứ ba của tháng 7. Hoạt động của lễ hội này chủ yếu vây bắt, đánh dấu những con thiên nga non và sau đó thả chúng ra nhằm mục đích thống kê và có biện pháp duy trì số lượng của chúng.
Ngoài ra, theo tờ Times (Anh), Nữ hoàng cũng sở hữu (theo quy định) tất cả cá tầm, cá voi và cá heo của vùng biển quanh nước Anh. Điều luật này đã tồn tại từ năm 1324, dưới thời Vua Edward đệ nhị đến nay.
Chạy xe không cần bằng lái
Video đang HOT
Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị tự lái chiếc Jaguar – Ảnh: Getty Images
Bà là người duy nhất ở nước Anh có quyền chạy xe mà không cần bằng lái. Mặc dù có đặc quyền này, nhưng Nữ hoàng cũng khá cẩn thận khi ngồi sau vô lăng, bà đã học lái xe nghiêm chỉnh vào Thế chiến thứ II.
Được biết, bà cũng có thể thay bugi xe và không ngần ngại phô diễn kỹ thuật lái xe của mình cho thái tử Abdullah của Ả Rập Xê Út (người sau này trở thành Quốc vương Abdullah – vừa qua đời tháng 1.2015) khi dạo quanh nước Anh bằng xe của ông.
Không cần hộ chiếu
Không như các thành viên Hoàng gia khác, Nữ hoàng Anh không cần hộ chiếu. Không rõ bà đã dùng loại giấy thông hành nào, nhưng rõ ràng là bà đã đi nước ngoài rất nhiều lần, theo Business Insider.
Có 2 ngày sinh nhật
Ngày sinh của Nữ hoàng trên giấy tờ là 2.6, nhưng ngày sinh thật sự của bà là 21.4.
Cả hai ngày sinh đều được tổ chức trang nghiêm và nước Anh thường tổ chức bắn đại bác để ăn mừng sinh nhật của Nữ hoàng.
Ngày sinh trên giấy tờ của Nữ hoàng chính là ngày bà đăng quang ngôi vị nữ hoàng Anh tại điện Buckingham.
Máy rút tiền riêng
Ngân hàng Coutts cung cấp máy rút tiền cá nhân cho Nữ hoàng Anh – Ảnh: Reuters
Một góc nhỏ khiêm tốn trong khối quyền lực vĩ đại của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là chiếc máy rút tiền cá nhân của Hoàng gia Anh, đặt trong tầng hầm của cung điện Buckingham. Dịch vụ độc quyền của máy ATM được cung cấp bởi Coutts, một trong những ngân hàng uy tín của Anh.
Có hẳn một nhà thơ riêng
Carol Ann Duffy là người được vinh dự bổ nhiệm làm nhà thơ của Nữ hoàng. Bà Duffy hiện là giáo sư đại học Manchester Metropolitan (Anh). Việc giữ vai trò nhà thơ của Nữ hoàng mang đến cho bà thu nhập 200 bảng Anh/năm, kèm một thùng rượu vang Canary. Bà sẽ giữ chức vụ nhà thơ cho đến năm 2019.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Hai bông hồng thép của Bangladesh
Đất nước Hồi giáo ở Nam Á cứ chập chờn, bất ổn chính trị suốt 4 thập niên qua và nay đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng chính trị leo thang với việc chính phủ của bà Sheikh Hasina mạnh tay với các phiên tòa xét xử những tội phạm chiến tranh từ năm 1971. Sự thù địch giữa hai nữ chính trị gia nổi tiếng nhất cùng với sự chia rẽ giữa hai đảng lớn nhất do họ lãnh đạo đã khiến Bangladesh rơi vào thế chơi vơi, tác động đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Sheikh Hasina
Người phụ nữ dòng dõi
Sheikh Hasina sinh ra đã mang trong mình dòng máu chính trị bởi cha bà - Sheikh Mujib Rahman được xem là người sáng lập và là tổng thống đầu tiên của Bangladesh thời độc lập (1971-1972). Cuộc đời của người đứng đầu hiện nay của đảng Bangladesh Awami League (BAL) là một chuỗi đan xen những sự kiện lúc đỉnh cao lúc vực sâu khiến người ngoài khó tin một phụ nữ châu Á đội khăn choàng đầu có thể chống chọi được cho đến ngày hôm nay. Việc người cha ra khỏi chốn tù ngục ởPakistan và trở thành lãnh tụ của đất nước khiến cô con gái lớn của gia đình Sheikh Hasina bất đắc dĩ được trao danh hiệu người thừa kế.
Tuy nhiên, tương lai của Sheikh Hasina gần như sụp đổ khi cha và 3 người em trai bị giết chết trong cuộc đảo chính năm 1975. Sự may mắn dành riêng cho bà (cùng người em gái) là bởi họ đang ở Đức thời điểm đó và may mắn ấy theo bà suốt con đường chính trị gập ghềnh. Đó là mẫu số chung dành cho những gia tộc chính trị theo kiểu cha truyền con nối ở Nam Á gồm gia đình Bhutto ở Pakistan, Nehru-Gandhi ở Ấn Độ và Bandaranaike ở Pakistan.
Nữ thủ lĩnh sinh viên của Trường đại học Dhaka phải đi lưu đày ở Mỹ (nơi ghi dấu sự trở lại đến 2 lần nữa trong đời của bà sau những thất bại chính trị) đến năm 1981 mới quay về để huy động lực lượng chống lại chính phủ quân đội của tướng Hossain Mohammad Ershad, và hậu quả là trải qua gần hết thập niên này ra vào nhà tù hoặc bị giam lỏng tại nhà.
Khaleda Zia
Đối thủ truyền kiếp
Người ta thường so sánh Sheikh Hasina và Khaleda Zia như hai mặt của một đồng xu. Một người tin rằng đất nước và con người Bangladesh là "tài sản của cha mình" còn người kia khẳng định chồng mình mới là người anh hùng thời độc lập đích thực của đất nước này. Đây dường như là điểm khác biệt duy nhất và còn lại là rất nhiều sự tương đồng giữa hai con người luôn né mặt nhau (với lần gặp gần đây nhất là năm 2009 Zia đến gặp Hasina khi chồng bà qua đời). Theo thời gian, sự đối đầu của họ càng căng thẳng, nhất là vào đầu năm nay khi Hasina, trong cương vị thủ tướng, quá bộ đến thăm Zia khi có tin con trai của bà mất vì đột quỵ tại Malaysia, nhưng phải quay về. Bên Khaleda Zia đưa ra lý do bác sĩ cho bà Zia thuốc an thần còn bên Hasina ngay sau khoảnh khắc 5 phút chờ trước cổng rồi bị từ chối ấy đã lập tức lên án, gọi đây là hành động độc ác.
Điểm khởi đầu giống nhau của họ là năm 1981 khi Sheikh Hasina về nước và khi chồng của Khaleda Zia là đương kim Tổng thống Ziaur Rahman bị ám sát trong cuộc đảo chính quân sự. Cả hai người phụ nữ này cùng với đảng của họ sau đó đều cùng chí hướng là đấu tranh chống sự áp đặt của tình trạng thiết quân luật để khôi phục lại nền dân chủ. Một người lãnh đạo đảng BAL do cha mình sáng lập còn người kia tiếp quản chiếc ghế cao nhất của đảng Bangladesh Nationalist Party (BNP) cho chồng mình lập ra.
Nếu nói về nhiệm kỳ thủ tướng thì Khaleda Zia cũng trải qua 3 nhiệm kỳ (1991, 1996, 2001 - 2006) và Sheikh Hasina cũng không thua kém khi tiếp tục ghế thủ tướng nhiệm kỳ 3 vào đầu năm 2014 sau hai nhiệm kỳ trước (1996 - 2001, 2009 - 2014). Nhưng cột mốc cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên năm 1991 của Bangladesh lại đánh dấu sự thành công của Khaleda Zia khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đất nước này và người phụ nữ Hồi giáo thứ 2 (sau Benazir Bhutto của Pakistan) đứng đầu một chính phủ dân chủ trên cương vị thủ tướng. Bù đắp lại cho một Sheikh Hasina thất bại năm 1991 là danh hiệu thủ tướng đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm vào năm 2001.
Chiếc ghế thủ tướng Bangladesh chỉ có 2 chủ nhân là 2 người phụ nữ này thay phiên nhau suốt từ năm 1991 đến nay trừ thời gian sau năm 2004 khi tình trạng khẩn cấp được ban ra để cấm tiệt tất cả các hoạt động chính trị và ông Fakhruddin Ahmed lên làm thủ tướng lâm thời trong khi chính phủ chịu sự kiểm soát của quân đội. Một điểm chung nữa của hai nữ chính trị gia này: cứ hễ đảng của ai thắng trong cuộc bầu cử thì đảng của người còn lại sẽ tìm cách tẩy chay với lý do chung: gian lận và đều dùng bạo lực như cách giải quyết duy nhất. Còn trong thời gian này, Sheikh Hasina và Khaleda Zia lại rơi vào tình trạng chung: bị cáo buộc hối lộ và gian lận. Chính phủ lâm thời làm mọi cách để ngăn không cho Sheikh Hasina quay về nước từ Mỹ trong khi lại tìm mọi cách hất Khaleda ra khỏi đất nước.
Sự trở về của Sheikh Hasina lần này đã khác. Cuộc bầu cử năm 2008 gọi tên bà lần thứ 2 và rồi lần thứ 3 vào đầu năm 2014. Các nhà quan sát chính trị hy vọng khẩu hiệu tranh cử "Digital Bangladesh đến năm 2021" của bà sẽ phát huy để vực dậy bộ mặt chính trị xã hội cũng như nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đình công, biểu tình, đấu súng vốn lấy đi hơn nhiều sinh mạng từ đầu năm đến nay. Và người ta hy vọng lời kêu gọi đối thoại giữa Sheikh Hasina và Khaleda Zia từ Tổng thư ký Liên Hiệp QuốcBan Ki-moon đầu năm nay sẽ được lắng nghe.
Nguyệt Hàn
Theo Wall Street Journal, PlaidAvenger, Neurope
Thủ tướng Trung Quốc và Ấn Độ tươi cười chụp ảnh selfie Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua đăng lên mạng xã hội tấm ảnh selfie giữa ông và người đồng cấp Trung Quốc được chụp trong chuyến thăm ba ngày của ông tới nước này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Twitter Bức hình ghi lại khoảnh khắc ông Modi và...